Throne of Magical Arcana
Ái Tiềm Thủy Đích Ô Tặc (Mực Thích Lặn Nước)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Vol 01 - Thánh vịnh chi thành (1-135)

Chương 101 - Chức nghiệp Huyền thoại

20 Bình luận - Độ dài: 1,614 từ - Cập nhật:

*Trans+Edit: Lắc

Bằng cách so sánh bản dịch với sách gốc, Lucien đã nắm được thêm cách đọc Sylvanas, và hiện tại đã có thể hiểu được một phần lớn trong cuốn Chiêm tinh và Nguyên tố, dù cho vẫn còn chút ít khó khăn.

Trong Chiêm tinh và Nguyên tố có cung cấp một vài phương pháp minh tưởng cấp cao. Rút ra bài học từ những gì đã xảy ra với nữ phù thủy, Lucien quyết định trước khi có thể hiểu thấu đáo cách thức hoạt động của các phương pháp khác thì tạm thời cậu sẽ tiếp tục bám sát phương pháp minh tưởng hiện tại.

Có một điều trong cuốn sách thu hút sự chú ý của Lucien. Trong suốt một thời gian dài, cậu đã trăn trở một vấn đề. Nếu nguyên lý của kĩ thuật vô niệm có thể được giải thích bằng sự thay đổi tần số rung của linh lực, thì tại sao, theo như cuốn sách, sau khi đã xây dựng thành công cấu trúc ma thuật tương ứng trong linh hồn của một người với bốn nguyên tố cơ bản là thổ, hỏa, phong, thủy, người ta lại có thể thi triển một thần chú mà không cần sử dụng bất kỳ chất phản ứng ma thuật nào?

Lấy Toan dịch Tiễn xạ làm ví dụ, nếu không có lưu huỳnh trong quá trình thi triển thì axit từ đâu ra?

Có cảm hứng, Lucien đưa ra một giả thuyết táo bạo rằng bốn nguyên tố cơ bản trên thế giới này có thể được hiểu như bốn lực cơ bản trên Trái đất. Có một lý do tại sao thổ, hỏa, phong, thủy được thừa nhận là những nguyên tố quan trọng nhất, bởi vì dường như nếu được kết hợp với nhau, chúng có thể xây dựng nên tất cả các cấu trúc ma thuật. Tất cả các đặc tính vật lý và hóa học trên thế giới này đều là những biểu hiện bên ngoài của các nguyên tố cơ bản hoặc là của sự tương tác giữa chúng. Do đó, việc thi triển phép mà không cần bất kỳ nguyên vật liệu hay chất phản ứng nào đều trở nên hợp lý.

Nếu những giả thuyết trên là đúng thì thế giới này có lẽ tương tự với Trái đất ở cấp độ vi mô. Trong trường hợp đó, những “tiên phép” tồn tại trong thế giới này mà Lucien từng đọc trước đây có lẽ thực chất chính là “hạt ma thuật”.

Tuy nhiên, tất cả những điều này hiện tại đều chỉ là giả thuyết của cậu. Cậu biết rằng bản thân cần phải thực hiện nhiều thí nghiệm hơn mới có thể chứng minh được liệu chúng là đúng hay là sai.

Cuốn Chiêm tinh và Nguyên tố này giới thiệu hầu hết các thần chú thuộc hệ Chiêm tinh và Nguyên tố, cùng một số thần chú cơ bản của các hệ khác, từ bậc một đến bậc năm.

Ở Đế chế Ma thuật cổ đại, tất cả các thần chú đều có thể được chia thành hai loại: hầu hết đều là những thần chú cơ bản có cấu trúc ma thuật được đế chế công nhận và mọi người dân đều có thể sử dụng; phần còn lại là những thần chú độc nhất, được tạo ra bởi nhiều pháp sư vĩ đại trong lịch sử.

May mắn thay, cuốn sách này cũng có giới thiệu một số thần chú độc nhất.

Lật sang trang, Lucien thấy một chương có tiêu đề là “Hai Chức nghiệp Huyền thoại”, cậu bất chợt trở nên phấn khích.

Tuy nhiên, càng đọc, Lucien càng nhận ra rằng chương này nằm ngoài khả năng hiểu của cậu. Rất nhiều từ ngữ được sử dụng ở đây thậm chí còn chẳng phải ngôn ngữ Sylvanas, và hai cấu trúc ma thuật cực kỳ phức tạp này làm não cậu xoắn cả vào nhau.

Dù vậy Lucien vẫn hiểu được đại khái hai chức nghiệp huyền thoại này là gì: một là Chúa Tể Nguyên Tố của hệ Nguyên tố và cái kia là Nhà Tiên Tri của hệ Chiêm tinh, và việc thăng lên một trong hai chức nghiệp này đều cần rất nhiều nguyên vật liệu ma thuật cực kỳ quý giá cùng một vòng phép khổng lồ. Bên cạnh đó, mỗi hệ ma thuật đều có nhiều hơn một chức nghiệp huyền thoại.

