[Đạo chích bóng ma Hanxe đối đầu với Sherlock Holmes.]
Đó là một cuốn tiểu thuyết được xuất bản bởi ‘Mini and Life’ cũng thuộc thể loại trinh thám, nó đã lợi dụng danh tiếng của Sherlock Holmes một cách trắng trợn và nói về nội dung thì cũng chẳng có gì đặc sắc cả.
Hầu hết câu chuyện chỉ xoáy quanh một tên trộm tên là ‘Rines Haxen’ trốn thoát được khỏi Holmes mà thôi.
Cái hay của nó là có thể giữ lại cốt truyện của 'tiểu thuyết trinh thám' vốn thấy trong Sherlock Holmes một cách khá khéo léo. Và bất ngờ là về mặt hoàn chỉnh của một cuốn tiểu thuyết trinh thám lại được thể hiện khá tốt.
“Sao chúng ta không nói với nhà xuất bản đó đi thiếu gia? Chúng ta phải can thiệp ngay mới được…”
"Không, ừm, thật nói thật thì miễn là có một tác phẩm ra hồn đối với ta là đủ rồi…."
Đánh giá của tôi về tác phẩm này rất đơn giản.
"Cuốn này không hay lắm."
“Sao ạ?”
“Tác giả của nó không so với Maurice Leblanc được rồi.”
Nó không thú vị chút nào.
Maurice Leblanc người nổi tiếng, thậm chí có thể nói là 'tai tiếng' trong giới hâm mộ Sherlock Holmes vì loạt truyện 'Arsène Lupin' của mình, dù thế ông vẫn là một nhà văn tài ba. Ở các nước nói tiếng Pháp, độ nổi tiếng của Lupin thậm chí còn vượt trội hơn cả Holmes.
Tuy nhiên, tác phẩm 'Đạo chích bóng ma Haxen' này... thành thực mà nói thì nó chưa đạt đến đẳng cấp ấy. Dù có dấu ấn của Sherlock Holmes nhưng viết vẫn khá non tay.
“Chúng ta nên xử lý chuyện này sao đây…”
Theo phạm vi của luật đế chế thì việc về bản quyền không bao gồm tên của các nhân vật truyện—tức là danh từ riêng. Đây không phải là một trường hợp ngoại lệ mà chỉ đơn giản là nó quá chung chung nên không đến mức được quy định.
Những vụ việc như này cũng chưa có tiền lệ.
Vì thế, đây là một vấn đề mà đế chế hoàn toàn có thể xử phạt nếu họ muốn. Nếu thế thì sự việc này sẽ tạo thành một án lệ.
Làm một chuyện mạo hiểm đến mức này chứng tỏ người viết cũng chẳng vừa gì.
“Tên tác giả là… Lionel Balzac sao?”
Chà, tôi khá là thích cái tên này đấy, đây là một cái tên hoàn hảo để làm khó dịch giả. Dĩ nhiên, cách viết có lẽ sẽ khác.
Tôi thấy việc anh ta sáng tác được một tác phẩm bằng cách mô phỏng lại cốt truyện của một tiểu thuyết trinh thám mới nổi được thế, chứng tỏ anh ta có vẻ cũng có tài viết lách đấy chứ.
“Ngươi có biết anh ta là ai không?”
“Tôi chưa bao giờ nghe đến cái tên Balzac hay một gia tộc nào có tên đó cả. Anh ta có thể là một thường dân hay thiếu gia nghĩa rằng anh ta dùng bút danh ạ?”
“Rất có thể là thế, hmm.”
Vô số từ khóa xoay tròn trong tâm trí tôi.
Sherlock Holmes, Maurice Leblanc, Đạo chích bóng ma Haxen. Cái tên Blazac, vụ đạo văn và cả bản quyền nhân vật…
Sau đó, tôi đã quyết định.
"Ổn rồi. Ta đã quyết định xong."
“Chúng ta sẽ kiện họ đúng không ạ?”
