Cụm từ ‘như một bộ phim’ không đủ để mô tả cảnh tượng đầy diệu kỳ trước mắt tôi. Cảm giác đây như thể… một giấc mơ.
Mặc dù các diễn viên vẫn đang biểu diễn trước mắt thế nhưng bối cảnh xung quanh cứ liên tục biến đổi, như thể thế giới này chỉ còn những con người đang đứng trên sân khấu ấy, cả hai hòa hợp đến lạ.
Đây quả thật là một trải nghiệm kỳ lạ.
[Hamlet: Sống hoặc chết, đó là câu hỏi.]
Đây đích thị chính là một vở kịch thật sự.
Mặc dù đang đứng giữa các diễn viên khác thế nhưng mỗi khi Hamlet cất lên lời thoại của mình, hình bóng ông ấy như thể đang cầu nguyện một cách lẻ loi vậy.
Như thể giữa ông và các diễn viên khác có một bức tường vô hình, khiến ông như thể đơn độc trong màn độc thoại của mình.
Ngay cả thế giới có đầy phép thuật huyền ảo cũng không thể lấn át được những diễn viên ấy.
[Hamlet: Liệu tâm hồn có thanh cao hơn khi phải nếm trải những nỗi đau của số phận phũ phàng?]
Câu thoại này làm rõ sự khác biệt giữa sự hiện diện của diễn viên trên sân khấu và trên màn ảnh.
Thế giới này đã tan biến. Chỉ còn diễn viên và vở kịch, mọi nơi đều hóa sân khấu.
Thế nên nếu thiếu vở kịch, sân khấu sẽ trở nên vô nghĩa, bất kể phép thuật hiện tại có huy hoàng đến đâu.
Trong khi tôi nhận thức được bản chất của nỗi thất vọng trong lòng khi xem “Alice ở xứ sở thần tiên” là gì, thì Hamlet đã xong câu thoại của mình, liền lớn tiếng gọi Ophelia.
"—Thưa tiểu thư, nếu cô cầu nguyện, xin hãy nhớ đến cả những tội lỗi của tôi nữa!”
Tôi bị cuốn vào 'vở kịch' mất rồi, đến lúc bản thân hoàn hồn thì khán giả đều đứng lên vỗ tay án dương các diễn viên. Tôi cũng hòa mình vào tràng vỗ tay ấy.
* * *
Vở kịch “Hamlet” được trình diễn ở hầu hết các nhà hát trên khắp đế chế. Khác với tiểu thuyết, dù trình diễn rộng rãi thì chỉ những người may mắn có vé mới được thưởng thức.
Vì vậy “Hamlet” đã trở thành biểu tượng của văn hóa thượng lưu. Các quý tộc, thương nhân và giới giàu có không tiếc tiền mình chỉ để được để xem nó.
“Ôi, đau lòng quá… tôi đã quá say đắm tác phẩm ấy rồi, yêu nó đến mức đã xem lại ba lần. Mỗi lần xem tôi lại thấy một điều gì đó có thêm trong mình… Homer quả nhật là một bậc kỳ tài!”
“Hoho, còn tôi đã xem năm lần rồi này. Nhưng anh biết gì không? Thực tế thì vở kịch ‘Hamlet’ có tới hai phiên bản lận đấy.”
“Cái gì cơ?”
Việc ai đó đã xem vở kịch nhiều lần trở thành biểu tượng của sự giàu có. Trong lúc đó, sự tồn tại của hai phiên bản kịch bản “Hamlet” khác nhau được tiết lộ đã khiến nhiều khán giả đi xem thêm lần nữa.
“Quá rỏ rồi, ngài ấy đã viết nó cùng với hai người học trò của mình! Có vẻ chúng được đặt tên theo hai người họ, một là Camel và còn lại là Plummer.”
“Camel á, đó không phải người học trò đã viết ‘Alice ở xứ sở thần tiên’’ với ngài ấy lần trước sao?”
Nhằm giảm bớt sự cuồng nhiệt, nhà xuất bản Kindersley đã phát hành kịch bản của vở ‘Hamlet’ nhưng mà trông không mấy hiệu quả cho lắm. Thay vào đó, nó chỉ càng làm tăng thêm mong muốn được xem ‘vở kịch’ của độc giả mà thôi.
Và sẽ luôn có những người biến nhu cầu của người khác thành tiền.
“Tấm vé đó! Bán cho tôi đi! Anh muốn bao nhiêu?”
“Hmm, để có được tấm vé này tôi phải trầy da tróc vẩy lắm đấy… Anh có thể trả bao nhiêu vậy?”
Những kẻ đầu cơ vé bắt đầu hoành hành.
* * *
“Haha! Đồ ngốc nói lắp kia! Nhìn vào lượng xem áp đảo của tôi đi này!”
