Đàn Bồ Câu
Nhất Điều Ngưu Nãi Ngư (Một Con Cá Măng Sữa)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Quyển 1: Hỗn độn giáng lâm

Chương 03: Đàn bồ câu

0 Bình luận - Độ dài: 2,293 từ - Cập nhật:

Bước ra khỏi tòa nhà, tôi cảm thấy hơi choáng váng. Vào buổi trưa, quỹ đạo cuộc đời tôi và vận mệnh của toàn nhân loại đã cùng nhau rẽ sang một hướng quan trọng, lao thẳng vào một tương lai hỗn loạn.

Cách tôi nửa mét, Ngải Bích Thủy trông có vẻ rất vui, miệng nàng còn ngân nga một giai điệu.

"Just a speck of dust within the galaxy..."[note64267]

Tôi cố gắng nhớ lại giai điệu này, nhưng lại không tài nào nhớ nổi tên bài hát.

Con đường về ký túc xá phải đi qua quảng trường trung tâm khuôn viên trường, nơi nuôi rất nhiều chim bồ câu đủ màu sắc sặc sỡ. Thỉnh thoảng, tôi vẫn thường mang bánh quy vụn ra cho chúng ăn.

Tôi để ý thấy cô nàng phía trước khi nhìn thấy đàn bồ câu thì rõ ràng bước nhanh hơn, vừa đi về phía chúng vừa lấy từ trong túi áo khoác ra một vật bằng sắt nhỏ.

Đó là một cây kèn Harmonica Blues Harp, hộp kèn bằng gỗ được sơn màu đen, chế tác vô cùng tinh xảo.

Cô ấy đưa kèn Harmonica lên miệng, tay phải cầm thân kèn, tay trái lướt qua trên các lỗ.

"Du ~ ~ du ~ ~ du du ~ ~ du ~ ~"

Những chú chim bồ câu bên cạnh bị tiếng kèn làm cho hoảng sợ bay tán loạn, giống như những giọt nước bắn tung tóe khi bị đá ném xuống.

Ngải Bích Thủy không để ý đến phản ứng của lũ chim, cô ấy vẫn nhẹ nhàng nhảy trên quảng trường, tại những vị trí khác nhau thổi những âm giai cùng giai điệu khác nhau. Động tác tinh tế của cô ấy ngày càng nhanh, khơi dậy những gợn sóng trong đàn bồ câu.

Chậc, được thầy khen cũng chưa đến mức vậy đi.

Trong chớp mắt, tất cả những chú chim bồ câu trên quảng trường cùng bay lên, xếp thành đội hình dày đặc trên những tán cây, in bóng loang lổ trên mặt đất phủ đầy tuyết trắng.

Ngũ sắc biệt thành phô địa cẩm, thiên linh hốt khởi bán thiên kiều.[note62678]

"Du, du, du du, du; du du, du du..."

Cô ấy tăng tốc độ biến hóa của tiếng kèn, đội hình vốn ngay ngắn chỉnh tề của đàn bồ câu ngày càng hỗn loạn. Đàn chim hỗn loạn đó đến một lúc nào đó bỗng nhiên tan rã, giống như khói hoa bùng nổ, bay tứ tung trở lại mặt đất.

Tôi đứng chôn chân tại chỗ, ngơ ngác nhìn tất cả những điều này.

Cô nàng cười rạng rỡ chạy về phía tôi, vừa thở hổn hển vừa nói.

"Cuối cùng cũng thành công rồi!"

Thành công cái gì? Tôi ngớ người ra.

"Cậu có biết đàn chim là hệ thống tự tổ chức[note64288] đơn giản nhất không?" Cô ấy vừa nói vừa lấy khăn tay trong hộp kèn ra lau.

Tôi giả vờ như mình biết, gật đầu.

"Một lượng lớn chim bồ câu có thể bay rất gần nhau vì mỗi cá thể chỉ cần chú ý đến chuyển động của một vài con xung quanh. Toàn bộ đàn chim được tự động tổ chức bởi sự tương tác đơn giản này, tạo nên hành vi phức tạp."

Tôi nhớ có một người bạn đã nói với tôi rằng hệ thần kinh cũng hoạt động theo cách tương tự. Trí tuệ của con người được hình thành từ sự giao nhau của một lượng lớn dòng điện.

"Vừa rồi tôi đã dựa theo lý thuyết trong bài báo đó, đưa tín hiệu vào không gian và thời gian cụ thể."

Người ta nói rằng thính giác của chim bồ câu rất nhạy bén, âm thanh của kèn Harmonica có thể coi là một tín hiệu rất mạnh.