Chương cuối cùng của cuốn sách cung cấp công thức chế tạo nhiều loại ma dược khác nhau.

Sau khi xem qua hết, Lucien thu lại linh lực từ cuốn sách trong thư viện tinh thần của mình rồi nghỉ ngơi.

Sau khi đọc xong Chiêm tinh và Nguyên tố, Lucien quyết định sẽ lựa chọn phân tích câu thần chú Tinh Thuẫn để tiến tới việc trở thành một pháp sư bậc một.

...

Trái ngược với tất cả những câu thần chú cấp học việc có cấu trúc bên trong là hai chiều, thần chú bậc một phức tạp hơn nhiều bởi chúng là ba chiều. Lucien tiến hành một cách rất chậm rãi, cố gắng tìm hiểu cấu tạo của chúng dựa trên giả thuyết của chính mình.

Đọc và nghĩ quá nhiều khiến não của Lucien cảm thấy quá tải. Tối muộn, cậu nằm trằn trọc trên chiếc giường êm ái, không ngủ được chút nào.

Thế là cậu bật dậy và đi vào phòng tập của mình. Ngồi xuống trước cây đàn piano, Lucien đặt tay lên phím đàn.

Cậu đã học nhạc được hơn bốn tháng và đã quen với việc sử dụng âm nhạc để thư giãn. Trong thế giới của âm nhạc, Lucien không có gì phải lo lắng. Trong thế giới của âm nhạc, cậu cảm thấy an toàn.

Bàn tay của Lucien uyển chuyển tự do trên những phím đàn. Sau khi cậu nhấn xuống phím cuối cùng, một tiếng vỗ tay đột ngột vang lên từ cửa sổ.

Lucien nhanh chóng quay người cảnh giác. Đó là Natasha, đang đứng ngoài hiên trong bộ Âu phục đen.

“Điện hạ.” Lucien nói. “Cho người biết nhé, đó không phải là cửa trước đâu.”

Natasha thản nhiên vẫy vẫy tay rồi cười nói. “Thôi nào, nhà sử học của ta. Cậu không nhớ là gần như tất cả các hiệp sĩ trong những cuốn sách mà cậu đã đọc đều đến gặp nàng thơ yêu dấu của mình bằng cách lẻn qua cửa sổ đó sao? Ông Bake bảo ta là cậu có trí nhớ tốt lắm mà.”

“Chúng chỉ là tiểu thuyết lãng mạn...” Lucien cho Natasha vào. “Vậy tại sao muộn thế này rồi người còn đến đây, thưa Điện hạ?”

“Ừ thì... tạt ngang thôi. Ban nãy ta ghé thăm Silvia, cô ấy cũng sống ở khu này.” Natasha bước vào phòng tập của Lucien. “Chơi hay lắm, Lucien. Là ngẫu hứng sao? Nghe có cảm giác buồn buồn.”

“Vâng, là ngẫu hứng.” Lucien trả lời. “Tôi chỉ đang... nghĩ về quá khứ của mình.”

“Ta hiểu rồi. Ta biết trước đây cậu đã từng phải chịu khổ nhiều, Lucien.” Natasha nghiêm túc gật đầu. “Bản nhạc cậu vừa chơi rất đẹp, đẹp như ánh trăng vậy. Ta nghĩ cậu nên chép lại đi, để sau này có thể phát triển nó thành một bản sonata đầy đủ.”

Lucien có chút xấu hổ, bởi vì phần cậu vừa chơi là từ bản Sonata Ánh trăng nổi tiếng của Ludwig van Beethoven. Đồng thời, cậu cũng rất ấn tượng trước tầm nhìn sâu rộng của Natasha về âm nhạc.

“Tác phẩm của người đến đâu rồi, Điện hạ? Bản serenade dành cho cô Silvia ấy?” Lucien đổi chủ đề.

“Ừ thì... Cậu biết đấy...” Natasha dễ thương đảo mắt, cố gắng che giấu sự xấu hổ của mình. “Ta nghĩ là ta không làm được. Ta đã cố rồi... Thề.”

Lucien nhướng mày và nghiêng đầu, chờ đợi Natasha nói ra ý định thực sự của việc đến chỗ cậu muộn như vậy tối nay.

“Ta ghé qua để xem cậu còn thức không,” – Natasha tiếp tục – “vì ta muốn biết bản serenade của cậu thế nào rồi. Bản mà cậu đã đặt tên là For Silvia ấy.”

“Giờ tôi hiểu ý định của người rồi, Điện hạ.” Lucien cười cười. “Sắp xong rồi.”

...

Giai điệu của bản serenade sinh động và nhẹ nhàng như tiếng suối róc rách. Đây chắc chắn là một bản serenade ngợi ca vẻ đẹp của một cô gái trẻ. Mặc dù không đòi hỏi bất kỳ kĩ thuật fingering phức tạp nào, nhưng bản serenade này vẫn ngay lập tức chinh phục được trái tim của Natasha.

“Rondo[note54880]... Ta hiểu rồi.” Natasha khẽ gật đầu và tận hưởng vẻ đẹp của khúc nhạc.

Sau đó, serenade tiến vào phần nhẹ hơn của bậc thượng áp âm[note54881]. Khi phần đó qua đi, bản nhạc kết thúc mượt mà bằng sơ kết[note54882] với giai điệu giống phần mở đầu.

Sau khi dời tay khỏi bàn phím piano, Lucien nhận thấy Natasha đang dùng tay phải chống cằm.

“Người cảm thấy thế nào về bản serenade này, thưa Điện hạ?” Lucien hỏi.

“Rất đẹp... rất tao nhã. Nhưng thật ra điều ta đang nghĩ là...” Natasha dài giọng.

“Ừm?” Lucien nhìn cô.

“Làm thế nào mà cậu lại có được sự thấu hiểu sâu sắc về serenade như vậy, hả Lucien?” Natasha trầm ngâm hỏi. “Ý ta là... cậu chưa từng có bạn gái cơ mà. Cậu dựa hết vào tưởng tượng thôi à?”

Lucien nghẹn.

Ghi chú

[Lên trên]
Thể luân khúc (Rondo): gồm có một chủ đề chính xen kẽ với những chủ đề nhỏ hơn. Chủ đề chính thông thường được chơi ở cung chính, những giai điệu khác nằm ở những cung tương phản. Hình thức của rondo cho phép nhạc sĩ lặp đi lặp lại một giai điệu vài lần mà không bị rơi vào sự đơn điệu.
Thể luân khúc (Rondo): gồm có một chủ đề chính xen kẽ với những chủ đề nhỏ hơn. Chủ đề chính thông thường được chơi ở cung chính, những giai điệu khác nằm ở những cung tương phản. Hình thức của rondo cho phép nhạc sĩ lặp đi lặp lại một giai điệu vài lần mà không bị rơi vào sự đơn điệu.
[Lên trên]
Trong hệ thống bình quân luật, một quãng tám có 12 nốt âm. Âm giai (Scale) là tập hợp gồm 8 nốt từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt đó. Có 7 bậc âm giai tương đương với 7 nốt, nốt thứ 8 lặp lại tên của nốt đầu tiên nhưng nâng lên 8 bậc, thứ tự là bậc 1 – chủ âm (sonic), bậc 2 – thượng chủ âm (supertonic), bậc 3 – trung âm (mediant), bậc 4 – hạ áp âm (subdominant), bậc 5 – áp âm (dominant), bậc 6 – thượng áp âm (submediant), bậc 7 – cảm âm (subtonic/leading tone). Thượng áp âm cho người nghe một cảm giác đều đều bình thường, có vai trò phụ trong âm giai
Trong hệ thống bình quân luật, một quãng tám có 12 nốt âm. Âm giai (Scale) là tập hợp gồm 8 nốt từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt đó. Có 7 bậc âm giai tương đương với 7 nốt, nốt thứ 8 lặp lại tên của nốt đầu tiên nhưng nâng lên 8 bậc, thứ tự là bậc 1 – chủ âm (sonic), bậc 2 – thượng chủ âm (supertonic), bậc 3 – trung âm (mediant), bậc 4 – hạ áp âm (subdominant), bậc 5 – áp âm (dominant), bậc 6 – thượng áp âm (submediant), bậc 7 – cảm âm (subtonic/leading tone). Thượng áp âm cho người nghe một cảm giác đều đều bình thường, có vai trò phụ trong âm giai
[Lên trên]
Sơ kết (Imperfect authentic cadence) là một trong những cách chấm câu trong âm nhạc giúp bản nhạc có bố cục rõ ràng, mạch lạc (được gọi là giải kết).
Sơ kết (Imperfect authentic cadence) là một trong những cách chấm câu trong âm nhạc giúp bản nhạc có bố cục rõ ràng, mạch lạc (được gọi là giải kết).
Bình luận (20)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

20 Bình luận

Nếu tôi nói là tôi hiểu được trái tim phụ nữ thì cô tin không - Lucien said
Xem thêm
Thank trans
Xem thêm
Đọc truyện tôi am hiểu về nhạc lúc nào kh hay
Xem thêm
Rõ ràng là khịa
Xem thêm
"Đạo" sĩ á khẩu ngay =))))
Xem thêm
Với tư cách là một người mù nhạc thì t đ hiểu gì cả :))
Xem thêm
Bình luận đã bị xóa bởi quynghia123vip12345