• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Web Novel

Chương 32 Sherlock Holmes (3)

5 Bình luận - Độ dài: 2,177 từ - Cập nhật:

“Thiếu gia, phản ứng của mọi người đối với ‘Sherlock Holmes’ thật sự rất nồng nhiệt đấy ạ.”

“Không phải luôn như thế à?”

“Lần này còn hơn thế nữa. Một số người thậm chí còn cố xông vào nhà xuất bản để có được phần tiếp theo nữa cơ.”

“Có vẻ hơi tệ nhỉ… cơ mà rốt cuộc đây cũng là Sherlock Holmes mà.”

Có nhiều cách để thu hút được độc giả đối với một tác phẩm và trong tiểu thuyết nhiều kỳ, thủ thuật đó được gọi là ‘tình tiết gay cấn’. Nói cho dễ hiểu thì là hết truyện đột ngột.

Kết thúc truyện khi vùa đến khúc sắp đánh nhau hay khi một điều bí ẩn gì đó vừa mới xuất hiện. Và đỉnh cao của thể loại áp dụng thủ thuật này chính là tiểu thuyết trinh thám.

Cốt truyện của tiểu thuyết trinh thám chính là bao gồm những phân đoạn đầy bí ẩn và một phân đoạn sẽ có lời giải, đẩy các mâu thuẫn đến mức cao trào, khiến người đọc hoàn toàn bị cuốn hút vào câu truyện.

“Ai mà không tò mò về phần tiếp theo của ‘Sherlock Holmes’ cơ chứ, đó là bản chất của con người mà.”

“Bản chất con người… ấy ạ?”

“Đúng.”

‘Sherlock Holmes’ là kiệt tác của tiểu thuyết trinh thám, không một tác phẩm nào có thể vượt qua được ‘Sherlock Holmes’ về độ hóng của độc giả.

"Người đọc bị cuốn hút vào tác phẩm có lẽ cũng bởi sức hút của nhân vật Sherlock Holmes."

"Nghĩ kỹ lại thì, có phải ngài là người đề xuất việc các thám tử tại Văn phòng Thám tử Whiterack hóa trang thành 'Sherlock Holmes' để làm nhiệm vụ bảo vệ không?"

“Không, đó là ý tưởng của Giám đốc Half and Half đấy. Anh ta rất nhạy bén trong những chuyện như vậy."

‘Shelock Holmes’ chính là nhân 'tuyệt vời' nhất trong lịch sử văn học. Là nhân vật được chuyển thể thành phim nhiều nhất trên thế giới và là một trong những nhân vật thành công nhất của văn học.

Nên theo lý đó thì chiến lược của Giám đốc nhà xuất bản Half và Half về việc quảng bá nhân vật cũng khá là hiệu quả.

“À, khi phần phá án được ra mắt thì mọi chuyện sẽ lắng xuống thôi, nên cũng không cần lo quá.”

“Thật thế ạ?”

Cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên, 'Cuộc điều tra màu đỏ' dành phân nửa cuốn sách để giải thích rằng 'thực ra gã này là một nhân vật đáng thương'. Điều này rất phù hợp với 'bước đầu' của một tiểu thuyết trinh thám, giúp người đọc hiểu rằng tội phạm cũng có những mặt đáng thương.

Nhưng mà để mà nói thật thì… nó khá là chán.

Cá nhân tôi thích những câu chuyện ngắn hơn.

Và trên hết—.

"Khoảnh khắc mà một nhân vật xuất sắc trở nên thực sự hấp dẫn... chính là khi họ bị đánh bại bởi những định kiến của chính mình."

Vượt lên trên cả cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên đầy ấn tượng 'Cuộc điều tra màu đỏ’.

Vượt lên trên cả ‘Dấu bộ tứ’, nơi tính cách của Holmes được hé lộ một cách chi tiết.

Có một tác phẩm duy nhất đã làm cho nhân vật Holmes trở nên thực sự quyến rũ.

“Hãy chờ đợi khoảnh khắc người phụ nữ đó xuất hiện đi.”

“Người phụ nữ đó... là câu chuyện thứ ba nhỉ. Ừm, tập đó cũng hấp dẫn đấy, nhưng... tôi không chắc nó thú vị bằng mấy tập khác.”

À phải rồi.

Sion đã đọc ‘toàn bộ’ những câu chuyện về Sherlock Holmes mà tôi đã đạo. Cơ mà vì không đọc theo thứ tự nên khó mà anh ta cảm nhận được trọn vẹn câu chuyện.

“Ta xin lỗi, Sion.”

“Xin lỗi gì cơ ạ?”

“Kiểu kiểu thế thôi.”

* * *

[Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes.]

[Vụ tai tiếng ở xứ Bohemia.][note71502]

[Trong mắt Sherlock Holmes, cô ấy luôn là người phụ nữ đặc biệt.]

[Trong suy nghĩ của Sherlock Holmes, "người phụ nữ ấy" luôn là "người phụ nữ đặc biệt đó".]

[Cô ấy có một vẻ đẹp khiến bất kỳ người đàn ông nào gặp gỡ cũng phải say mê, khiến họ có thể làm mọi thứ vì cô.]

Cô ấy chính là Irene Adler.

Mặc dù cô ấy chỉ xuất hiện trong phần truyện ngắn 'Vụ bê bối ở Bohemia' nhưng cô ấy vẫn là nhân vật nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong toàn bộ loạt truyện. Cô ấy cũng là nhân vật nữ được người hâm mộ Sherlock Holmes tái hiện lại nhiều nhất.

Sự xuất hiện của cô ấy trong truyện ngắn đó đã góp phần làm cho 'Sherlock Holmes' trở thành nhân vật 'lôi cuốn' nhất trong đế chế và trong lịch sử văn học.[note71503]

* * *

Chiếc mũ deerstalker, chiếc áo khoác choàng cùng với tẩu thuốc và kính lúp đã trở thành những món đồ phổ biến trong đế chế. Mọi thám tử trong đế chế đều diện lên mình trang phục tượng trưng cho 'Sherlock Holmes'.

Thậm chí, nhiều người không làm thám tử cũng thích mặc đồ theo phong cách Sherlock Holmes vì trông nó rất thời thượng.

"Nhờ có Sherlock Holmes mà dạo này chúng ta có nhiều việc hơn hẳn! Mọi người cũng nhìn chúng ta cũng thiện cảm hơn nữa."

"Đúng vậy đấy! Nói thật thì chẳng phải trước đây khi nói đến 'thám tử', họ sẽ thường nghĩ chúng ta chỉ là đám cặn bã đi dọn dẹp mấy vụ theo yếu cầu của bọn quý tộc thôi ha sao? Hoặc tệ hơn nữa làm họ xem ta là đám say xỉn đi đánh đập người khác thay cho vệ binh thôi à?”

“Cơ mà nói cho khách quan thì họ nói cũng khá đúng mà. Haha!”

Trước khi Sherlock Holmes xuất hiện thì hình tượng của ‘thám tử tư’ không được tốt cho lắm.

Thực tế là ngay cả trong những câu chuyện về 'Sherlock Holmes' thì chính Holmes cũng thường tự gọi mình là 'thám tử tư vấn' và cũng có nói những lời có phần tiêu cực đối với ‘thám tử’.

Nhưng rốt cuộc thì mọi người vẫn xem Sherlock Holmes như một thám tử.

Nên điều này đã khiến cho hình ảnh về nghề ‘thám tử tư’ được cải thiện.

"Dạo này, tôi thấy khá là mãn nguyện đó nha. Chúng ta được bắt kẻ xấu, đôi khi lại giúp đỡ người nghèo, cảm giác như đây mới là lý do tôi trở thành thám tử ấy.”

"Anh bị gì vậy hả? Cái gã chỉ biết có tiền đâu rồi?"

Chính các thám tử tư cũng thích được nhìn nhận tốt hơn như này.

Ngược lại thì sau khi có ‘Sherlock Holmes’ thì ngày càng có nhiều thám tử bắt đầu hành động giống Holmes trong truyện. Hình ảnh được truyền thông dựng lên đã tác động đến nghề thám tử trong đời thực.

“Này Waston, một khi cậu đã loại trừ những điều không thể thì những điều còn lại dù không đáng tin đến đâu cũng chính là sự thật.”

“Hahahahaha! Nó không hợp với anh chút nào đâu, làm ơn dừng lại đi. Còn nữa nếu phải là Holmes thì cũng là tôi làm chứ—. Tại sao tôi phải là Waston trong khi anh là Holmes hả?”

“Im đi, Waston.”

“Hahahaha.”

Cũng có một chuyện khá là lạ xảy ra đó là các thương nhân hoặc quý tộc bắt đầu ưu tiên thuê người tên 'Watson' làm thư ký hoặc người hầu. Nên thậm chí còn có người nói dối hoặc đổi tên mình.

Có vẻ như những người đã đọc Sherlock Holmes đều có sở thích gọi bất cứ ai bên cạnh họ là 'Watson'.

“Người ta nói ‘Homer’ là một vị thần hay gì gì đó nhưng, đối với thám tử chúng tôi thì vị thần thật sự chính là ‘Herodotus’.”

“Quá chuẩn! Herodotus chính là vị thần của chúng ta!”