"Ý cậu là... vừa rồi cậu đã khiến chúng thể hiện sự thay đổi liên tục từ trạng thái cân bằng sang hỗn loạn..."

Không biết đây có được coi là chuyển pha cấp hai[note64291] không nhỉ.

"... Lúc trước khi tôi va phải cậu, cậu cũng đang nhìn chúng à?"

"Ừm, hình như lúc đó tôi đang nghĩ xem làm thế nào để thổi kèn Harmonica."

...

Sau khi thêm kết bạn với Ngải Bích Thủy ở cổng thư viện, chúng tôi tạm biệt nhau. Lúc này đã gần chiều, tôi định về ký túc xá cất cặp rồi ra ngoài ăn chút gì đó, còn cô ấy thì tiếp tục đi đọc sách.

Con đường nhỏ trong khu ký túc xá ngày càng đông sinh viên, dòng người đổ về hướng khu nhà ở. Lẫn trong đám đông, tôi rất sợ gặp phải người không quen nhưng lại phải chào hỏi, đặc biệt là khi đi ngược chiều nhau trên hành lang vắng vẻ.

Vừa bước vào cửa ký túc xá, tôi đã thấy một bóng đen đang thu dọn hành lý. Cậu ta có vóc dáng cân đối, khỏe khoắn, mặc áo jacket và quần ngoài trời vừa vặn, để tóc ngắn gọn gàng, vừa kiểm tra đồ đạc vừa lẩm bẩm gì đó.

Đó là bạn cùng phòng của tôi, Từ Hiệp. Sáng nay lúc tôi ra ngoài, có lẽ cậu ta đã ăn sáng xong và đang ngủ nướng.

Từ Hiệp là người Vũ Hán, người Vũ Hán không ăn sáng sẽ chết[note64289], đây là đặc điểm cực kỳ hiếm có trong sinh viên đại học.

"Cậu có biết không ăn sáng là tự sát mãn tính không?"

"Nói như cậu thì hít thở cũng là tự sát mãn tính, thực ra tất cả các phản ứng oxy hóa trong cơ thể con người đều là tự sát mạn tính..."

Là phòng ba người, diện tích ký túc xá của chúng tôi không nhỏ nhưng vẫn rất chật chội: một là do dụng cụ dã ngoại của cậu ta vứt lung tung, hai là do sách vở của tôi để bừa bãi khắp nơi.

Người bạn cùng phòng còn lại của chúng tôi tên là Hoàng Kinh, cậu ấy là người địa phương, từ năm thứ hai đại học đã thường xuyên không ở ký túc xá. Tuy nhiên, bầu không khí trong phòng vẫn khá hòa hợp, trước đây chúng tôi đều gọi cậu ấy là Kinh gia, bản thân cậu ấy không thích cách gọi này cho lắm.

"Học thần lại đi học rồi à?"

"Ừ, đồ lười biếng, không học tập theo bố à?"

Tôi đẩy cửa bước vào, định ném cặp lên lưng ghế thì đi ngang qua Từ Hiệp, tôi đấm một cái vào ngực rắn chắc của cậu ta.

"Lần này các cậu lại đi đâu chơi thế?"

Từ Hiệp là thành viên của câu lạc bộ thám hiểm, kỳ nghỉ nào cũng đi bộ đường dài hoặc leo núi.

"Núi Vũ Công, nằm ở khu vực giáp ranh giữa Giang Tây và Hồ Nam."

Cậu ta vừa nói vừa đấm lại tôi một cái, tuy không dùng sức nhưng vẫn khiến tôi hơi đau.

Tôi ngồi xuống ghế, muốn sắp xếp lại nội dung vừa thảo luận với thầy nhưng trong đầu chỉ hiện lên hình bóng cô nàng ấy.

Chết tiệt, đây là tình huống gì thế này?

"Đi đây." Từ Hiệp đeo ba lô leo núi cao bằng nửa người rời đi. Còn tôi thì chìm đắm trong suy nghĩ của mình, quên cả trả lời cậu ta.

Thôi, đi ăn trước đã.

...

Ngải Bích Thủy có thói quen sinh hoạt rất điều độ, ngày nào cũng dậy lúc 7 giờ sáng và đi ngủ lúc 11 giờ đêm, đều đặn như một cái máy.

Mỗi sáng thức dậy, cô thích hít hà mùi hương của chính mình trên giường, đó là một mùi hương ấm áp, bản thân cô ấy cảm thấy ngửi nhiều sẽ bị nghiện. Sau khi thức dậy rửa mặt, cô ấy có thói quen trang điểm, thực ra chỉ là thoa son dưỡng cùng kem che khuyết điểm, nhiều nhất là kẻ thêm lông mày. Đồng thời, cô ấy cũng tranh thủ ngắm nhìn khuôn mặt mình qua camera trước của điện thoại.

