• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Web Novel

Chương 22 Bá tước Monte Cristo (2)

4 Bình luận - Độ dài: 2,286 từ - Cập nhật:

Lúc mà tôi vừa đặt chân vào nền văn học của thế giới này.

Nói cách khác thì đó là lúc mà văn học ở đây chả có gì ngoài mấy câu chuyện về hiệp sĩ nhạt nhẽo hay những câu chuyện tình cảm kém chất lượng và thô sơ.

Tôi đã rất thất vọng.

Tôi không thể nào tự tin rằng mình có thể sống trong một thế giới mà không có thứ gì để mình thưởng thức. Làm sao tôi chịu được một cuộc sống không có văn học cơ chứ.

“Sion.”

“Vâng, thưa thiếu gia.”

“Thật tuyệt khi ngày càng có nhiều tiểu thuyết thú vị hơn nhỉ. Ngươi có thấy vậy không?”

“Tôi cũng thấy thế. Tất cả là nhờ có thiếu gia đấy ạ.”

Thế nên, tôi đã đạo văn các tác phẩm nổi tiếng.

Tôi đã mang đến đây nhiều kiệt tác của kiếp trước—khởi đầu là văn học hiện đại như Don Quixote—đến đây.

Những tác phẩm kinh điển ấy lẽ ra phải được xây dựng qua một lịch sử lâu dài và chuyển biến trong tư tưởng quần chúng thế mà tất cả đã bị cưỡng ép đưa vào lịch sử văn học của thế giới này.

Nói thật thì, tôi thấy điều đó cũng không ổn cho lắm.

Văn học suy cho cùng sẽ phát triển theo những thay đổi trong tư tưởng của người dân. Nếu nói theo lẽ đó thì văn học mà tôi đã sao chép và tái hiện ở thế giới này sẽ không khác gì như một lâu đài xây trên cát cả. Nó không được sinh ra theo tiến triển của xã hội mà là do tác nhân bên ngoài.

“Có thật sự là do công lao của ta không?”

“Sao thế ạ?”

“Ồ, ngươi đã đọc cuốn này chưa? Đây là tiểu thuyết nhiều kỳ mà ta đọc dạo này... Nhân vật chính làm việc tại một nhà máy sản xuất pháp cụ, một tác phẩm có sự hài hước và cả sự đồng cảm với những u buồn của cuộc sống… chắc hẳn nó được dựa trên thực tế.”

“Hmm? Ngài thích thể loại đó sao?”

“Nó rất mới lạ.”

“Tôi không hiểu cho lắm, chắc đó là chuyện chỉ có ngài mới nhìn ra thôi.”

“Phụt. Thật thế à?”

“Đúng ạ, tài năng của tôi không thể sánh với cậu được, thiếu gia.”

Những tác phẩm kinh điển sở dĩ được gọi là kinh điển, là bởi chúng vượt qua mọi thời đại.

Hơn nữa, chúng đóng vai trò như chất xúc tác mở ra một kỷ nguyên mới.

Tôi tin rằng đó là sức mạnh thật sự của văn chương.

Những câu chuyện về con người dù thời gian có trôi đi bao lâu vẫn sẽ giữ được sự mới mẻ, vẫn còn đó sự thú vị ngay cả khi nền văn minh có phát triển và vẫn mang những giá trị đáng trân trọng dù cho xã hội có thay đổi.

“Không phải vấn đề tài năng đâu, nhưng có lẽ là vậy.”

“Ngài có vẻ xem nhẹ tài năng của chính mình thế ạ.”

“Tác phẩm của ta có thể là tuyệt nhất nhưng bản thân ta thì không hẳn.”

Nghĩ lại thì, đây không phải lý do tôi bị say đắm những kiệt tác trong kiếp trước sao.

Dù một người hiện đại của thế kỷ 21 khó lòng cảm thấy hứng thú với công nghệ đi sau hàng chục năm, thì họ vẫn có thể cảm thấy xúc động khi đọc văn chương từ hàng thế kỷ trước.

Do không thể quên được cảm xúc đó mà tôi đã chọ trở thành một dịch giả.

“Nếu ngay cả một người đã tạo nên những kiệt tác vĩ đại như thế còn không được biết đến thì còn ai xứng đáng được biết đến nữa chứ.”

Bất cứ ai có thể sáng tác cũng đều đáng được biết đến.

Sự vĩ đại của một nhà văn không thua kém gì tác phẩm của họ.

Tuy nhiên, bản thân tôi lại không có năng khiếu sáng tác.

Tôi chỉ đóng vai trò kích thích nguồn cảm hứng của họ.

“Được rồi. Nói chuyện đủ rồi, ngươi xem thử mấy mẩu truyện này được không?”

“Đây là những mẩu truyện ngắn được dùng trong học viện đấy ạ?”

“Đúng thế.”

"Thật đáng tiếc khi những tác phẩm này sẽ không bao giờ được xuất bản, dù chúng chỉ là truyện ngắn."

“Chà, có lẽ lúc nào đó ta sẽ biên chúng thành một tập truyện không chừng.”

Thông qua việc đăng nhiều kỳ lên tạp chí, tôi đã đánh giá văn phong của học sinh mình và chọn ra hàng chục mẩu truyện ngắn để giúp họ rèn luyện văn phong đó.

Một số thì giỏi trong việc viết truyện ngụ ngôn và châm biếm, số khác thì lại sở trường về phân tích cấu trúc và lối viết cô động. Tôi đã chọn và phân bổ những truyện ngắn sẽ phát triển phong cách riêng của mỗi người.

Dùng văn học của kiếp trước để phát triển văn học hiện tại.

Và thông qua việc thưởng thức và tận hưởng văn học hiện tại, tôi đã có thể trải nghiệm niềm vui của cuộc sống này.

“Rồi ngài sẽ được biết đến trong lịch sử như vị Thánh của văn học.”

“Cái tên Homer sẽ rất hợp với tôi đấy chứ.”

Đây là cuộc sống tuyệt nhất mà tôi có thể hình dung ra.

* * *

Bá tước Monte Cristo.

Tác phẩm kinh điển này được tôn vinh là đỉnh cao của văn học ‘giải trí thuần túy’, không chỉ thành công như một sản phẩm văn hóa bình dân, mà còn lan rộng đến tầng lớp thượng lưu và tầng lớp giàu có của đế chế.

“Anh đã đọc tiểu thuyết ‘Bá tước Monte Cristo’ chưa? Nó được đăng nhiều kỳ trên một tạp chí rẻ tiền tên là ‘Half và Half’ đấy… Ahem, dù thế thì nó cũng khá là thú vị.”

“Ồ! Tôi cũng đọc nó rồi. Người hầu đã giới thiệu nó cho tôi.”

Một cuốn tiểu thuyết được đăng nhiều kỳ trên loại tạp chí giá rẻ như Half và Half, loại tạp chí được đặt tên theo việc giá chỉ có phân nửa so với các tạp chí khác, đã bắt đầu trở thành xu hướng trong giới quý tộc.

Mặc dù họ coi đây là thứ được đọc bởi thường dân nhưng sức hút của nó thì không phân biệt giai cấp.

Và kết quả là, mấy nhà sưu tầm đang lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

“Aaa! Giấy rách ra rồi!”

“Tại sao tạp chí rác rưởi này lại dùng loại giấy tệ hại thế chứ?!”

Các nhà sưu tầm, những người mua nhiều bản sao của tác phẩm yêu thích và trưng bày chúng trong bộ sưu tập của mình, đặc biệt thấy khó chịu với điều đó.

Đối với những ai có đam mê sưu tầm thì loại giấy rẻ tiền chỉ đọc một lần rồi vứt thật không thể chịu nổi.

“Chúng ta cần một bản bìa cứng!”

“Half và Half phải mau xuất bản phiên bản bìa cứng mau lên! Nếu không tôi sẽ đốt trụi cái nhà xuất bản đó!”

Cứ thế, nhu cầu của công chúng về việc xuất bản Bá tước Monte Cristo thành sách tăng cao.

Và chỉ có một nhà xuất bản chịu trách nhiệm cho bản bìa cứng.

“Tôi, Dorling Kindersley, xin hứa sẽ cống hiến hết mình để xuất bản phiên bản bìa cứng của nhà văn Homer!”

“Bá tước Monte Cristo là tác phẩm của Herodotus đấy nhé. Cô đừng có nhầm đấy.”

“Vâng! Tất nhiên là thế rồi!”

Và do đó, ‘Bá tước Monte Cristo’ đã được quyết định xuất bản dưới dạng bìa cứng.

* * *

Xuất bản bìa cứng.

Đó là việc biên soạn các cuốn tiểu thuyết nhiều kỳ từ báo hoặc tạp chí thành một quyển sách.

Hình thức xuất bản này mang lại nhiều lợi ích.

Thứ nhất là nhiều độc giả không thích ‘tạp chí đăng nhiều kỳ’.

Đối với những độc giả thích đọc trọn vẹn một câu chuyện trong một lần thì hình thức này mang lại nhiều bất tiện.

Nó sẽ khiến cho các nhà sưu tầm nổi máu sưu tập.

So với những tạp chí giá rẻ với giấy dễ dàng bị rách thì một cuốn sách bìa cứng sẽ được in trên loại giấy xịn hơn và đóng trong một cái bìa chắc chắn sẽ làm người ta muốn sở hữu nó hơn.

Dưới góc nhìn của nhà xuất bản thì việc xuất bản một tác phẩm nổi tiếng dưới dạng bìa cứng là một cách để giảm rủi ro đồng thời tăng lợi nhuận.

“Giám đốc Dorling này.”

“Sao thế, ngài tác giả.”

Theo quan điểm của một người muốn thúc đấy cho văn học phát triển như tôi thì đây chính là một cơ hội.

Một thời điểm thích hợp để xóa bỏ rào cản văn hóa của giới thượng lưu và văn hóa bình dân. Từ đó dẫn đến sự nở rộ của một nền văn hóa ‘đại chúng’ hơn.

"Hãy thêm vào một lời giới thiệu dưới tên Homer.”

“Hả?”

“Không phải một lời giới thiệu là điều không thể thiếu cho một ấn bản bìa cứng sao? Cái tên nổi tiếng nhất để viết lời giới thiệu đó không phải là ‘Homer’ à.”

“Thế có được không?”

“Có gì mà không được chứ?”

Thế nên tôi quyết định sẽ đẩy cho ‘Bá tước Monte Cristo’ thêm một cú để cho chắc chắn rằng nó thành công.

Và cách đó là do tôi tự đề cử nó.

Cơ mà nếu ai biết 'Homer' và 'Herodotus' là cùng một người thì chắc hẳn họ sẽ nghĩ cha này điên rồi, nhưng mà…

Nếu nó bị phát hiện thôi.

Nếu lỡ bị phát hiện thì cũng không tệ cho lắm bởi rốt cuộc nhà văn nào cũng có một chút điên mà.

Người ta cũng chỉ nghĩ rằng tôi cực kỳ tự tin vào tác phẩm của mình thôi.

“Ngài quả thật là đặc biệt đấy.”

“Tôi cũng thường nghe người khác nói thế.”

“Rồi rồi, chúng tôi sẽ làm theo đề nghị của ngài, thế còn việc minh họa và bìa ngoài thì sao giờ? Chúng ta có nên làm bìa bọc da kiểu cổ điển không?"

“Cô nghĩ làm nó theo kiểu một cuốn Kinh Thánh thì thế nào?”

“Kinh Thánh á…?”

“Đúng thế, về thiết kế cụ thể thế nào thì ta cần phải bàn thêm… nhưng vì ‘Bá tước Monte Cristo’ là một tác phẩm tượng trưng cho sự vực dậy từ tuyệt vọng thế nên nó cũng khá hợp. A! Hay làm một bản bìa cứng vàng phiên bản giới hạn nhỉ?"

Trong truyện, manh mối về kho báu của Cha Faria vốn được cất giấu trong một quyển 'Kinh thánh có bìa mạ vàng'.

Do Kinh thánh vốn đã mang biểu tượng của 'sự vực dậy’ nên ý nghĩa tượng trưng này hoàn toàn phù hợp.

“Hmm, chúng ta cần cân nhắc chuyện này một cách cẩn thận..."

“Hehe, tôi rất biết ơn cô đấy Giám đốc.”

“Tôi nên cảm ơn ngài mới phải ấy! Ngài chính là một viên ngọc quý trong giới văn học!”

Vậy là giờ đây mọi chi tiết cho việc xuất bản bìa cứng đã xong...

Giờ thì đến lúc gặp lại các học sinh của mình rồi.

* * *

Các học viên học viện đang vô cùng tàn tạ.

Hối tiếc, tuyệt vọng và ám ảnh.

Họ hối hận vì bản thân sao không viết tốt hơn rồi rơi vào tuyệt vọng, rồi để vượt qua được tuyệt vọng họ lại viết đi viết lại đến nỗi bị ám ảnh.

“Khụ, khụ... chỉ cần được đọc truyện ngắn của Homer thôi cũng mãn nguyện rồi..."

“Homer là một vị thần…! Còn tôi là một đứa vô dụng…”

“Truyện ngắn hôm nay cũng rất hay… hehe…”

Mặc dù tình trạng của họ đang tệ dần cơ mà kỹ năng viết của họ lại ngày càng được cải thiện.

Tất nhiên, kỹ năng viết văn và tài năng tạo ra một 'câu chuyện' là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

“Tất cả các bạn đã vất vả rồi. Mặc dù kết quả cuộc bình chọn không được tốt lắm nhưng tôi tin rằng mỗi người trong các bạn đều đã thể hiện được những câu chuyện tuyệt với và đặc sắc.”

Một người thành thạo kỹ năng viết thì không có nghĩa là người đó có thể tạo ra được một kiệt tác.

“Thế nên bất kể cuộc bình chọn thế nào thì tôi cũng muốn thử ‘cùng viết’ với tất cả các bạn. Cơ mà thay phiên từng người nhé.”

“Hở?”

“Ngài nói sao cơ…”

“Hở hở…?”

Nhưng nếu những học sinh này có kỹ năng viết thì tôi cũng có các câu chuyện đã trở thành kinh điển dành cho họ.

“Tôi đã chọn học sinh và thứ tự viết cùng rồi. Từ giờ trở đ─”

“Wowaaaaah!!!”

“Húuu! Cơ hội đồng sáng tác với Homer…!”

“Heh, heheh…!”

… Chắc cần một lúc để họ bình tĩnh lại.

Trong khi nghe tiếng gào thét của các học viên, tôi nghĩ đến các tác phẩm nổi tiếng sẽ được hoàn thành với sự giúp đỡ của họ.

Chẳng hạn như.

Một câu chuyện cổ tích chứa đầy những trò chơi chữ, câu đố chữ và là nơi những điều logic và phi logic bị đảo lộn.[note70789]

Ghi chú

[Lên trên]
đoán thử truyện gì. Thêm một gợi ý là một cô gái trẻ hay mặc chiếc váy màu xanh, lúc hóa to rồi lại hóa nhỏ
đoán thử truyện gì. Thêm một gợi ý là một cô gái trẻ hay mặc chiếc váy màu xanh, lúc hóa to rồi lại hóa nhỏ
Bình luận (4)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

4 Bình luận

Alice in wonderland à :)
Xem thêm
Của Lewis Carroll đúng hông nè😋
Xem thêm
Alice maybe
Xem thêm
Tui nghĩ là đúng r, với vụ biến to nhỏ nữa (hình như là ăn bánh á)
Xem thêm