“Chê-chênh lệch hạng đ-đâu có áp đảo đâu chứ… chỉ có 3% thôi nha. C-cơ mà bản của tôi được đánh giá phần kịch bản tốt hơn mà…”
“Chậc, mấy gã phê bình đó chỉ là mấy kẻ ngu ngốc, thậm chí còn chê bai tác phẩm của Homer. Đánh giá của mấy gã đó có nghĩa lý gì chứ.”
“N-nhưng tôi thắng rồi mà nhỉ?”
“Êê, ngài Homer nói để khán giả đánh giá nhe, nên tôi thắng chắc rồi!”
“Nhìn này. Bản Hamlet của Plummer toàn mấy câu sáo rỗng với nói quá… Bản của Camel mới là đỉnh cao nghệ thuật của Homer….”
“Đánh giá của mấy nhà phê bình thì có nghĩa lý gì hết!”
Quan hệ giữa Rolls Camel và Ian Plummer, hai vị tác giả của Hamlet cứ như chó với mèo. Ian Plummer dù có cho mình lồng kiêu hãnh của một quý tộc nhưng nhưng nghệ thuật của cậu lại gần gũi với người dân hơn.
Khi chỉnh sửa lời thoại của Halmet, cậu đã xem xét đến góc nhìn của khán giả nhiều nhất có thể, tập trung lời thoại sao cho thật dễ hiểu và dễ nghe.
Còn Rolls Camel là một người nói lắp nhưng lại là hình mẫu của một nghệ sĩ bị mắc kẹt trong thế giới riêng của mình. Khi sửa lại lời thoại của Hamlet, cô ấy đắm chìm trong sự nhiệt huyết nghệ thuật của bản thân, có gắng lấp đầy chúng bằng những câu từ mới lạ là hoa mĩ nhất.
Thế nên họ không thể nào hòa thuận với nhau được, bọn họ ngược nhau hoàn toàn.
“Homer! Ngài nghĩ sao? Xếp hạng của khán giả đối với bản của tôi cao hơn nên chiến thắng thuộc về tôi có phải không?”
“Lời thoại của tôi tốt hơn anh ta mà nhỉ? Đúng không ngài Homer…?”
“Hừm, không thể gọi là hòa được sao? Cả hai đều viết rất hay mà. Tại sao cứ chăm chăm vào người chiến thắng làm gì chứ?”
“Hả? Nhưng Homer, ngài đã nói là—“
"Tôi đã đề xuất xuất bản cả hai để xem phản ứng của mọi người ra sao. Nhìn phản ứng của mọi người quả thật rất thú vị phải không nào?”
Tôi làm sao có thể nói bản nào hay hơn cơ chứ. Tôi làm gì có lấy cái bằng cấp nào và hơn nữa tôi làm gì có tài năng để đánh giá chúng chứ. Đối với tôi cả hai đều rất hay.
Việc có thể thưởng thức nhiều tác phẩm hay hơn là quá đủ đối với tôi rồi.
“Ian Plummer đã thắng với sự đánh giá cao của người xem, còn đối với các nhà phê bình thì chiến thắng thuộc về Rolls Camel. Như thế chưa đủ để hòa sao?”
“… Tôi hiểu rồi.”
Ian Plummer hình như không đồng ý với kết quả này cho lắm.
“Này, Ian. Cậu đã đọc cuốn ‘Bá tước Monte Cristo chưa’?
“À, tôi đọc rồi. Chính nó đã chiếm mất vị trí đầu bảng của chúng tôi mà, tất nhiên tôi đã đọc nó rồi.”
“Cậu có thấy cuốn tiểu thuyết đó hay không?”
“… Có.”
“Có phải nó còn hay hơn tiểu thuyết tôi viết không?”
“Không, không phải thế. Nó đầy sạn và nghiên cứu về lịch sử thì quá tệ.”
“Nhưng mà nó rất thú vị không phải sao?”
“…”
“Nhiều độc giả nói rằng ‘Bá tước Monte Cristo’ hay hơn tiểu thuyết của tôi. Thế có nghĩa là tôi đã thua ‘Herodotus’ sao?”
“… Không có.”
“Có thật thế không?”
“… Đúng thế.”
Thực ra thì ‘Herodotus’ là bút danh khác của tôi nhưng Ian Plumer thì không biết chuyện đó.
Thế nên dùng cách so sánh như này sẽ có hiệu quả.
“Cạnh tranh với nhau là tốt nhưng tôi mong rằng cậu đừng quá chú tâm đến thắng hay thua. Bản thân văn học quá đẹp đẽ để có thể phân cao hay thấp phải không?”
“Vâng, đúng là vậy.”
“Hmm, vì Ian Plummer đã được đánh giá cao hơn bởi khán giả… Vậy làm thế này thì sao?”
“…”
“Khi cậu phát hành một tác phẩm khác, tôi sẽ viết một lời giới thiệu cho nó thì sao.”
“…!!!”
Thật ra, đó cũng không phải là một đặc quyền gì ghê gớm cho lắm.
Tôi thực sự không có ý định từ chối các lời giới thiệu cho các tác phẩm khác, tôi đã viết một bài giới thiệu cho truyện cổ tích dài của Rolls Camel rồi đấy thôi.
Thế nên rốt cuộc thì những gì Rolls Camel nhận được và Ian Plummer nhận được cũng chẳng có gì khác nhau.
“Ca-Cảm ơn ngài! Tôi sẽ viết thật chăm chỉ!”
Nhưng trong mấy trường hợp như thế này, việc dùng đến nó rất quan trọng.
Có hơi buồn cười khi Ian Plummer xúc động đến mức nói lắp, bởi cậu ta cũng hay gọi Camel là cái cô nói lắp mà.
Tôi gật đầu đáp lại và tiếp tục nói.
“Vậy thì chúng ta kết thúc chuyện này ở đây... Cậu có biết về đám ‘đầu cơ vé’ đang kiếm chác từ vở Hamlet dạo này không?”
“À, có chứ. Chẳng phải thế mới là thương nhân sao? Họ không biết thế nào là danh dự và chỉ xem nghệ thuật đơn thuần chỉ là một thứ để kiếm tiền. Thú nhân còn có khuyết điểm bẩm sinh, còn đằng này lũ buôn bán đó là con người mà lại đi bóc lột đồng loại, khiến lũ đó trở nên thật đáng khinh mà.”
Ian Plummer tuôn một tràng, chê bai thương nhân không chừa ai. Chắc do là con của một quý tộc trong Nghị viện nên cậu ta có vẻ không ưa những người kiếm lợi nhuận bằng cách đầu cơ lắm.
Cá nhân tôi không có ác cảm gì với bọn họ, cơ mà vấn đề về việc đầu cơ thì khác. Chúng là những kẻ ký sinh, hủy hoại văn hóa và nghệ thuật.
“Thương gia tìm kiếm lợi nhuận là lẽ thường... nhưng, họ dùng tác phẩm của tôi để ép buộc và tăng giá cắt cổ là điều tôi không thể làm ngơ được. Cơ hội để thưởng thức nghệ thuật phải được trao cho mọi người một cách công bằng.”
“Cậu nói rất chính xác!”
Việc người giàu chi thêm để mua vé từ người khác là điều bình thường.
Ta không thể trách ai đó coi tiền lên trên nghệ thuật được.
Tuy nhiên những kẻ đầu cơ vé đã tước đi cơ hội mong manh để người nghèo có thể xem được buổi diễn với cái hành động tích vé của chúng.
Kết quả có thể bất công nhưng cơ hội thì nên công bằng.
“Nhưng hiện tại không có luật nào để trừng phạt bọn đầu cơ vé nên tôi có ý định thêm một lời cảnh báo chống lại những hành vi ‘đầu cơ vé’ vào phần mở đầu khi xuất bản vở kịch... Và đây cũng là tác phẩm của hai người, thế nên tôi muốn nghe ý kiến.”
Tôi có ý định sẽ tác động đến dư luận như khi tôi xuất bản Don Quixote.
Nghe thấy điều này, Ian Plummer đột nhiên cười rạng rỡ đầy vẻ đắc thắng và nói lớn.
“Về vấn đề này thì, cứ để tôi lo cho!”
“Hả?”
“Cha tôi là ‘Bá tước Plummer’. Ông ấy là người đứng đầu trong Đảng bảo thủ trong Nghị viện nên ông ấy có thể thông qua luật này một cách nhanh chóng thôi.”
“Ồ.”
“Chỉ cần ngài Homer viết đôi lời về quan điểm của mình về ‘đầu cơ vé’ thôi là đủ, dư luận cứ để tôi lo. Ha ha!”
* * *
“Xin chào, ngài đến để mua vé xem Hamlet sao? Chà, anh sẵn lòng trả bao nhiều đây? Dạo này nó nổi tiếng quá chừng nên giá thông thường không mua được nữa rồi…”
“Bắt hết chúng lại.”
“Đã rõ, sếp.”
“Hả—cái gì cơ? Chuyện này là sao? Mấy người có biết tôi đây là ai không hả?”
"Ha, tôi muốn hỏi anh hơn đấy. Cái gì cho anh cái tự tin mà đi lợi dụng tác phẩm ‘của ông ấy’ để kiếm tiền vậy?"
Một tuần.
Đó là khoảng thời gian cần thiết để loại bỏ hoàn toàn những kẻ đầu cơ vé đang gặm nhấm văn hóa và nghệ thuật của đế chế.


2 Bình luận