Từ nhỏ cô đã biết mình rất xinh đẹp. Không chỉ bởi vì từ thời trung học, cô đã quen với những lời khen ngợi và ánh mắt của mọi người xung quanh, mà bản thân cô ấy khi nhìn vào gương cũng thấy mình rất ưa nhìn.

Giống như tất cả những cô gái trẻ khác, Ngải Bích Thủy luôn tự cho rằng vẻ đẹp này là vĩnh cửu, giống như người xưa đã nói: "Mỹ nhân ở xương cốt chứ không ở làn da".

Mỗi lần nhớ lại thời trung học, cô lại nhớ đến việc giáo viên chủ nhiệm từng tuyên bố: "Con gái bẩm sinh đã yếu kém hơn con trai về mặt vật lý". Mỗi lần nghĩ đến điều này, trong đầu Ngải Bích Thủy lại hiện lên hình ảnh một nữ khoa học gia, không phải Marie Curie.

Đó là người phát minh ra kỹ thuật nhảy tần, đồng thời cũng là người phụ nữ đầu tiên để lộ ra thân thể của mình với toàn thế giới: Hedy Lamarr.[note64268]

Nếu tìm kiếm trên Internet, bạn sẽ thấy bà ấy được biết đến nhiều hơn với cái tên "Mẹ đẻ của WIFI", mặc dù bằng sáng chế cho WIFI mà chúng ta sử dụng hàng ngày hiện đang nằm trong tay chính phủ Úc.

Nếu con người hiện đại không cần mạng không dây như cần oxy mỗi ngày thì ai sẽ quan tâm đến cống hiến của bà ấy chứ? Chắc chắn là khỏa thân sẽ hấp dẫn hơn trí tuệ rồi.

Trong giờ vật lý đầu tiên của cuộc đời, Ngải Bích Thủy ngạc nhiên phát hiện ra rằng mình không phải là không hiểu bài, mà là không cần nghe. Những khái niệm trừu tượng và hình ảnh vật lý trong lời nói của giáo viên như thể đã được nhập vào đầu cô ấy từ trước, nghe giảng bài với cô ấy chỉ giống như mở ra giấy niêm phong ký ức.

Cô tiếp thu toàn bộ kiến thức khoa học tự nhiên 6 năm cấp 2, cấp 3 một cách dễ dàng như uống nước. Việc tiếp thu kiến thức quá dễ dàng khiến cô nảy sinh động lực mạnh mẽ muốn khám phá tự nhiên, đến mức từ chối lời mời tham gia thi đấu của giáo viên vật lý, bởi vì thi đấu chỉ cần không ngừng lặp đi lặp lại.

Cô cũng rất ghét những lời đề nghị như học lớp thiếu niên hay nhảy lớp. Đã bản thân có dư lực học, tại sao nhất định phải lấp đầy thời gian bằng tri thức của một phương hướng nào đó?

Einstein thời trung học cũng đâu có nhảy lớp, thế giới rộng lớn như vậy, ngoài vật lý ra còn có cuộc sống nữa.

Hơn nữa, cô ấy mơ hồ cảm thấy rằng cho dù bản thân không tăng tốc thì người khác cũng không thể đuổi kịp.

Sau khi thi đỗ vào trường đại học mơ ước một cách dễ dàng, mỗi ngày cô ấy đều tiếp thu đủ loại kiến thức từ môi trường xung quanh, đồng thời cũng suy nghĩ xem mình có thể làm gì với chúng.

Vào một buổi sáng mùa đông bình thường, cô ấy thức dậy như mọi ngày, đến thư viện đọc sách một lúc rồi đến nhà ăn ăn vài chiếc bánh bao thịt lớn cho bữa sáng muộn. Ăn xong, cô ấy lên đường đến tòa nhà khoa học tự nhiên thì bị một đàn chim bồ câu thu hút sự chú ý, rồi bị một chàng trai đâm phải.

Chàng trai đó gầy gò, mái tóc bù xù, hơi xoăn nhẹ, bên dưới là cặp kính dày cộp bằng một phần ba kích thước đầu. Cậu ta mặc một chiếc áo khoác lao động rộng thùng thình màu đen, bên trong là áo hooded sweater màu trắng tinh khôi, in hình bộ xương mèo.

Cô quan sát kỹ ngũ quan méo mó trên mặt chàng trai, phát hiện ra đối phương cũng đang len lén nhìn mình.

