Đã lâu không gặp mọi người, tui là tác giả Takehaya.
Với tập truyện này, câu truyện đã trở về mạch chuyện chính. Cảm ơn mọi người đã mua nó.
Trong tập này, kẻ xâm lược hùng mạnh nhất đến từ truyền thuyết cuối cùng cũng manh nha và bắt đầu xâm phạm vào cuộc sống hàng ngày của Koutarou. Cụ thể hơn, một rắc rối không ngờ tới đã xảy ra với Ruth và cùng với nó là ngày lễ Valentine đang đến gần. Nên tập này có rất nhiều chuyện để kể. Do đó, Ruth, cô gái luôn bị làm nền, giờ đây sẽ có đất diễn cho riêng mình.
Khi viết về tập truyện này tôi cũng có nghĩ về bản dịch của nó nữa.
Hiện giờ có hai bản dịch của bộ Rokujouma no Shinryakusha, là bản tiếng Đài và bản tiếng Hàn. Trong bản tiếng Nhật, các nhân vật có thể nhận diện bằng đại từ nhân xưng của họ. Dưới đây là những cách xưng thường thấy của họ.
Ore (Tôi) ――― Koutarou (Ore thể hiện cái tôi hơn Boku, cả hai cách xưng hô đều thông tục)
Atashi (Tui)――― Sanae (Atashi thể hiện tính nhí nhảnh và thông tục hơn Watashi)
Warawa (Ta)――― Theia (Thể hiện cái ta, mang sự đề cao địa vị bản thân)
Watashi (Tớ)――― Yurika (Thông dụng với con gái, tương tự boku với con trai)
Waga (Tôi)――― Kiriha (Thể hiện lịch sự và tính trịnh trọng cao)
Watakushi (Em)――― Ruth (Cách xưng hô vô cùng trịnh trọng và tính hình thức cao)
Oira ――― The Haniwas (Tương tự ore nhưng mang tính thông tục hơn)
Bên cạnh đó, họ cũng có thể nhận diện thông qua cách nói chuyện và giọng điệu của họ. Nên bạn có thể dễ dàng nhận ra người đang nói.
Nhưng có điều tôi làm thắc mắc mấy ngày trước. Nó sẽ được truyền tải ra sao nếu được dịch sang các ngôn ngữ khác?
Tôi tin rằng tiếng Anh là ví dụ đơn giản nhất. Trong tiếng Anh, mọi chủ thể đều tự xưng bằng từ ‘I’. Kết quả là Sanae hay hai Haniwa cũng như những người khác đều xưng ‘I’ hết, nên rất khó để nhận diện họ.
Bên cạnh đó, tiếng Anh cũng không có khác biệt ngữ điệu giữa giới tính và các thành phần xã hội, đa dạng như tiếng Nhật. Nói chuyện thông thường hãy diễn đạt thông qua ngôn ngữ cơ thể đã có sự khác biệt, nói chi truyền tải qua mình câu chữ. Nên trong các tiểu thuyết tiếng Anh thường dùng những ngôn ngữ địa phương và cả tiếng lóng.
Nhưng đây không thể hiện ngôn ngữ nào cao cấp hơn. Nó chỉ là sự khác biệt về cách thức giao tiếp. Do đó từ cái nhìn của người nói tiếng Anh, tiếng Nhật có vẻ là một ngôn ngữ thiếu hiệu quả khi cố gắng truyền đạt mọi thứ thông qua câu chữ, thay vì kết hợp sử dụng những biểu lộ và ngôn ngữ cơ thể. So với người phương tây, người Nhật có khuôn mặt thiếu cảm xúc nên chúng ta phát triển một loại ngôn ngữ giải quyết sự thiếu hụt đó. Kết quả là chúng ta có được một nền ngôn ngữ vô cùng đa dạng ngôn từ.
Vậy bản tiếng Đài và tiếng Hàn sẽ như thế nào? Tôi đã kiếm được vài bản mẫu trong số chúng, nhưng bản thân tôi lại không giỏi ngoại ngữ nên tôi cũng chẳng thể hiểu hết gì sất. Nhưng tôi tin chắc rằng vẫn có những khác biệt tồn tại. Nên tôi cũng mường tựa được rằng những dịch giả đã bỏ khá nhiều công sức để san lấp những khác biệt đó.
Nên tóm lại mà nói… tôi rất biết ơn những dịch giả kia. Và hi vọng chúng ta có thể tiếp tục hợp tác trong tương lai.
Sau khi đã tán dóc 4 trang giấy (tôi nghĩ số trang sẽ biến thiên tùy vào bản dịch. Nó đúng là một công việc khó nhằn), đã tới lúc tôi nói lời tạm biệt rồi.
Tôi chân thành cảm ơn biên tập và nhà xuất bản cuốn truyện này, cũng như là Poco-san, người luôn biết cách vẽ nên những bức tranh minh họa tuyệt vời cho câu truyện kì quái mà tôi đã viết, những người bạn đi uống cùng tôi khi tôi bí ý tưởng, và những người đã mua quyển sách này.
Vậy nhé, hẹn gặp lại trong lời bạt cuối tập 10.
Tháng một, 2012
Takehaya
5 Bình luận