"Thực ra, mấy cuốn tiểu thuyết của Homer... mấy cuốn thiểu thuyết Homer viết cũng không hay lắm nhỉ?”

"Nói thế là hơi... Anh mà không muốn bị người hâm mộ của Homer đấm cho thì đừng có nói lung tung như vậy."

Kết quả là tên tuổi 'Herodotus' đã trở nên cực kỳ nổi tiếng, tất cả là nhờ Sherlock Holmes.

* * *

Không kể đến sức ảnh hưởng từ công chúng ra sao, phương pháp điều tra ‘từ những cái chung chung đến cái cụ thể’ được trình bày trong loạt truyện Sherlock Holmes đã bắt đầu tác động đến những cơ quan cảnh sát, kể cả lực lượng tuần tra và cảnh vệ.

Nhất là 'Lực lượng Cảnh sát Thủ đô Hoàng gia’, cơ quan quản lý an ninh của thủ đô là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp từ Sherlock Holmes.

"Chúng ta giỏi đến mức đó thật sao...?"

"Ờm, chúng ta còn chẳng biết cách phát hiện dấu vân tay nữa là..."

“Nói thật thì ở quê còn chưa có cảnh sát nữa mà…”

"Chúng ta làm còn tệ hơn cả thám tử tư..."

Lý do là vì họ không nắm được phần lớn các phương pháp điều tra mà cảnh sát trong Sherlock Holmes áp dụng, bởi Luật Cảnh sát Quốc gia của Đế chế mới được ban hành còn chưa đầy mười năm.

Nhờ luật này mà cơ quan điều tra, cơ quan cảnh vệ và lực lượng cảnh sát có thể hoạt động đồng thời với nhau.

Việc xây dựng một lực lượng cảnh sát để thử nghiệm vẫn còn nhiều thiếu sót nên trong giai đoạn này, tiểu thuyết 'Sherlock Holmes' đã được coi như một nguồn tham khảo hữu ích.

"Này, chúng ta làm theo cách này có được không...?"

"Hình như cũng hợp lý, nhỉ...?"

Lực lượng cảnh sát của đế chế bắt đầu được tổ chức một cách nhanh chóng. Trong quá trình đó 'Lực lượng Cảnh sát thủ đô Hoàng gia’ và cơ quan cấp trên của nó là 'Cơ quan Hành chính Đặc biệt về Thực thi Luật Cảnh sát Toàn quốc' thậm chí đã yêu cầu tư vấn từ 'Half và Half'.

“Ngài tác giả!”

“Tôi đây.”

“Chúng ta vừa nhận được yêu cầu từ đế chế, giờ ta phải làm gì giờ?”

“Yêu cầu tư vấn hành chính đặc biệt về việc triển khai Luật Cảnh sát Toàn quốc hả...? Gặp mắt trực tiếp có vẻ hơi khó… tôi sẽ viết ra và gửi nó đi.”

Chẳng bao lâu sau thì 'Cơ quan Cảnh sát thủ đô Hoàng gia' đã được thành lập dựa trên mô hình mà 'Herodotus' đưa ra.

Cơ quan này được thành lập để đảm bảo an toàn cho người dân, bắt giữ tội phạm và duy trì trật tự công cộng, đã đạt thành tích vượt trội ngay trong ngày hoạt động chính thức đầu tiên và trở thành nền tảng cho sự ổn định của đế chế.

“Ngươi có quyền giữ yên lặng nhưng có thể sẽ bị tra khảo đấy. Bản thân ngươi cũng có quyền có luật sư nhưng những gì ngươi nói bây giờ đều sẽ là bằng chứng chống lại người trước tòa.”

“Nói nhiều thế chỉ vì một tên tội phạm chi thế?”

“Anh không biết hả? Chúng ta được yêu cầu làm thế đó.”

"Nghe cũng có vẻ có tác dụng. Tôi cũng sẽ thử.”

Và thế là an ninh trật tự xã hội của đế chế đã được nâng cao, tất cả đều nhờ vào một cuốn tiểu thuyết.

* * *

“Thiếu gia Ed.”

“Gì đấy Sion?”

Vẫn như mọi ngày, khi tôi đang nghỉ ngơi tại nhà và đọc truyện thì Sion bất ngờ ùa vào phòng, thở như thể vừa chạy hết sức.

"Có chuyện tồi tệ xảy ra rồi!"

"Chuyện tồi tệ á?"

"Vâng! Có người đã sử dụng nhân vật Sherlock Holmes của ngài và─."

"Lại là chuyện ăn cắp bản quyền sao?"

Sherlock Holmes là một nhân vật vô cùng lôi cuốn đã được tái hiện không biết bao nhiêu lần nên cũng không có gì bất ngờ nếu ai đó tạo ra một tác phẩm bắt chước nhân vật 'Sherlock Holmes' cả.

“Nó không phải đạo văn đâu ạ, mà hơn thế thì, ngài đọc cái này đi ạ!”

“Hử?”

Sion dưa cho tôi một cuốn tạp chí dài kỳ tên là 'Mini và Life’ với chất liệu giấy vụn chất lượng thấp như Half và Half. Tôi đôi khi cũng đọc mấy cuốn như này.

Tôi đọc lướt nhanh qua cuốn tạp chí Sion đưa. Ngay sau đó, tôi hiểu được lý do anh ta bối rối và mặt đỏ lên như vậy.

[Arsène Lupin đấu với Sherlock Holmes]

 “Wow….”

Có vẻ như Maurice Leblanc cũng tồn tại trong thế giới này.[note71501]

Ghi chú

[Lên trên]
Với tư cách là “cha đẻ” của nhân vật Arsène Lupin - "tên trộm" kỳ tài có phong thái lịch lãm, đồng thời là một trang hảo hán ưa bảo vệ công lý, tác gia trinh thám người Pháp Maurice Leblanc đã giành được vị trí xứng đáng trên văn đàn thế giới cũng như trong lòng độc giả thể loại sách trinh thám suốt một thế kỷ qua. Leblanc là một cây viết rất sung sức, ông đã cho ra đời trên 60 tiểu thuyết và truyện ngắn.
Với tư cách là “cha đẻ” của nhân vật Arsène Lupin - "tên trộm" kỳ tài có phong thái lịch lãm, đồng thời là một trang hảo hán ưa bảo vệ công lý, tác gia trinh thám người Pháp Maurice Leblanc đã giành được vị trí xứng đáng trên văn đàn thế giới cũng như trong lòng độc giả thể loại sách trinh thám suốt một thế kỷ qua. Leblanc là một cây viết rất sung sức, ông đã cho ra đời trên 60 tiểu thuyết và truyện ngắn.
[Lên trên]
"Vụ tai tiếng ở xứ Bohemia" (A Scandal in Bohemia) là một truyện ngắn trinh thám của nhà văn người Anh Arthur Conan Doyle, xuất bản lần đầu tiên trên tạp chí The Strand Magazine vào tháng 7 năm 1891. Đây là truyện ngắn đầu tiên trong tuyển tập "Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes" (The Adventures of Sherlock Holmes) và là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất về nhân vật thám tử Sherlock Holmes.
"Vụ tai tiếng ở xứ Bohemia" (A Scandal in Bohemia) là một truyện ngắn trinh thám của nhà văn người Anh Arthur Conan Doyle, xuất bản lần đầu tiên trên tạp chí The Strand Magazine vào tháng 7 năm 1891. Đây là truyện ngắn đầu tiên trong tuyển tập "Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes" (The Adventures of Sherlock Holmes) và là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất về nhân vật thám tử Sherlock Holmes.
[Lên trên]
Lý do cho sự 'lôi cuốn' đó có thể là do Holmes giống con người hơn. Trong các câu chuyện khác, Holmes thường được miêu tả là một người lạnh lùng, xa cách và chỉ quan tâm đến công việc. Tuy nhiên, khi đối đầu với Irene Adler, ông đã thể hiện một khía cạnh khác của mình: sự ngưỡng mộ và tôn trọng đối với một người phụ nữ thông minh và bản lĩnh. Điều này cho thấy Holmes cũng có những cảm xúc con người, và ông không hoàn toàn là một cỗ máy suy luận.
Lý do cho sự 'lôi cuốn' đó có thể là do Holmes giống con người hơn. Trong các câu chuyện khác, Holmes thường được miêu tả là một người lạnh lùng, xa cách và chỉ quan tâm đến công việc. Tuy nhiên, khi đối đầu với Irene Adler, ông đã thể hiện một khía cạnh khác của mình: sự ngưỡng mộ và tôn trọng đối với một người phụ nữ thông minh và bản lĩnh. Điều này cho thấy Holmes cũng có những cảm xúc con người, và ông không hoàn toàn là một cỗ máy suy luận.
Bình luận (5)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

5 Bình luận

ko biết có tác phẩm trinh thám của Christine ko nhỉ?
Xem thêm
TRANS
ô đọc đề tài thám thử xong mình cũng bất tri bất giác bấm vào chương tiếp theo ✋🐧🤚
Xem thêm
TRANS
đoạn 50: thì chính ? cũng
Xem thêm
CHỦ THỚT
TRANS
sửa rồiiiii, cảm ơn nhé
Xem thêm