Từ nhỏ đến lớn, cô đã quen với đủ loại ánh mắt của phái nam, có ánh mắt sắc bén, có ánh mắt dịu dàng. Thực ra cô không ghét chúng, nhưng sự chú ý quá mức khiến cô ấy luôn cảm thấy mình là đối tượng bị săm soi, hay là món đồ trưng bày trong tủ kính.

Sau khi bộc lộ năng khiếu về khoa học tự nhiên, bạn bè đồng trang lứa lại có cái nhìn khác về cô, chia thành hai phe thích và ghen tị. Những cảm xúc bị gán ép này khiến cô ấy thêm phần gánh nặng, chỉ có thể đáp lại bằng thái độ lịch sự, mặc dù những lời đáp lại đó thường gây ra nhiều hiểu lầm.

Nghĩ đến đây, cô kéo suy nghĩ của mình lại, tránh rơi vào vòng suy nghĩ luẩn quẩn khó chịu. Cô là chính mình, muốn làm gì thì làm, người khác nghĩ gì là chuyện của họ.

Cô là một người độc lập, cô có quyền được xinh đẹp một mình, có quyền khám phá thế giới và cũng có quyền sử dụng trí thông minh của mình để thay đổi thế giới. Nếu có cơ hội, cô sẽ làm như vậy.

Cô thấy yết hầu chàng trai chuyển động lên xuống, muốn nói nhưng lại không nói nên lời, cảm thấy hơi tội nghiệp.

"Cậu không định đỡ tôi dậy sao?"