“Sai bét, chúng ta sẽ đăng thêm một cuốn tiểu thuyết nhiều kỳ khác lên Half and Half.”
“Hả?”
Là một người hâm mộ Sherlock Holmes, tôi đương nhiên có nhiều e ngại về việc xuất bản 'cuốn tiểu thuyết đó'. Nhưng giờ đây đã có một tình nguyện sẵn sàng làm 'bao cát' rồi, quá là may mà.
"Ta cứ loay hoay không biết đổi tên nhân vật trong tác phẩm này thế nào... ai ngờ lại có thể lấy luôn từ đây.”
Một cuốn tiểu thuyết trinh thám tận dụng danh tiếng của Sherlock Holmes và khai sinh ra hình tượng tên trộm lừng danh 'Arsène Lupin', chắc hẳn đây sẽ là câu chuyện về chuyến phiêu lưu đầy tuyệt vời đây.
Nếu là một sinh viên chuyên ngành văn học Anh có lẽ khó mà có cái nhìn thiện cảm về nó, nhưng với tư cách là một độc giả yêu thích tiểu thuyết, thật khó để không yêu thích nó.
“Ta sẽ cho họ thấy thế nào là một trên trộm thật sự.”
Siêu trộm hào hoa Arsène Lupin.[note71528]
Sẽ không còn chuyện Arsène Lupin bắt chước một Sherlock Holmes nữa. Mà là—.
“Arsène Lupin đối đầu Rines Haxen. Hmm. Nghe có vẻ không tệ.”
Sẽ là Arsène Lupin bắt chước theo Rines Haxen mà Rines Haxen lại nhái theo Sherlock Holmes. Cảnh tượng lúc mà "Mũi Kim Rỗng" được đăng nhiều kỳ sẽ khá là thú vị cho xem.
Không biết Lionel có hiểu được điều này tuyệt vời ra sao không nhỉ?
Điều này chẳng khác nào tên nhân vật của anh ta được đặt giữa hai nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử tiểu thuyết trinh thám cả! Những độc giả yêu thích thể lại trinh thám trong tương lai chắc hẳn sẽ ghen tị với anh ta và gọi đó chính là một phần thưởng ấy chứ.
“Hmm, không phải xử phạt anh ta sẽ tốt hơn sao ạ? Tôi không hiểu tại sao thiếu gia lại làm đến thế?”
“À thì tiểu thuyết trinh thám xét cho cùng cũng là một dạng tiểu thuyết theo khuôn thôi mà..."
Đây là một quyết định có phần bốc đồng.
“Vả lại ta thấy thích cái tên đó.”
“Ngài nói thích cái tên Lionel á?”
“Không đâu, là Balzac cơ. Đó như là một cái tên có thể sẽ tạo ta nhiều tác phẩm hay.”[note71527]
“Vậy sao ạ…?”
* * *
[Tin sốc! Herodotus thông báo sẽ đồng thời xuất bản hai tác phẩm!]
[Hãy đến để đọc loạt truyện Siêu trộm hào hoa Arsène Lupin tại “Half and Half’ ngay bây giờ nào!]
* * *
Arsène Lupin vừa là một cuốn tiểu thuyết vè trinh thám vừa là tiểu thuyết về phiêu lưu. Đặc biệt, nó là một tiểu thuyết phiêu lưu pha trộn những yếu tố có phần kỳ lạ và huyền bí. Xét về khía cạnh nào đó, đây là một tác phẩm rất đậm chất Pháp.
“Thú vị quá… cá nhân tôi còn thích nó hơn Sherlock Holmes nữa…”
“Lần này cũng mong được cô giúp.”
Cuốn tiểu thuyết này cũng được hoàn thành nhờ lời khuyên của Millie Cléang.
Cô ấy là người hâm mộ cuồng nhiệt của ‘Conan Sage’ nên trông cổ có vẻ rất thích câu chuyện phiêu lưu của Arsène Lupin. Thậm chí cổ còn cho rằng nó hay hơn Holmes nữa cơ.
