Joshiryou no Kanrinin wo...
Natsunomi Kagami Mochiko
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

WN

Chương 86: Koyuki và khi bệnh cảm trở nặng

9 Bình luận - Độ dài: 1,864 từ - Cập nhật:

“Em xin nhắc lại những món chị đã gọi. Một mỳ carbonara, một caesar salad nhỏ, một cà phê. Như trên được chưa ạ?”

Một giờ chiều. Koyuki đã ở trong sảnh của nhà hàng gia đình được hai tiếng và đang xác nhận với vẻ thành thục những món ăn mà một vị khách quen đã chọn.

“Ừ, đúng rồi nhé. Cảm ơn em, Koyuki-chan. Làm việc khi bị bệnh chắc hẳn không dễ dàng gì.”

“Lúc này sức khỏe của em vẫn ổn định nên không có gì đáng ngại đâu ạ. Em mới phải cảm ơn chị nhiều vì đã chọn chỗ bọn em.”

Nhân vật nói chuyện với Koyuki là một người phụ nữ thân thiện ở độ 40 đến 50 tuổi lúc nào cũng tới đây vào khoảng thời gian này. Đây là vị khách đầu tiên Koyuki đứng ra tiếp đón nên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cô.

Từ sáng nay, Koyuki có dấu hiệu bị cảm nên cô tuân thủ quy tắc và đeo khẩu trang lúc làm việc. Người khách kia khi nhìn thấy bộ dạng ấy của cô lúc vào cửa thì không khỏi lo lắng.

“...A, xin lỗi chị. Cà phê của mình không đường và sữa nhỉ?”

“Ừ, nhờ em nhé.”

“Vâng ạ.”

Ở trong ký túc xá, Koyuki là người lớn tuổi nhất và đồng thời ở vị trí trên so với mọi người, nhưng khi làm thêm thì cô nàng đương nhiên sẽ ở vị trí dưới khách hàng của mình. Nhìn cung cách ăn nói nhún nhường này, những người quen biết với cô ắt sẽ cảm thấy không khỏi lạ lẫm.

Sau khi hỏi lại bằng lời, Koyuki bấm vào nút xác nhận trên thiết bị nhập món ăn trên tay… Chứng kiến điều đó, vị khách kia bất chợt thốt ra suy nghĩ của mình.

“Phải công nhận, Koyuki-chan tiếp khách giỏi hẳn rồi đó. So với trước thì em đã có thể nói chuyện rành mạch hơn nhỉ.”

“...V-Vậy ạ.”

“Chứ sao. Ban đầu em cứ lóng ngóng làm chị lo lắm. Nhưng giờ nhìn em như nhìn đứa bé trưởng thành mỹ mãn vậy.”

“Cảm ơn chị…”

“Nhớ ăn uống đủ chất mới nghĩ đến công việc nhé.”

“Cảm ơn lời khuyên chân thành của chị. Vậy em xin phép ạ. Chị hãy chờ một lát.”

Sau khi hoàn thành việc xác nhận, Koyuki cúi đầu cảm ơn và rời khỏi chỗ ngồi của vị khách đó, đoạn tiến vào trong nhà bếp để bưng món ăn cho các vị khách khác. Nếu chỉ quan sát vùng mắt thì chúng ta sẽ không nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở Koyuki, nhưng những bước chân của cô nàng trông nhẹ bẫng hẳn, còn phần khóe miệng bị che giấu bởi khẩu trang thì có chút nhếch lên…

Koyuki thường nhận nhiều lời khen về ngoại hình hay cung cách tiếp khách của mình. Điều đó đương nhiên làm cô vui, nhưng so với lời nói của vị khách quen ban nãy thì chúng không thể nào khiến con tim cô nhảy cẫng lên vì sung sướng như lúc này được.

Mọi người có lẽ đã thắc mắc từ lâu rồi nhỉ. Rằng tại sao một người qua việc làm đồ trang sức và viết blog đã có thu nhập và khoản tiết kiệm đủ để nuôi sống một người đàn ông như Koyuki, giờ đây lại chọn làm thêm một công việc khác? Rằng Koyuki vì mục đích gì mà đã lựa chọn một nhà hàng gia đình để làm việc?

Câu trả lời đều nằm ở những lời nói ấy.

“Phải công nhận, Koyuki-chan tiếp khách giỏi hẳn rồi đó. So với trước, em đã có thể nói chuyện rành mạch hơn nhỉ.”

Koyuki không phải làm công việc này để kiếm sống, một điều nhiều người có thể cho là một sự xa xỉ. Thực chất, mục đích của cô là để trau dồi những kỹ năng giao tiếp có ích trong nhiều trường hợp khác nhau và để nói chuyện đường hoàng với cả những người bản thân cô chỉ mới gặp lần đầu.

Nhà hàng gia đình là nơi phục vụ khách hàng ở mọi lứa tuổi, từ những đứa trẻ đến tuýp người có tuổi hơn. Để có thể đối đáp với bất kỳ hạng người thì không còn nơi nào phù hợp hơn. Chỉ cần ở trong sảnh là Koyuki có thể làm công việc tiếp khách của mình.

Koyuki đã qua 25 tuổi. Cô nàng vẫn còn trẻ chán, nhưng trong đầu người phụ nữ ấy thực chất đã vạch sẵn bản kế hoạch tương lai đầy hạnh phúc, rằng trước 30 tuổi cô muốn được kết hôn và sinh con. Và để biến những cuộc gặp gỡ với người khác giới trở thành cơ hội làm thân với họ thì khả năng giao tiếp là điều cần thiết; bên cạnh đó, cô có thể ứng dụng nó vào việc bàn bạc và thương lượng giá cả cho đồ trang sức mình làm ra.

Chẳng có gì phải mất khi trau dồi những điều này cả. Đúng ra, Koyuki cảm thấy đây là kỹ năng đáng để bản thân trau dồi.

“Thế thì sao không trau dồi từ sớm luôn cho rồi?”

Có thể nhiều người không khỏi nêu ra quan điểm như thế, nhưng họ nên biết rằng để đưa công việc kinh doanh cá nhân như làm đồ trang sức vào quỹ đạo thì một người cần rất nhiều thời gian, chưa kể đến việc sắp xếp thời gian biểu cho những công việc trái tay như thế này.

Koyuki đã thành công trong việc đưa sở thích thành sự nghiệp chính, nhờ đó kiếm được đồng tiền lẫn sự thư thả dành cho tâm trí của mình. Để rồi, cô mới có cơ hội nhìn nhận lại khuyết điểm của bản thân và đi đến kết luận phải sửa đổi “tính nhút nhát” và “không giỏi ăn nói”.

“Được quá nha, Koyuki-san! Em thấy cảnh người ta khen chị rồi nha.”

Khi Koyuki định bưng những món ăn đã được làm sẵn trong nhà bếp thì có tiếng nói cất lên ở bên cạnh. Đó là của một cô nhân viên tươi tắn được nhận vào làm cùng lúc và cũng phụ trách tiếp khách cùng một khu vực với Koyuki.

“T-Thiệt tình, bị em nhìn thấy cảnh xấu hổ mất rồi…”

“Không có gì đáng xấu hổ đâu ạ! Cứ tiếp tục cố gắng như thế thôi chị!”

“Ừ, em nói phải.”

Cả hai người giữ cuộc trò chuyện ngắn gọn để không làm khách phải chờ đợi.

Koyuki bưng khay đồ ăn lên và cứ thế quay trở lại sảnh để tới bàn có người đã gọi món từ mười phút trước.

“Để anh phải chờ. Một suất cơm gà rán lớn ạ.”

“Ờm, anh đợi mãi.”

Đối phương là một người đàn ông trạc tuổi Souta.

Vị khách này không tới đây thường xuyên đến độ gọi là “khách quen”, nhưng hễ ghé chỗ này là cứ làm phiền Koyuki. Sự thật là có nhiều vị khách nam giao tiếp kiểu này với cô, âu cũng là một dạng thuế má dành cho người đẹp.

“Anh cần gì nữa không ạ?”

“Ờm, được rồi. Được thì được rồi… nhưng cho anh hỏi Koyuki-san một câu được không?”

“Vâng. Anh có điều gì muốn hỏi sao?”

Vừa khi Koyuki hoàn tất việc xác nhận suất ăn đã được gọi, vị khách nam quăng ra một câu hỏi dành cho cô với đôi nét lúng túng.

“Ờm, anh có nghe từ nhân viên bọn em là gần đây Koyuki-san được đưa tới đây bằng mô tô nhỉ?”

“Đúng như anh nói ạ… có vấn đề gì không anh?”

“K-Không hẳn? Chỉ là người lái xe mô tô đó diện bộ đồ giống đàn ông quá… Chắc không phải đâu ha?”

“Vâng, là đàn ông ạ.”

“T-T-Tức là… bạn trai?”

“Vâng. Tụi em đang sống chung nên em nhờ anh ấy giúp.”

“!? S-Sống chung!?”

Koyuki trả lời vị khách với vẻ hờ hững. Cô nàng đã nhận ra tình ý của đối phương, nên nếu chỉ dừng lại ở “anh ấy” thì nhiều khả năng cô sẽ bị hỏi lại rằng “chỉ là một ‘anh ấy’ chung chung thôi nhỉ?”.

Vì vậy, Koyuki mới quyết định đi thêm một bước nữa. Sử dụng cụm từ “sống chung” hơi không phù hợp cho lắm khi ở đây đầy đủ phải là “sống chung một ký túc xá”, nhưng chứ ít đây vẫn là một sự thật chứ không phải lời nói dối.

“...R-Ra thế. S-Sống… chung… ư…”

“Anh bất ngờ lắm ạ? Em đã tầm tuổi này rồi, như thế lạ lùng lắm sao.”

“A… A-Anh có bất ngờ gì đâu. Ơ-Ờm.”

“Anh còn gì muốn hỏi không ạ?”

“Thôi. Ơ-Ờm… Cảm ơn em vì cất công trả lời…”

“Không, là công việc của em mà.”

Về mặt hình thức thì câu nói trên không có gì sai cả, nhưng đây đồng thời là một biện pháp cần thiết để khiến đối phương bỏ cuộc…

…Bằng cách làm cho họ hiểu nếu không phải vì công việc thì Koyuki sẽ không trả lời những câu hỏi như thế này bao giờ.

Đúng thế, Koyuki đã vạch sẵn hết mọi thứ trong đầu. Từ việc bắt đầu hẹn hò với Souta…

Ở ký túc xá này, chúng ta có hai người ở đã qua độ tuổi trưởng thành: Koyuki và Kotoha. Điểm khác biệt giữa họ nằm ở cách mỗi người khước từ những tình ý kiểu này, hoặc là cương quyết hoặc là mềm mại.

Với một người có ham muốn độc chiếm cao như Koyuki, công việc làm thêm này cho phép cô giữ khoảng cách nhất định với các vị khách tới đây, nên những hành động như vừa rồi là chuyện bình thường. Ở chiều ngược lại, với một người trẻ trung không muốn gây thù trong công ty như Kotoha, cung cách từ chối cần được thực hiện mềm dẻo hơn.

Tuy nhiên, đây cũng đồng thời là điểm chung giữa hai người họ - nắm bắt tình hình một cách cẩn thận để đưa ra phản ứng phù hợp.

Phải công nhận, đẳng cấp của các cô gái ở ký túc xá đã ở cái mức trời ơi đất hỡi.

“Em xin được đặt hóa đơn ở đây, anh hãy từ tốn dùng bữa ạ.”

Bỏ lại những lời đó, Koyuki cúi người nhã nhặn rồi rời đi.

Ngày hôm nay, Koyuki đã phải tiếp đến 11 vị khách nam. Điều này ảnh hưởng không nhỏ lên cơ thể của cô, nhất là khi những dấu hiệu bệnh cảm ngày một hoành hành.

“*ho* *ho*...Ựmmm, có hơi khó chịu thật…”

Kể cả khi các giác quan mách bảo như thế, Koyuki vẫn tiếp tục chịu đựng cho đến khi ca làm của mình kết thúc để không làm phiền đến các nhân viên khác.

Rõ ràng là căn bệnh của cô đang trở nặng…

Bình luận (9)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

9 Bình luận

Đánh dấu chủ quyền trắng trợn
Xem thêm
...trong mắt độc giả chúng ta thôi chứ nếu là thực tế thì b phải tinh ý mới nhìn dc ra ẩn ý sau hành động tưởng chừng như bình thường của người ta :v(nói chung đòi hỏi khả năng quan sát cx như kinh nghiệm tiếp xúc xã hội )
Xem thêm
Vãi trình độ này thì đi làm thám tử luôn cx đc:))
Xem thêm