"Dù biên tập viên có nói thế nhưng trên cương vị một người cầm bút thì đó là hành động tôi không nên làm mới phải! Tất cả là lỗi của tôi! Tôi chân thành xin lỗi!"[note71649]
Nhà văn Lionel Balzac cúi rạp người trong khi cả cơ thể run lên. Dường như anh ta viết tác phẩm như vậy không phải vì được ai đó chống lưng.
Mà đúng hơn, có vẻ như anh ta đã tuyệt vọng đến nỗi không có thời gian để cân nhắc hậu quả.
“Trước tiên thì ngẩn đầu lên đã. Nói chuyện khi anh như thế khó chịu lắm.”
“Vâng!”
Anh ta hoàn toàn không giống với những gì tôi hình dung. Một người ông ăn mặc xộc xệch, run rẩy đứng trước mặt tôi, cả nhìn vào mắt tôi cũng chẳng dám. Trông chẳng có vẻ gì là quý tộc như Maurice Leblanc cả và cũng không có nét quyến rũ hào hoa phong nhã nào mà cái tên ‘Balzac’ của anh ta gợi lên.
“Được rồi, thế anh nói anh cần tiền nhuận bút sao?”
“Vâng…”
“Tôi sẽ không hỏi đến những chuyện đã đẩy anh đến mức phải ăn cắp nhân vật của người khác chỉ để có được khoản đó.”
Chẳng cần hỏi lý do anh ta cần tiền làm chi. Làm nhà văn thì nghèo cũng là chuyện thường. Đó là lý do tại sao giới quý tộc mới tài trợ cho các nhà văn và các tạp chí giá rẻ mua bản thảo của họ để in sách. Điều thực sự quan trọng lại nằm ở một khía cạnh khác.
“Anh có cuốn tiểu thuyết nào bản thân muốn viết không?”
“Sao ạ?”
Điều tôi muốn biết là liệu người này có ý định viết một cuốn tiểu thuyết "của chính mình" hay không. Nếu có thì tôi cũng không muốn trừng phạt anh nhà văn tội nghiệp này làm gì. Bởi suy cho cùng tôi cũng là một kẻ đạo văn, kẻ đã lấy cắp văn học từ kiếp trước vì tâm hồn nghèo nàn của mình và việc trừng phạt anh ta cũng không tạo ra một tấm gương tốt trong giới văn học.
Và còn cả—.
“Với tư cách một người cầm bút, anh không có câu chuyện nào muốn kể cho mọi người sao? Chứ không phải một cuốn tiểu thuyết vay mượn nhân vật của người khác để rồi xem thường và hạ thấp họ.”
“…”
Mặc dù bản thân không phải là một nhà văn nhưng tôi biết nhà văn là như thế nào.
Tôi đã gặp gỡ vài người như vậy ở kiếp trước và ở kiếp này, tôi thậm chí còn dẫn dắt những nhà văn đầy khát vọng và xuất bản sách cùng họ.
Tôi cũng đã hỗ trợ các học viên của học viện khi họ muốn xuất bản tác phẩm của riêng mình, thế nên theo lý đó thì giới nhà văn là những người khá dễ hiểu.
"Tôi... tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết lãng mạn. Không phải kiểu quá dung tục như những cuốn sách đang thịnh hành, cũng không phải một câu chuyện đau thương như 'Nỗi đau của chàng Werther’ mà là một câu chuyện về hai người trải qua những mâu thuẫn, để rồi sau đó thấu hiểu nhau và tìm thấy hạnh phúc.”
“Tiểu thuyết lãng mạn sao…”
Các nhà văn luôn muốn kể ra ‘câu chuyện của riêng mình’.
“Ổn đó.”
“Ổn ạ?”
"Tôi sẽ viết cho anh một lá thư giới thiệu vào Học viện Homer."
"...Sao cơ?"
“Hãy đến đó và học đi.”
Với tư cách là một độc giả thì tôi hứng thú đọc tác phẩm "thực sự" của nhà văn này hơn là là cái bản nhái lố bịch mang tên [Đạo chích bóng ma Haxen đối đầu Sherlock Holmes kia]. Bởi lẽ, chính sự miễn cưỡng thêm vào nhân vật 'Sherlock Holmes' đã làm hỏng cốt truyện của Cây kim rỗng.[note71646]
Nhà văn này hoàn toàn có khả năng viết một cuốn tiểu thuyết xuất sắc hơn thế. Tôi rút một tấm ‘thiệp’ từ túi và đưa cho anh ta sau khi đã viết xong thư giới thiệu bằng bút mực. Đó là một tấm thiệp được làm như một sản phẩm đang bán của nhân vật ‘Arsène Lupin.’
[Tôi sẽ trở lại thăm anh khi anh đã có những tác phẩm thật sự của mình.]
[-Siêu trộm hào hoa, Arsène Lupin-]
[Xin vui lòng chấp nhận người mang tấm thẻ này vào ‘Học viện Homer.’]
[-Herodotus-]
Lionel nhìn chằm chằm vào tấm thiệp một lúc lâu. Sau đó nhìn lên tôi.
“Cảm ơn ngài!”
Anh ta nói trong khi cúi đầu thật sâu thêm một lần, chỉ đó điều lần này anh ta đã chẳng còn run nữa.
* * *
“Ông là biên tập viên phụ trách nhà văn Lionel sao?”
“À,ừ, hình như có xíu hiểu lầm—đây là hoàn toàn do Lionel tự quyết định, tôi chẳng liên quan—.”
“Anh ta hợp viết truyện lãng mạn hơn là trinh thám.”
“Hả, sao cơ?”
Biên tập viên phụ trách ông Lionel bị phát hiện đã đưa ra những gợi ý tương tự cho nhiều người khác, không chỉ riêng Lionel nên kết quả là ông ta đã bị sa thải.
Nhà xuất bản Mini và Life vốn không hề muốn đối đầu với ‘Half và Half’ một tạp chí đang nổi tiếng dạo gần đây chút nào.
Sau khi sự việc này bị lộ, các biên tập viên khác bắt đầu chủ động hơn trong việc rà soát các tác phẩm của tác giả để phát hiện những nguy cơ vi phạm bản quyền.
Mặc dù chuyện nhà văn của cuốn sách đó bị kiện và việc biên tập viên bị gì không liên quan gì mấy nhưng họ nhận thấy điều đó có thể khiến công việc của họ gặp phải một số ảnh hưởng tiêu cực.
Kết quả là, nó trở thành một cơ hội để nâng cao nhận thức về bản quyền. Dù các tác giả có tiếp tục đạo văn thì các biên tập viên sẽ cắt ngay những phần có nguy cơ vi phạm ngay.
Và rồi.
"Tôi đang có kế hoạch thành lập một quỹ để hỗ trợ các nhà văn."
"Một quỹ á?"
"Đúng vậy. Tôi sẽ cần sự giúp đỡ từ cô Giám đốc của Kindersley đây."
"Ha ha, nếu là chuyện đó thì cứ để tôi lo liệu!"
Tôi đã dùng khối tài sản khổng lồ của mình để lập một quỹ. Quỹ này có mục đích hỗ trợ việc xuất bản các tác phẩm của các nhà văn và đảm bảo họ có thể duy trì một mức sống cơ bản. Việc hỗ trợ sẽ ở bao gồm nhiều khía cạnh như giáo dục, y tế và chăm sóc trẻ em.
“Ngài định đặt tên quỹ này là gì thế?”
“Tên à…”
Về phần tên của quỹ này thì tôi có lẽ gọi nó đơn giản là Quỹ Phúc lợi Nghệ sĩ Homer & Herodotus], tôi chính là người dùng hai cái tên của hai nhân vật được nhắc lại nhiều nhất trong lịch sử văn học nên tôi muốn ưu tiên dùng tên của họ.
[Quỹ Phúc lợi Nghệ sĩ Holmes & Lupin]
[Người sáng lập: Homer, Herodotus]
Như vậy, quỹ phúc lợi đầu tiên dành cho các nghệ sĩ trong đế chế đã ra đời.
* * *
Hai cái tên của hai nhà văn vang danh khắp đế chế, Homer và Herodotus đã cùng nhau lập nên một ‘quỹ phúc lợi’.
Khi sự tồn tại của nó được mọi người biết đến, đã có vô số người muốn tài trợ cho quỹ này.
Quý tộc vì danh, thương nhân vì sĩ diện và độc giả vì lòng ái mộ của họ.
Ai nấy đều có những động cơ riêng để muốn danh tiếng của mình gắn liền với quỹ này.
Có lẽ họ cho rằng đây là cơ hội để tên mình được ghi lại trong dòng chảy lịch sử.
“Làm ơn nhận tiền của tôi nữa! Tôi cũng muốn hộ trợ cho các nghệ sĩ mà!”
“Tên tôi có được nhắc đến hay không cũng không sao đâu! Tôi nguyện cống hiến toàn bộ gia sản, chỉ xin được góp phần vào việc này cùng với hai vị tác gia ấy thôi!”
Vấn đề là có quá nhiều người muốn đóng góp.
‘Quỹ Phúc lợi Nghệ sĩ Holmes & Lupin’ hoạt động hoàn toàn dựa trên tiền nhuận bút từ các tác phẩm của Homer và Herodotus. Chỉ riêng khoản này đã là một số tiền khổng lồ rồi. Nhưng với sự hỗ trợ thêm từ nhiều nhà hảo tâm giàu có mà nó đã trở nên quá nhiều so với mục đích hỗ trợ cho các nghệ sĩ.
"Hay là chúng ta tách quỹ ra làm đôi đi."
"Hả?"
“Chẳng phải trẻ em cũng là nhà văn tương lai sao? Ta nên nhân dịp này lo cho chúng được học hành đàng hoàng, không bị bắt làm việc."
[Quỹ Phúc lợi Trẻ em Hoàng tử bé & Alice]
[Người sáng lập: Homer, Herodotus]
Ban đầu quỹ lập ra để hỗ trợ cho nghệ sĩ giờ đây đã được tách thành ‘Quỹ Phúc lợi Nghệ sĩ’ và ‘Quỹ Phúc lợi Trẻ em’. Riêng việc lo cho trẻ em cần rất nhiều tiền.
Giám đốc Kindersley phối hợp với ‘nhà thờ’ đã xây dựng một hệ thống tận dụng mạng lưới phúc lợi xã hội sẵn có của nhà thờ để hỗ trợ trẻ em.
“Nhà văn Homer bộ thiệt sự là thánh được Chúa phải xuống hả?”
“Thế còn nhà văn Herodotus thì sao…?”
“Phải chăng Homer chính là đấng cứu thế của thời đại mới, còn Herodotuslà tông đồ của ông ấy?"
“Hả?”
Trong suốt quá trình đó, một lời đồn vô căn cứ đã lan rộng rằng nhà văn Homer chính là ‘vị cứu tinh của thời đại mới.’
Phúc lợi dành cho trẻ em luôn là ước mơ muôn đời của nhà thờ. Kể từ khi đấng cứu thế xuất hiện trên trần gian thì nhà thờ luôn tiên phong trong việc nâng cao quyền lợi trẻ em thông qua việc quản lý các trại trẻ và xây dựng trường học.
Thế nhưng, ngay cả nhà thờ cũng không thể thực hiện những điều kỳ diệu như nhà văn Homer đã làm.
"Chúng tôi cũng tài trợ cho quỹ nữa! Xin nhận tiền của tôi với!"
"Chúng tôi muốn góp phần vào sự nghiệp mà tác giả Homer đang theo đuổi. Dù dùng hết tài sản của mình tôi cũng muốn đóng góp cho quỹ, hãy nhận tiền của tôi nữa.”
Kỳ tích.
Đúng thế, đây chính là kỳ tích.
Một kỳ tích khi vô vàn người tự nguyện chung tay giúp đỡ trẻ em và xem đó xem đó là một vinh dự cao quý.
Homer đã tái hiện một kỳ tích trên mảnh đất này, điều mà không ai có thể đạt được kể từ thời Đấng Cứu Thế.
"...Vậy là đã rõ."
"Vâng, đúng như vậy."
“Thánh đường chính thức chấp thuận việc phong chân phước cho nhà văn ‘Homer’. Từ nay, danh xưng của tác giả Homer sẽ thay đổi thành “Đấng đáng kính” và sẽ được kính trọng ngang hàng với các giám mục ở mỗi khu vực cho đến khi nghi lễ phong chân phước chính thức được tổ chức. Đức Hồng y Garnier, xin ngài thu xếp một buổi gặp mặt với Đấng Đáng Kính Homer để quyết định ngày tổ chức nghi lễ phong chân phước."[note71645]
“Tôi đã hiểu.”
Lúc này là hội nghị được triệu tập để tiến hành lễ phong chân phước cho tác giả Homer tại Thánh đường diễn ra.
Còn Homer, người đã khơi mào cho tất cả những sự kiện này, thì lại…
“Chào mừng anh đến với học viện này, Lionel Balzac.”
“Cảm ơn ngài vì đã đến chào đón tôi, nhà văn Homer.”
“Tôi đã nghe Herodotus nói về anh rồi, ổng nói anh là một nhà văn đầy tài năng.”
“Th—thật thế sao?”
…đang tận hưởng ý nghĩ về việc nuôi dưỡng một tài năng mới tại Học viện.
* * *
“Tôi nghe nói là cậu muốn viết tiểu thuyết lãng mạn.”
“Vâng, đúng rồi ạ.”
“Thế hãy nói rõ hơn về thể loại tiểu thuyết lãng mạn mà anh muốn sáng tác đi nào."
"À, vâng... đó là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật có xuất thân và địa vị xã hội trái ngược nhau, họ cùng nhau trải qua bao sóng gió và hiểu lầm nhưng cuối cùng vẫn tìm được bến bờ hạnh phúc nơi nhau."
"Hô, nghe hấp dẫn đấy chứ."
"Vâng, cảm ơn..."
“Thế nên tôi đã chuẩn bị trước cho anh vài thứ rồi.”
“Sao cơ?”
Tôi lấy ra một bản thảo từ túi của mình.
Đây như một cuốn cẩm nang cho tiểu thuyết lãng mạng, mà cốt truyện của nó vẫn trường tồn đến tận ngày nay. Tiền thân trực tiếp của vô vàn bộ phim và kịch đương đại.
[Kiêu hãnh và Định kiến.][note71647]
Một kiệt ác của Jane Austen và là một áng văn bất hủ của dòng tiểu thuyết lãng mạn, đó chính là ‘Kiêu hãnh và Định kiến’. Tôi dự định sẽ truyền tải cấu trúc cốt truyện của cuốn ‘tiểu thuyết lãng mạn’ này cho nhà văn tên là Lionel trước mắt.[note71648]


7 Bình luận
104: hai nhân vậtcó
anyway tfnc
trông bựa lắm, nếu muốn dịch thì phải dịch hết tên (vừa hay vừa sát nghĩa thì được, chứ đọc thô quá thì thôi:))