Và sau sau khi xong nó đã được đăng nhiều kỳ tại tạp chí Half và Half.
"Hả? Tác phẩm mới của Herodotus ư? Sao ông ấy không viết lần hai cuốn về Sherlock Holmes cho rồi?”
"Chuẩn luôn! Cơ mà đã là tiểu thuyết của Herodotus thì chắc chắn rất đáng đọc, nhưng giờ tôi chỉ muốn biết diễn biến tiếp theo của Holmes thế nào thôi!"
Mọi người đều lo rằng việc xuất bản nhiều kỳ của Sherlock Holmes có bị chậm lại hay không.
“Cuốn này cũng thú vị quá ấy chứ nhờ…?”
“Đem cho tôi tập tiếp theo đi! Chuyện gì xảy ra tiếp theo vậy hả!”
Khi loạt truyện Arsène Lupin bắt đầu được xuất bản định kỳ, thì những ý kiến cho rằng nên đăng nhiều kỳ hai phần truyện Sherlock Holmes thay vì ‘cái này’ đã không còn nữa. Lý do là vì loạt truyện Arsène Lupin hấp dẫn chẳng kém gì Sherlock Holmes.
Nhất là cái chất riêng của nhân vật đạo chích và cái không khí vừa ma mị vừa đậm chất kỳ ảo của loạt truyện Lupin đã hoàn toàn mê hoặc lòng người.
"Tuyệt vời! Có thêm truyện để đọc rồi! Đây mới đúng là thú vui trên đời! Thế, bao giờ mới có tập mới? Hả? Tuần sau á?"
"Áaaaa! Đúng là địa ngục mà!"
Những độc giả vốn đã mòn mỏi chờ đợi tập mới của Sherlock Holmes, giờ đây lại phải thêm một nỗi háo hức chờ đợi tập tiếp theo của Arsène Lupin. Đây quả là thống khổ nhân đôi của những người mê truyện dài kỳ như họ.
"Có kkhi Herodotus có lẽ là một con quỷ được Chúa phái xuống để thử thách chúng ta không...?"
"Dám cắt ngang câu chuyện ngay lúc gay cấn nhất! Ai mà ác độc vậy chứ?"
Dựa trên cái gọi là ‘thuyết Thánh Homer’ từng rộ lên một thời, thậm chí có người còn quả quyết rằng Herodotus là ‘tai sai của Satan’ để chống lại Homer nữa cơ. Đương nhiên, một cái chuyện tào lao như vậy thì chẳng ai thèm để ý.
Chuyện đó chỉ cho thấy người ta đang phát cuồng vì muốn đọc ‘tập tiếp theo’ đến mức nào.
Số vụ định xông vào nhà xuất bản cũng tăng lên chóng mặt, nhưng lần nào cũng bị mấy tay thám tử của Văn phòng Thám tử Whiterack dẹp loạn.
Và một vấn đề không thể tránh khỏi đã xuất hiện khi nhiều tác phẩm nổi tiếng đồng loạt được xuất bản theo kỳ.
“Arsène Lupin là một quý ông chân chính! Ông ấy luôn đứng về phe phụ nữ trong mọi hoàn cảnh và luôn duy trì công lý!”
“Há! Nhưng ông ta không phải cũng chỉ là trộm thôi sao? Đâu như Sherlock Holmes, ông ấy mới là anh hùng thật sự! Ông ấy theo đuổi lẽ phải và lôi cổ bọn tội phạm ra trước vành móng ngựa!
Đây là một ‘cuộc chiến’.
‘Sherlock Holmes đối đầu Arsène Lupin’ là một trong những chủ đề tranh cãi bất tận kéo dài từ kiếp trước đến tận ngày nay. Ở thế giới này, hai tác phẩm lại còn được đăng tải song song nên chắc chắn, ‘Sherlock Holmes’ và ‘Arsène Lupin’ sẽ trở thành đề tài so sánh.
“Arsène Lupin là một tên trộm chính nghĩa!”
“Làm gì có cái gọi là tên trộm chính nghĩ chứ hả? Trộm là trộm, nhỏ hay lớn cũng là trộm!”
"Ông ta hơn hẳn cái bọn nghiện ngập!"
"Ông ta hơn hẳn lũ trộm cắp vặt chỉ biết sống bằng nghề phạm tội!"
“Muốn đánh nhau sao tên này!”
“Nhào dô, nhào dô!”
Một Siêu trộm hào hoa Arsène Lupin, người luôn đặt quê hương và công lý lên hàng đầu và một Sherlock Holmes chàng thám tử kỳ quặc nhưng luôn hướng đến lẽ phải và đầy lạc quan.
Cuộc tranh cãi xem ai trong hai nhân vật này xuất sắc hơn vẫn không có hồi kết.
Sẽ không ngoa khi nói rằng cuộc tranh luận này tiếp tục suốt cả ngày dài ở mọi quán rượu, công viên, đường phố và cửa hàng trong đế chế.
"Thế còn tên đạo chích Haxen thì sao?"
"Haxen á? À, anh nói cái thằng ngu ngốc gây ra chuyện sau khi bị Arsène Lupin cho một vố hả?"
Tên đạo chích Haxen được xem là một nhân vật phụ khá quan trọng trong truyện Arsène Lupin.
Hầu như chẳng ai còn nhớ đến tác phẩm mang tên [Tên đạo chích Haxen đối đầu Sherlock Holmes]. Và sau đó.
“Ngài tác giả! Tôi yêu ngài quá!”
“Tình yêu của đàn ông thì có hơi…”
“Haha!”
Ryan, ông chủ của ‘Half và Half,’ đã hốt bạc nhờ độ nổi tiếng của ‘Sherlock Holmes’ và ‘Arsène Lupin’ bằng cách tung ra thị trường đủ thứ đồ dùng có hình nhân vật.
Anh ta bê nguyên xi cái chiến lược đã dùng cho Hoàng tử bé. Thậm chí, có khi nó còn hiệu quả hơn cả với Hoàng tử bé ấy chứ.
Điều cốt lõi của hàng hóa nhân vật nằm ở việc khơi gợi sự yêu thích đối với nét hấp dẫn của chính nhân vật đó.
“Hầu hết lợi nhuận được gửi vào tài khoản của ngài rồi đó, nhớ kiểm tra nó nhe! Ngài sẽ sốc lắm đấy! Hahaha!”
“Ồ, tôi sẽ xem qua.”
Mình lại giàu hơn rồi, hay là mình nên nghĩ đến việc hỗ trợ xuất bản cho những tác giả trẻ có tiềm năng. Thành lập một quỹ từ thiện về nghệ thuật cũng là một ý tưởng không tồi. Nhưng trước tiên─.
“Xin chào. Tôi là Manny Clever, Giám đốc của Mini and Life.”
“Vâng, tôi là nhà văn Herodotus.”
Tôi dự định gặp gỡ nhà văn Lionel Balzac, anh ta có vẻ rất giỏi trong việc nắm bắt cấu trúc của câu chuyện. Tôi muốn mời anh ta về học viện của mình và truyền đạt cho anh ta kiến thức về tiểu thuyết.
* * *
“Xin chào anh.”
“Cậu nói cậu là ai cơ?”
"Tôi là nhà văn Herodotus. Đây có phải là nơi Lionel Balzac─."
"Xin lỗi! Tôi không còn mặt mũi nào để nhìn ai nữa! Xin hãy tha cho tôi!"
Hừm, đây không phải là khung cảnh mà tôi hình dung.
"Tôi làm thế là vì tôi túng tiền quá! Biên tập viên bảo sẽ trả thêm tiền bản thảo nếu tôi viết theo kiểu này... Tôi thật lòng xin lỗi!"
“Hở?”


6 Bình luận
vậy trans có thể thêm từ 'nữa' để sau 'ai' cho nó nhấn mạnh thêm:) nếu được thì đổi 'có' thành 'còn' nữa