Ghi chú

[Lên trên]
Ngũ sắc hợp thành gấm trải đất, ngàn chiếc chuông chợt vang lên hồi lâu.
Ngũ sắc hợp thành gấm trải đất, ngàn chiếc chuông chợt vang lên hồi lâu.
[Lên trên]
Chỉ là một hạt bụi nhỏ trong thiên hà - Trích từ bài hát Lost Stars trong phim Begin Again
Chỉ là một hạt bụi nhỏ trong thiên hà - Trích từ bài hát Lost Stars trong phim Begin Again
[Lên trên]
Hedy Lamarr là nữ diễn viên Hollywood nổi tiếng kiêm nhà phát minh người Mỹ gốc Áo. Bà là người đã từng cộng tác với nhà soạn nhạc George Antheil để phát minh ra các kĩ thuật truyền thông trải phổ và nhảy tần sơ khai, có vai trò cần thiết cho giao tiếp không dây từ trước kỷ nguyên máy tính cho tới ngày nay. Năm 1933, thiếu nữ Hedy Lamarr đã gây chấn động thế giới bằng một cảnh khỏa thân trong phim Extase (tên tiếng Anh là Ecstasy) của một hãng phim ở Tiệp Khắc. Trong phim này có cảnh Hedy đang bơi trần và phát hiện con ngựa của mình bỗng nhiên bỏ chạy. Bà đuổi theo nó cho tới khi đối diện với một người đàn ông lạ ở trong rừng.
Hedy Lamarr là nữ diễn viên Hollywood nổi tiếng kiêm nhà phát minh người Mỹ gốc Áo. Bà là người đã từng cộng tác với nhà soạn nhạc George Antheil để phát minh ra các kĩ thuật truyền thông trải phổ và nhảy tần sơ khai, có vai trò cần thiết cho giao tiếp không dây từ trước kỷ nguyên máy tính cho tới ngày nay. Năm 1933, thiếu nữ Hedy Lamarr đã gây chấn động thế giới bằng một cảnh khỏa thân trong phim Extase (tên tiếng Anh là Ecstasy) của một hãng phim ở Tiệp Khắc. Trong phim này có cảnh Hedy đang bơi trần và phát hiện con ngựa của mình bỗng nhiên bỏ chạy. Bà đuổi theo nó cho tới khi đối diện với một người đàn ông lạ ở trong rừng.
[Lên trên]
Tự tổ chức, còn được gọi là trật tự tự phát trong khoa học xã hội, là một quá trình trong đó một số hình thức trật tự tổng thể phát sinh từ các tương tác cục bộ giữa các bộ phận của một hệ thống ban đầu không có trật tự. Quá trình này có thể tự phát khi có đủ năng lượng, không cần bất kỳ tác nhân bên ngoài nào kiểm soát. Nó thường được kích hoạt bởi những biến động có vẻ ngẫu nhiên, được khuếch đại bởi phản hồi tích cực. Tổ chức kết quả là hoàn toàn phi tập trung, phân bổ trên tất cả các thành phần của hệ thống. Như vậy, tổ chức thường mạnh mẽ và có thể tồn tại hoặc tự sửa chữa nhiễu loạn đáng kể. Lý thuyết hỗn độn thảo luận về tự tổ chức theo thuật ngữ của các hòn đảo có thể dự đoán được trong một biển hỗn loạn không thể dự đoán được. Tự tổ chức xảy ra trong nhiều hệ thống vật lý, hóa học, sinh học, rô bốt và nhận thức. Ví dụ về tự tổ chức bao gồm kết tinh, đối lưu nhiệt của chất lỏng, dao động hóa học, bầy đàn động vật, mạch thần kinh và chợ đen.
Tự tổ chức, còn được gọi là trật tự tự phát trong khoa học xã hội, là một quá trình trong đó một số hình thức trật tự tổng thể phát sinh từ các tương tác cục bộ giữa các bộ phận của một hệ thống ban đầu không có trật tự. Quá trình này có thể tự phát khi có đủ năng lượng, không cần bất kỳ tác nhân bên ngoài nào kiểm soát. Nó thường được kích hoạt bởi những biến động có vẻ ngẫu nhiên, được khuếch đại bởi phản hồi tích cực. Tổ chức kết quả là hoàn toàn phi tập trung, phân bổ trên tất cả các thành phần của hệ thống. Như vậy, tổ chức thường mạnh mẽ và có thể tồn tại hoặc tự sửa chữa nhiễu loạn đáng kể. Lý thuyết hỗn độn thảo luận về tự tổ chức theo thuật ngữ của các hòn đảo có thể dự đoán được trong một biển hỗn loạn không thể dự đoán được. Tự tổ chức xảy ra trong nhiều hệ thống vật lý, hóa học, sinh học, rô bốt và nhận thức. Ví dụ về tự tổ chức bao gồm kết tinh, đối lưu nhiệt của chất lỏng, dao động hóa học, bầy đàn động vật, mạch thần kinh và chợ đen.
[Lên trên]
Theo một nghiên cứu của trường đại học Vũ Hán, bỏ ăn bữa sáng sẽ giảm tuổi thọ???
Theo một nghiên cứu của trường đại học Vũ Hán, bỏ ăn bữa sáng sẽ giảm tuổi thọ???
[Lên trên]
Chuyển pha cấp hai còn được gọi là "chuyển pha liên tục". Chúng được đặc trưng bởi độ nhạy cảm phân kỳ, chiều dài tương quan vô hạn và sự suy giảm theo luật lũy thừa của các tương quan gần điểm tới hạn. Các ví dụ về chuyển pha bậc hai là chuyển pha sắt từ, chuyển pha siêu dẫn (đối với siêu dẫn loại I, chuyển pha là bậc hai ở trường ngoài bằng không và đối với siêu dẫn loại II, chuyển pha là bậc hai cho cả trạng thái bình thường - trạng thái hỗn hợp và trạng thái hỗn hợp - chuyển pha siêu dẫn) và chuyển pha siêu lỏng. Ngược lại với độ nhớt, sự giãn nở nhiệt và nhiệt dung của vật liệu vô định hình cho thấy sự thay đổi tương đối đột ngột ở nhiệt độ chuyển pha thủy tinh cho phép phát hiện chính xác bằng cách sử dụng phép đo nhiệt lượng quét vi sai. Lev Landau đã đưa ra một lý thuyết hiện tượng học về chuyển pha cấp hai.
Chuyển pha cấp hai còn được gọi là "chuyển pha liên tục". Chúng được đặc trưng bởi độ nhạy cảm phân kỳ, chiều dài tương quan vô hạn và sự suy giảm theo luật lũy thừa của các tương quan gần điểm tới hạn. Các ví dụ về chuyển pha bậc hai là chuyển pha sắt từ, chuyển pha siêu dẫn (đối với siêu dẫn loại I, chuyển pha là bậc hai ở trường ngoài bằng không và đối với siêu dẫn loại II, chuyển pha là bậc hai cho cả trạng thái bình thường - trạng thái hỗn hợp và trạng thái hỗn hợp - chuyển pha siêu dẫn) và chuyển pha siêu lỏng. Ngược lại với độ nhớt, sự giãn nở nhiệt và nhiệt dung của vật liệu vô định hình cho thấy sự thay đổi tương đối đột ngột ở nhiệt độ chuyển pha thủy tinh cho phép phát hiện chính xác bằng cách sử dụng phép đo nhiệt lượng quét vi sai. Lev Landau đã đưa ra một lý thuyết hiện tượng học về chuyển pha cấp hai.
Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận