• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Vol 01 NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TẠI THẾ GIỚI MỚI

Chương 21 Kì nghỉ tại vương đô- Phần giữa 2

0 Bình luận - Độ dài: 2,618 từ - Cập nhật:

Cuộc dạo chơi ở chốn vương đô của tôi mới đó đã qua ngày thứ tư, trong khoảng thời gian đó sư phụ đã đưa tôi đến rất nhiều nơi từ những vũ trường ồn ào, náo nhiệt, những bảo tàng lưu lại chiến công của những vị anh hùng xưa cũng như bảo tàng nghệ thuật,…

Hôm nay sư phụ dẫn tôi ra biển chơi một chuyến, từ cửa đông đi khoảng một km ta sẽ bắt gặp những dãy núi nhỏ bao bọc xung quanh, điều này thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh chống những hiểm hoạ tự nhiên cũng như quân thù địch tại vùng biển này. Từ vị trí này đi về hướng bắc khoảng hai cây là một cổng kiểm soát được xây dựng với mục đích kiểm soát vùng biển cũng là nơi giao lưu hàng hoá với vương đô nhanh nhất.

Thực chất còn nhiều cách để ra biển đơn giản nhất là những con đường chui từ khe hở giữa hai ngọn núi. Đi đường này vô cùng nguy hiểm, khe hở chỉ đủ cho trẻ em chui lọt nhưng nhiều lúc vẫn xảy ra mấy vụ một vài đứa nhóc bị kẹt, hên thì không sao nhưng dính đúng mấy chỗ thấp thuỷ triều dâng kết quả khỏi cần phải nói cũng biết rồi. Vì thế nên trên đường đến đây có rất nhiều hàng rào bằng gỗ xây lên chắn những khe hở đó. Dù đã xây lên như vậy vẫn những vụ lính cảnh phát hiện lũ trẻ chui ra chơi bằng đường vách đá.

Dãy núi trải dài từ cổng bắc đến quá cổng nam, tại khu vực cổng nam dù đã được rào lại nhưng ít khi lính canh đến đó kiểm tra, tạo điều kiện cho lũ nhóc phá rào tạo một lối đi thông ra ngoài biển. Xong mới bị lính tuần ngoài đó bắt và hình phạt cho vụ này là ba xu bạc nhỏ trên một người không phân biệt lớn nhỏ. Một hình phạt quá đắt với người dân lao động ở đây.

Như giá trị quy đổi tôi từng đề cập mười đồng nhỏ bằng mười đồng vừa, mười đồng vừa bằng mười đồng lớn, mười đồng lớn bằng một bạc nhỏ từ bạc quy đổi ra vàng cũng tương tự. Mà một ngày người dân ở đây làm chỉ nhận được một đồng vừa và hai đồng nhỏ cứ nhân lên là ra.

Còn lý do tại sao lại không cho người dân ra ngoài, nơi đây thi thoảng xuất hiện loài bò sát Agigator chúng giống cá sấu nhưng đuôi của bọ cạp ban ngày chúng sống chủ yếu dưới nước, còn đêm thì mò lên kiếm ăn một con nhỏ cũng đã dài gần một mét, cá thể trưởng thành lớn nhất từng được ghi nhận lên đến năm mét, còn thường thì chỉ hai đến ba mét là cùng. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá nhưng thi thoảng chúng cũng thèm thịt người, bọn nó rất nguy hiểm và hoạt động rất nhiều vào lúc mặt trời gần xuống núi.

Chưa kể thi thoảng có hải tặc ghé ngang quá quấy phá nữa. Nếu không nói đến bọn hải tặc, một Agigator trưởng thành cần phải ít nhất một tiểu đội mười lính canh sơ cấp cùng với một chỉ huy cấp cao để trấn áp con bò sát này, tuy loài này thường đi săn độc lập nhưng cũng không ít lần bắt gặp chúng theo đàn và chúng không dễ dàng gì tha cho con mồi.

 Vì muốn bảo vệ người dân họ, hạn chế thương vong họ mới làm vậy người lớn thì không nói, còn lũ ranh con thì cái tính tình hiếu kì, cứng đầu sao mà chúng chịu nghe chỉ khi gặp rồi mới biết mùi. Mà biết mùi gì hên thì gặp được đội tuần tra thì thoát, xui thì thôi làm mồi cho bọn bò sát này. Dù chúng có chết thì cha mẹ chúng vẫn phải chịu án phạt, đúng là mấy thằng ranh con suốt ngày báo hại cha mẹ là giỏi.

Còn về khắc chế con cá này không phải không có, cắt lìa đuôi cũng chính là nơi chứa nọc độc cũng như thứ giúp nó thi triển ma pháp. Vô hiệu hoá được thì nó cũng chả khác gì mấy con thằn lằn to xác, cònđược hay không thì... Dù chúng có thể dùng ma pháp theo tài liệu ghi chép hầu như rất dễ né, với bản tính hung hãn bù lại chúng khá ngu, để sơ hở rất nhiều nên chỉ cần phối hợp tốt là xử lý được.

 Còn nếu chúng đi theo bầy thì sao việc này thực sự khó xảy ra nhưng nếu xảy ra thật cách nhanh gọn nhất dụ chúng tập chung lại, sau đó dùng ma pháp khống chế và những kỹ năng diện rộng là xử lý được. Đám này cũng sống khá dai nên cũng phải tốn rất nhiều thời gian mới xử lý hoàn toàn.

Đi nãy giờ cũng đã đến trạm kiểm soát, từ đây ra bờ biển khoảng ba mươi mét ở ngoài được xây dựng một cảng nhỏ, có hai mươi lính canh đứng bên trong và mười mấy người đã ra ngoài tuần tra. Số lượng nhiều như vậy chỉ để canh gác nơi này cũng đã phản ánh rõ ràng tầm quan trọng của nó, tôi nghe nói tối còn điều thêm hai mươi người đến nữa. Hai cánh cửa lớn ngăn cách bên trong và ngoài chúng được là bằng gỗ của loài cây Blado, một loài cây giống cây bao báp ở châu Phi. Ngoài ra còn được ểm thêm ma pháp cường hóa, tăng sức chống chịu nêu có bị Agigator tấn công.

Bên trong đây còn có thêm hai cánh cửa kéo phụ bằng đá, chúng cũng được ểm ma pháp phòng trường hợp nếu bị tấn công theo số đông. Nếu ở đây nguy hiểm vậy tại sao vẫn có thể vận chuyển hàng hoá, thực chất cổng này chỉ nhận chuyển hàng hoá nhỏ chủ yếu là hàng gia dụng đưa vào cổng đông rồi phân phối. Còn những món hàng lớn phải vòng xuống cửa nam ở đó có bến cảng biển thuận lợi cho việc vận chuyển hơn.

 Khu vực này cũng có kết giới bao bọc từ cổng cho đến cảng, khi muốn vận chuyển hàng hoá bật lên nó sẽ tạo ra một vùng xua đuổi ma vật đi, mỗi lần sử dụng chỉ cân truyền ma lực vào cột đá cạnh hai cửa phụ là được sau một phút chuẩn bị kết giới sẽ kích hoạt.

Vì nó là ma pháp cần phải có người cung cấp ma lực mới hoạt động và tốn rất nhiều ma lực nên một chuyến trao đổi hàng hoá năm lính canh phải thay phiên nhau mới duy trì được kết giới, cũng may kết giới không nhận ma lực vẫn duy trì được khoảng một khoảng thời gian ngắn, chứ không thì lại tội mấy anh lính canh.

“Eliot.”

Nghe tiếng sư phụ gọi vậy là đã hoàn thành giấy tờ, sư phụ thường xuyên lui tới đây nên hầu như lính canh đã quá quên biết cô, những ai muốn ra ngoài đó buộc phải có giấy chứng nhận của chỉ huy trạm nhưng phải cam kết tính mạng tự đảm bảo, có chuyện gì xảy ra ngoài tầm kiểm soát của họ thì miễn trách nhiệm.

Xin ra thì dễ lắm nhưng mạng ai người đó tự chịu thế thôi, bước chân ra khỏi cánh cổng thứ đập vào mắt tôi là một khung trời mênh mông xanh biếc, mây trắng trôi bồng bềnh, mặt biển xanh thẳm lên xuống trên mặt biển. Bãi cát trắng mềm mịn, tôi có thể cảm nhận được ma lực tràn trề trong từng hạt này.

Nơi sư phụ dẫn tôi đến là một mỏm đá cách cổng khoảng hai km về phía bắc, khu vực này nằm ngoài tầm hoạt động của lũ Agigator nên cũng không lo, tại khu vực này đủ cao tôi có thể quan sát hết bãi biển này, gió thổi qua khe núi tạo ra âm thanh khá êm dịu, kèm với tiếng động của sóng biển, các sinh vật sống xung quanh khiến tôi khá dễ chịu. Mà nghe riết thì lại khiến tôi buồn ngủ, nhưng thứ đặc biệt nhất chuẩn bị xuất hiện cứ khoảng một tháng sẽ có một đàn cá voi có sừng ghé qua đây.

Từ đằng xa tôi thấy những xoáy nước xuất hiện từ dưới nước ngoi lên những con cá voi hồng, có chiếc sừng giữa đầu, ban đầu tưởng là cái voi xanh ai ngờ là cá voi sát thủ màu hồng. Chúng chơi đùa với nhau xong nhảy múa dưới nước, sư phụ kéo tay tôi dùng ma pháp hệ phong nâng cả hai phóng ra chỗ chúng. Thấy bọn tôi tiếp cận chúng không bơi đi mà còn tiếng lại gần, vậy không phải lần đầu sư phụ ra chơi với bọn chúng.

Sư phụ thi triển [Ma trận] tạo ra chỗ đứng, sau đó lấy trong túi ra một bịch hạt dẻ ra cho chúng ăn, nhìn chúng tụ tập quanh sự phụ đòi ăn cũng dễ thương phết, một con kéo áo làm sư phụ té xuống nước, cũng may là có một con khác bơi đến đỡ kịp cá báo thủ là đây.

“Eliot xuống đây đi loài Wataronin này chúng hiền lành lắm, trừ khi bị đe doạ thì chúng mới tấn công lại thôi.”

Dù sư phụ nói thế nhưng ánh mắt lũ này nhìn tôi chả khác gì muốn nói “Biến đi” dù không muốn xuống mà sư phụ cứ rủ rê thế này, chưa kể còn đang ở xa bờ nữa đành liều phen cùng lắm dùng [Ma trận] làm phao. Nói xong tôi xảy xuống đồng thời thi triển kỹ năng, cũng may mốt con Wataronin ngoi lên đỡ tôi, tôi trách lầm lũ này rồi.

Ngồi trên lưng bọn chúng chở hai cô trò đi vòng quanh vùng biển này, lần đầu trải nghiệm cảm giác cưỡi cá như này đúng là một cảm giác mới lạ. Tuy thi thoảng chúng chứ lặn xuống làm tôi uống nước mấy lần, do thân hình trẻ con chứ chúng lặn còn chừa nửa thân trên của sư phụ.

Dù đúng là vui thật nhưng cũng đã đến lúc đi về, hoàng hôn cũng là lúc đám Agigator xuất hiện, hai loài này đụng mặt nhau không khác gì chó với mèo hết, nếu chúng đánh nhau khả năng tàu thuyền lân cận sẽ ảnh hưởng cách tốt nhất là về trước khi chuyện đó xảy ra.

Trở về bờ bọn tôi tạm biệt chúng, chúng cứ thế bơi xa dần rồi lặn mất tăm bọn tôi cũng phải về nốt chứ không lại gặp đám Agigator, đánh nhau với lũ này cũng chẳng lợi lộc gì. Quay về thành sư phụ bận tiếp chuyện với chỉ huy, còn tôi đi vòng vào khu chợ gần đó cũng may vẫn còn bán để mua vài món cần thiết. Sau khi quay lại sư phụ cũng đã tiếp chuyện xong cả hai cô trò về, đưa tôi về nhà xong sư phụ nói ra ngoài mua bữa tối thì tôi cản cô lại.

Từ ngày tá túc ở nhà sư phụ đến giờ tôi thấy cô không đụng vào nhà bếp lần nào, dọn sạch bụi mà không xài thì quá uổng, chưa kể chúng còn rất mới như chưa từng được sử dụng. Khi tôi đề cập đến việc mình sẽ nấu bữa tối sư phụ nhìn tôi với ánh mắt hoài nghi, mà cũng đúng từ ngày qua thế giới này tôi có đụng vào bếp núc lần nào đâu, chứ kiếp trước tôi cũng đã tự học nấu ăn để chăm sóc cho Yuuki phòng trường hợp ông bà đi vắng.

Cứ thế tôi vào bếp, ở thế giới này vì không có bếp điện ở nhà tôi cũng để ý cách mẹ nhóm bếp. Dù đã có ma pháp phụ trợ việc này cũng không dễ dàng gì, việc canh lửa đúng yêu cầu khó hơn tôi tưởng. Sau một hồi mò tăng giảm lượng lửa cuối cùng nó cũng đúng ý tôi bắt tay vào nấu.

Lâu rồi cũng không đụng vào bếp nên tôi thử làm lại món tủ của mình, nguyên liệu cũng đã chuẩn bị sẵn bao gồm trứng, mì, thịt đã được băm sẵn, rau kala một loại rau giống cà rốt và các gia vị khác. Ban đầu tôi tính nấu cơm nhưng quanh khu chợ không có gạo tôi thứ đập vào mắt tôi chính là mì. Nói là mì cho quen thuộc chứ ở đây gọi nó là bappa, nó được làm từ bột gạo chứ không phải bột mì. Gọi là bún thì đúng hơn nhưng nó lại có màu vàng của mì nên tôi gọi là mì cho nhanh.

Do đặc tính của nó rất giống mì ở thế giới cũ trước tiên tôi trụng sơ qua nước nóng để mười giây sau vớt mì ra. Trong thời gian chờ tôi rửa phần thịt qua bằng nước muối rồi nêm gia vị cho vừa đủ để qua một bên chờ ngấm, đập mấy trái quả trứng chiên cho chúng vàng giòn hai mặt, xử lý xong trứng tôi chuyển sang phần thịt. Phần thịt chín tới tôi bỏ mì vào xào chung với rau kala nêm thêm tí gia vị cho vừa miệng. Cuối cùng bày ra đĩa, tôi còn định làm thêm bánh flan nữa mà không đủ nguyên liệu cần thiết nên thôi luôn.

Bụng cũng réo nên tôi vào ăn luôn, sư phụ nhìn qua nhìn lại một hồi trong lúc nấu sư phụ chuẩn bị sẵn cả một đống ma pháp phòng trường hợp tôi đốt bếp cơ mà. Dù biết là đề phòng mà dùng từ [Ma trận] rồi thêm [Thuỷ trận] rồi thêm cả [Tia nước] nữa thì… Nhìn xong cô gắp miếng đầu tiên thứ tôi đang trông chờ là cảm nhận của cô.

“Dù là một món trong có vẻ dễ làm nhưng gia vị nhóc nêm rất hài hoà không quá mặn, ngọt cay cân bằng ta còn cảm nhận được vị chua của chanh nữa. Nhóc nấu ngon lắm Eliot, chả bù ta đụng vào bếp là y như rằng nó bốc khói.”

Ra đây là lí do mà bếp còn mới đến vậy, ở nhà tôi cũng thắc mắc tại sao lúc hai cô trò dù không có ở nhà mẹ cũng chuẩn bị trước bữa trưa, chiều nếu mẹ không về kịp cho cả hai cô trò. Thì ra vì lý do này, ra là sư phụ cũng có điểm yếu riêng của mình tôi cũng chả có ý chê bai gì, giai đoạn mới tập nấu tôi làm cho mấy cái nồi khét đen hết đáy.

Ai cũng có sở trường sở đoản nấu ăn cũng không ngoại lệ, nhớ hồi tôi với Yuuki hai đứa mới tập nấu bà chửi quá trời cho cả hai làm rối tung cả cái bếp, nhưng bà vẫn tận tình chỉ bảo bọn tôi cuối cùng sau vài lần thử cũng thành công nhưng khung cảnh gian bếp thì… Sau bữa ăn tôi dọn dẹp chén bát cũng như nồi niêu và thế lại một ngày nữa kết thúc.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận