Our Crappy Social Game Cl...
Oriori Siki Azuri Hyuga
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Volume 1

Chương 07 - Quản lý và phát triển

3 Bình luận - Độ dài: 8,175 từ - Cập nhật:

“Hình thức cuộc thi thường niên tiếp theo sẽ là quản lý hay phát triển nhỉ?”

“Mình nghĩ là quản lý.” Nanaka do dự trả lời.

“Thế thì tình hình này, vẫn còn…” có thể cứu vãn được, Kai thả trôi theo những dòng suy tư. Nếu như hình thức thi là phát triển, thì họ chỉ biết ngồi không chờ chết.

Để được tham dự vào cuộc thi thường niên, mọi câu lạc bộ game mạng xã hội trên toàn quốc đều phải đăng ký trên trang chủ BOX, với mục đích là nâng cao các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực phát triển. Các câu lạc bộ có trình độ gần như tương đương nhau sẽ đối đầu nhau, bằng cách sử dụng thứ hạng của họ trên trang chủ BOX như một hệ thống ghép trận.

Có hai kiểu hình thức thi: quản lý và phát triển.

Cuộc thi phát triển sẽ yêu cầu mỗi đội phải tạo ra một ứng dụng hoàn toàn mới trong một khoảng thời gian có hạn, mà không sử dụng bất cứ tài nguyên có sẵn[note56287] nào. Cũng giống như Hackathon, lập trình viên và người thiết kế đồ họa sẽ lập thành một đội nhỏ để phát triển phần mềm. Cả hai đội sẽ được giao cho một yêu cầu cơ bản và deadline giống nhau, rồi phát triển lên một tựa game mới dựa trên những chỉ dẫn đó. Đương nhiên, tạo ra một tựa game mới mà không dùng những tài nguyên sẵn có sẽ rất cực nhọc về cả mặt tinh thần lẫn thể chất. Đối với câu lạc bộ game mạng xã hội cao trung Meikun trong cái tình trạng như thế này, thế có khác nào tay không đánh giặc đâu.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cuộc thi quản lý sẽ có phần dễ dàng, hoàn toàn không. Nếu nội dung thi là game console, thì bạn phải đáp ứng được mọi yêu cầu trên trang chủ BOX và hoàn tất phát triển tất cả các tính năng cần thiết cho game, nhìn thế nào cũng là dấu chấm hết. Hiện nay, vẫn thường xuyên có những bản vá được đưa ra nhằm khắc phục những lỗi nghiêm trọng trong game và những bản mở rộng[note56258][note56259][note56260][note56655] vẫn cần thời gian để phát triển. Nhưng ít ra thì phần việc thứ hai thường được lên kế hoạch từ thời điểm bắt đầu phát triển.

Về khía cạnh quản lý, các game mạng xã hội có sự khác biệt vô cùng rõ rệt, không có hồi kết cho sự phát triển. Luôn có một dòng chảy luân hồi của các nội dung mới được tạo ra. Mỗi tháng — trong vài trường hợp — thậm trí là mỗi tuần — Đó có thể là một sự kiện được tổ chức trong một thời gian giới hạn, hay một chương mới được thêm vào trong phần cốt truyện chính, trong khi phải liên tục vá lỗi được báo cáo thông qua các phản hồi của người dùng. Nếu một game hoạt động càng lâu, thì càng có thể trông chờ vào một bản cập nhập lớn để nâng cấp các cơ chế cốt lõi trong game, tránh việc mọi thứ trở lên quá lạc hậu. Mọi công việc cần làm để giữ cho một tựa game mạng xã hội luôn được duy trì đều được gói gọn bằng một thuật ngữ “quản lý”.

Thí dụ như, một cuộc thi quản lý dựa trên một ứng dụng có sẵn được đăng ký trên trang chủ BOX. Vẫn có deadline cho quá trình phát triển , nhưng không có một yêu cầu nào chỉ định phải làm những gì, và khi những người dùng của mỗi game đòi hỏi một thứ gì đó khác lạ từ khâu quản lý. Một số trường có thể sẽ triển khai một biểu ngữ quảng cáo gacha mới, trong khi một số khác có khi sẽ lựa chọn tổ chức sự kiện. Nếu một game có vấn đề về mặt cân bằng, thì tinh chỉnh lại thiết kế độ khó của màn chơi sẽ được tính vào bài thi.

Tổng kết lại, hai đội sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia trong ngành. Trường nào được đánh giá quản lý tựa game của mình tốt hơn sẽ giành chiến thắng.

“Aoi-san, kế hoạch quản lý gần đây nhất là như nào vậy?” Thông thường, thay đổi kế hoạch quản lý được coi là rất mạo hiểm vào thời điểm cuộc thi sắp đến gần. Nhưng hoàn cảnh nay đã khác: Thất bại gắn liền với sự tồn tại của câu lạc bộ. Câu lạc bộ sẽ biến mất về bản chất và kết thúc dịch vụ cung cấp trò chơi… Một ván cược tiềm ẩn đầy rủi ro, nhưng cần thiết để sửa đổi lại những bản kế hoạch đã cũ.

Để làm vậy, Kai cần biết những kế hoạch đã được lập nên từ trước. “…Aoi-san?” Cậu cất tiếng hỏi lại lần nữa.

Từ khi Aya và Eru rời phòng, Kai và Nanaka là hai người duy nhất ngồi ở hai phía đối diện của một chiếc bàn, mặt đối mặt. Khi Kai hỏi câu đó, Nanaka chẳng dám nhìn vào mắt cậu. Trông cô cứ như một chú cún con đang bị trách mắng vậy.

Một hồi ức mơ hồ hiển hiện trở về, như thể Kai đã nhìn thấy cảnh tượng này trước đây. Vào những ngày đầu tiên cậu mới gia nhập câu lạc bộ game mạng xã hội Tsukigase, Akane đã yêu cầu cậu chuẩn bị đến mười bản kế hoạch cho một sự kiện, nhưng rốt cuộc cậu chỉ hoàn thành được phân nửa trong số đó. Kai nhìn thấy chính bản thân mình trong Nanaka khi cô ngẩng mặt dậy và nói: “Xin lỗi… Bọn mình không có gì cả.”

“…Sao cơ?”

“Bọn mình… không có kế hoạch nào cả,” cô thú thật, rụt rè còn hơn cả hồi nãy, trước mắt Kai, chú cún con bị trách mắng bây giờ chỉ còn là một con sên bị rắc muối lên trên.

“Mình không định chỉ trích gì cậu đâu!” Kai vội vàng trấn an Nanaka trước khi cô kịp tan chảy và hóa hư vô. Y như cô đã kể, sau khi hỏi chi tiết thì cậu biết được rằng Câu Lạc Bộ game Mạng Xã Hội Cao Trung Meikun không hề có bất kỳ một kế hoạch nào cả.

Đầu tiên, tựa game của họ mới ra mắt được cách đây một vài tháng, sát nút ngay trước kỳ nghỉ đông. Biết đâu những cuộc bàn bán xung quanh chuyện giải thể đã ép họ phải đẩy lịch ra mắt lên trước kỳ nghỉ để giữ cho câu lạc bộ được hoạt động.

Nhưng làm gì có cách nào để người ta có thể tạo ra một tựa game tốt như vậy với một thời hạn bị gò bó như thế. Deadline là rất quan trọng, chuyện người ta có thể nảy ra những ý tưởng đột phá dưới áp lực của deadline không phải là điều hiếm, nhưng đó là một vấn đề biệt lập so với việc quá trình phát triển bị buộc phải chấm dứt. Hậu quả là Miracle Stage - tựa game mạng xã hội của Cao Trung Meikun, gần như chạm đáy bảng xếp hạng.

“…Thật ra là mình không thực sự chơi game mạng xã hội đâu,” Nanaka thú nhận. “Mình chỉ chơi mấy game RPG trên TV hay kiểu vậy thôi, nhưng mà…”

“Ừm… Thế sao cậu lại tham gia câu lạc bộ game mạng xã hội?” Kai hỏi, nhưng rồi hối hận ngay tức khắc vì cái cách đặt câu hỏi của mình. Cậu tưởng sẽ làm Nanaka còn mất tự tin hơn cả trước.

Nhưng trái với những gì cậu nghĩ, cô không có vẻ gì là suy sụp. Mà còn tươi vui lên được chút, Nanaka đứng dậy khỏi ghế, bật một chiếc máy tính ở góc phòng lên. Cái mà Eru sử dụng, mật khẩu ắt hẳn là thông tin chung.

Chiếc máy tính được khởi động, để lộ ra ảnh nền là một bức vