Hình minh họa cho Alice ở xứ sở thần tiên được vẽ bởi Lucia Bacon, người mà đã vẽ minh họa cho tranh của ‘Hoàng tử bé’. Ban đầu cô ấy chỉ là một cô gái thích vẽ nhưng giờ đây cổ đã là một họa sĩ chuyên nghiệp, còn khá nổi tiếng trong nghề của mình nữa.
“Nếu đó là tiểu thuyết của ngài Homer, xin hãy để tôi vẽ cho nó! Không đúng, làm ơn hãy để tôi vẽ cho nó!”
Dĩ nhiên ngay khi nghe nói đó là một câu truyện cổ tích cho tôi viết, cô ấy đã háo hức chạy đến và vẽ những bức hình đẹp đẽ nhất.
Kết quả là, bản 'Alice ở xứ sở thần tiên' đạo nhái đã trở nên gần như hoàn hảo. Có lẽ trong số những tác phẩm mà tôi đã đạo từ trước đến nay thì Alice là ‘tác phẩm được đạo’ giống nhất.
[Alice ở xứ sở thần tiên.]
Tác phẩm đã được xuất bản, đây là câu truyện cổ tích thứ hai của Homer nhưng lại được viết cùng một học trò nên đã có những ý kiến cho rằng nó sẽ không chất lượng như các tác phẩm trước đó.
“Alice ở xứ sở thần tiên quả mà một kiệt tác mà!”
“Homer… là thần thật đấy à?”
Những nghi ngờ về chất lượng đó nhanh chóng bị thổi bay, Alice ở xứ sở thần tiên chính là câu truyện cổ tích kỳ diệu nhất.
* * *
Alice ở xứ sở thần tiên là câu truyện xoay quanh những giấc mơ. Không, phải nói chính câu chuyện là một giấc mơ mới đúng.
Tựa như một giấc mơ diễn ra không đầu không đuôi, Alice rơi xuống, hết lớn lên rồi lại nhỏ lại, xuyên qua nhiều không gian và gặp gỡ những con người xa lạ. Mọi thứ đều thật hổn loạn, duy chỉ có trực giác là tồn tại. Trong thế giới của những giấc mơ làm gì có tồn tại logic cơ chứ, thế nhưng mọi thứ diễn ra lại còn tự nhiên hơn cả logic.
Giống như một trò chơi chữ được sáng tạo một cách công phu.
Nếu ‘Hoàng tử bé’ là câu chuyện cho người lớn thì ‘Alice ở xứ sở thần tiên’ là câu chuyện mà người lớn sẽ không tài nào hiểu được.
Bởi rốt cuộc vùng đất giấc mơ ấy là nơi tràn đầy sự thuần khiết và sự năng động của trẻ em cơ mà.
“Wow! Câu chuyện cổ tích của một nhà văn vĩ đại đây sao…”
“Nó hay quá… sao lại hay thế dù cho nó chỉ là một câu truyện cổ tích…?”
Câu chuyện hay chính bởi sự khó hiểu của chính nó.
Những tình tiết trong truyện diễn ra ngẫu nhiên chẳng theo nhịp điệu nào, các nhân vật thì lại rất độc đáo và trông rất cường điệu, kết hợp cùng những trò chơi chữ tạo nên những câu văn đầy thú vị.
Tự thân nó đã là một trò đùa hài hước rồi.
Đó là kiểu trò đùa khiến bạn phải vỗ trán thán phục khi hiểu được ngữ cảnh câu chuyện rồi lại phá lên cười theo từng câu chữ.
Đó là câu chuyện cổ tích giải trí nhất, một câu chuyện đầy dí dỏm và vui tươi.
Những người động lòng với câu chuyện này nhất là những người làm việc trong lĩnh vực ‘nghệ thuật’. Đặc biệt thay những người đầu tiên lên tiếng lại là những nhà phê bình vốn luôn thích tranh luận về tác phẩm của người khác.
“Alice ở xứ sở thần tiên chính là nghệ thật thật sự!”
“Homer là người đã mở ra một vùng trời mới của những điều huyền ảo với Don Quixote và đã giờ đây đã hoàn thiện nó với Alice ở xứ sở thần tiên.”
Các nhà phê bình thường có xu hướng yêu thích những câu chuyện có nhiều cách hiểu khác nhau và Alice ở xứ sở thần tiên là một câu chuyện cổ tích có thể hiểu theo vô vàn cách.
Thêm vào đó, kỹ năng viết có phần yếu kém của tôi đã được hỗ trợ bởi sự thiên tài của 'Rolls Camel'.
Kết quả là Alice ở xứ sở thần tiên được giới phê bình đánh giá hay chỉ sau Don Quixote.
“Nếu tôi có thể dùng âm nhạc để tái hiện những cảm hứng mà tôi nhận được từ Alice ở xứ sở thần tiên thì…!”
“Giống như những giấc mơ của tôi đã được phơi bày ra ngoài rồi được ghi lại bởi những con chữ vậy…”
Nhiều nghệ sĩ từ những ngành nghề khác nhau, từ âm nhạc cho đến hội họa và cả trình diễn phép thuật đều đã bị những câu chuyện thần tiên diệu kỳ trong Alice ở xứ sở thần tiên mê hoặc.
Bản thân câu chuyện là một giấc mơ và giấc mơ chính là nguồn cảm hứng.
Những người hoạt động trong giới văn hóa và nghệ thuật đều tìm thấy nguồn cảm hứng dồi dào từ câu chuyện này. Thế nên, 'Alice ở xứ sở thần tiên' nhanh chóng trở thành một trào lưu dẫn đầu trong giới nghệ thuật.
Nhiều nghệ sĩ đã đã dùng nghệ thuật của chính mình để tả nên một Alice và vùng đất lạ kỳ ấy.
“Ôi, vú à. Con chừng tuổi này rồi mà còn mặc kiểu váy tạp dề này thì… không phải hơi trẻ con sao?”
“Cô đang nói gì thế thưa tiểu thư ơi~? Tiểu thư Riddle à, còn ai mặc thứ này đẹp hơn cô nữa chứ? Cô còn trẻ lắm, không mặc bây giờ thì đến bao giờ nữa?"
Trong giới thượng lưu, hình tượng chiếc váy tạp dề màu xanh biếc tượng trưng cho ‘Alice’ đã trở thành một xu hướng của những quý cô. Những người lớn tuổi hơn một tí thì mặc không hợp cho lắm, thế nên đây trở thành một trang phục không thể thiếu trong buổi ra mắt xã hội của các cô gái trẻ.
“Nhà văn Homer đích thị là một vị thần sống mà! Cơ mà vị đồng tác giả tên Rolls Camel cùng ngài ấy là ai thế?”
“Tôi nghe nói cô ấy là học trò của ngài Homer. Người ta nói tất cả các câu và lời thoại trong Alice ở xứ sở thần tiên đều là do cô Rolls Camel viết cả đấy.”
“Cô ấy hẳn phải là một người học trò tài ba…”
"Quả thật, cô ấy ắt hẳn cũng sẽ là một người thầy tuyệt vời!"
Rolls Camel đã ra mắt thành công tư cách là một nhà văn và cũng là một vị học trò của ‘Homer’.
Những nhà trài trợ lắm tiền đã xếp thành một hàng để có thể tài trợ cho cô ấy.
Thậm chí một số người còn tìm cách liên lạc trước với những học viên khác của Học viện Văn học nữa.
Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của Alice ở xứ sở thần tiên đối với cách lĩnh vực khác nhau của xã hội lớn đến thế nào.
“Chúc mừng người sẽ sớm trở thành một nhà văn vĩ đại, Rolls Camel.”
“Tôi… tôi có xứng được khen đến thế không ạ? Thực tế đều là do ngài Homer đã tạo nên câu truyện như thế này mà…”
“Nhưng mà người người đã hoàn thiện câu chuyện bằng những câu văn xuất sắc chính là cô đấy, Rolls Camel. Cô có thể tự hào về điều đó mà.”
“Hehe, hehee…”
Tôi nghĩ đến việc sẽ thêm lửa vào xu hướng này.
Alice ở xứ sở thần tiên—sẽ không chỉ chỉ dừng lại ở đây đâu.
“Giờ chúng ta hãy nói về chuyện viết văn đi.”
“Sa-sao ạ?”
“Chúng ta cần viết phần tiếp theo cho Alice thôi.”
“P-phần tiếp theo ấy ạ…”
Như trước đây, tôi rút ra một xấp bản thảo từ trong túi.
Trang đầu tiên của bản thảo là một cái tên được viết đầy trang nhã.
[Alice ở xứ sở trong gương.][note70877]
“Hãy viết về giấc mơ kế tiếp của Alice nào.”
“V-vâ-v-v-vâng !”
* * *
Xứ sở trong gương.
Phần tiếp theo của loạt truyện Alice là một câu chuyện cổ tích tràn ngập những câu đố và nghịch lý giống với Alice ở xứ sở thần tiên trước đó nhưng điểm khác biệt là ở thế giới trước [bạn đi đâu cũng được] thì xứ sở gương này chỉ có một hướng đi duy nhất—là tiến về phía trước.
"Phong cấp… Đây là cờ theo kiểu Vương quốc Harren phải không?”
“Ô, đế chế không có trò chơi kiểu này sao?”
“Đế chế có cờ, cơ mà… cờ của đế chế không có phong quân…”
Nếu Alice ở xứ sở thần tiên là một thế giới được lấy cảm hứng từ những ‘lá bài’ thì Alice ở xứ sở trong gương lại được lấy cảm hứng từ ‘cờ vua’.
Alice bước đến thế giới này, đi đến điểm cuối cùng của bàn cờ và trở thành một nữ hoàng.
Đó chính là cơ chế phong cấp trong cờ vua.
Tuy nhiên quy tắc chơi cờ vua ở thế giới này có đôi chút khác biệt. Không có cơ chế phong cấp nhưng sẽ có thêm một số quy tắc phụ khác.
"Ồ, nhưng dù sao thì cũng có rất nhiều người thích cờ kiểu Vương quốc Harren… với lại mấy trò chơi như cờ thì khó mà theo đúng luật được, nên cũng không sao đâu!"
"Vậy hả?"
“Vâ-vâng! Câu truyện về một cô bé trở thành nữ hoàng rất hay đấy ạ! Hehe…”
“Cô có thể làm tương tự lần trước không?”
“T-tất nhiên rồi ạ! Có thể lâu hơn một chút… nhưng bản thân đã làm được một lần rồi, cho nên lần này tôi sẽ làm còn tốt hơn nữa!”
Nói xong điều đó Rolls Camel lại một lần nữa chìm đắm trong việc viết văn.
Có vẻ lần này cũng sẽ dùng rất nhiều giấy và bút đây.
"À, đặc biệt là hãy chú ý kỹ đến 'Jabberwocky' nhé."
"V-Vâng, chắc chắn ạ!"
Jabberwocky.
Đây là bài thơ được Lewis Carroll viết ra bằng những câu từ vô nghĩa do ông tự sáng tạo và nó được ca ngợi là bài thơ vĩ đại nhất trong văn học Anh. Mặc dù nó toàn là trò chơi chữ với mấy từ tự chế, nên chẳng ai hiểu gì nhưng nó vẫn là một câu chuyện khơi dậy trí tưởng tượng heo cách riêng của nó.
Đương nhiên, Jabberwocky mà tôi dịch sang ngôn ngữ của thế giới này không phải là một bài thơ xuất sắc như vậy.
Tôi chỉ có thể hy vọng rằng Rolls Camel sẽ biến bài thơ lố bịch của tôi thành một bài thơ tuyệt vời.
“Chắc mình không cần phải lo lắng quá đâu. Bản câu truyện Alice đã là một kiệt tác vĩ đại rồi mà, nên ngay cả khi có có một chút thiếu sót thì nó vẫn sẽ thúc đẩy văn học phát triển mạnh mẽ.”
Loạt truyện về Alice.
“Cuộc phiêu lưu của Alice ở sứ xở thần tiên” và “Xứ sở trong gương” đều là những biểu tượng theo đúng nghĩa của chúng.
Biểu tượng của trí tưởng tượng, những giấy mơ và cả những điều lạ kỳ đầy khó hiểu nữa.
Nếu nhà tâm lý học Carl Jung đã phân loại các biểu tượng của giấc mơ thì Lewis Carroll là người đã sinh ra chúng. Mọi hình thức nghệ thuật theo đuổi nguồn cảm hứng từ sự kỳ ảo và mơ mộng đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Lewis Carroll.[note70876]
Vì vậy, loạt truyện Alice đã được làm lại không biết bao nhiêu lần.
Trong bản chuyển thể phim nổi tiếng nhất thì “Cuộc phiêu lưu của Alice ở sứ xở thần tiên” và “Xứ sở trong gương” đã được kết hợp làm một tác phẩm duy nhất. Thật ra, nhiều tác phẩm ăn theo cũng hay gộp hai cuốn lại với nhau.
Chẳng hạn, 'Nữ hoàng Đỏ', 'Jabberwocky' và 'Humpty Dumpty' đều có mặt trong “Xứ sở trong gương”.
Nhưng mà, ở kiếp trước của tôi, nhiều người cứ tưởng rằng họ chỉ xuất hiện ‘Cuộc phiêu lưu của Alice ở sứ xở thần tiên' thôi."
"Ở thế giới này, chắc chắn họ còn nghĩ thế nhiều hơn nữa. Do hai cuốn được xuất bản liên tiếp, gần như không có khoảng cách thời gian nào..."
Thế nên.
Ngay sau khi “Cuộc phiêu lưu của Alice ở sứ xở thần tiên” được xuất bản.
Thì “Xứ sở trong gương” cũng đã được cho ra mắt.
* * *
“Nhà văn Homer chắc chắn đến từ Vương quốc Harren rồi!”
“Những ngưỡi đã thấy nhà văn Homer xác nhận rằng ngoại hình ngài ấy rất lạ. Chắc chắn ngài ấy là người mang dòng máu từ Vương quốc Harren rồi.”
“Hình như tôi nghe nói hoàng gia ở Vương quốc Harren nếu bị loại khỏi danh sách thừa kế thì sẽ từ bỏ tên và thân phận đấy, có lẽ nào…?”
“Thật á!”
Bắt đầu có những tin đồn kỳ lạ lan truyền khắp đế chế.


9 Bình luận
81: do ông
dòng 3 từ cuối: từ bỏ tên và thân phận
cảm ơn nhéee😤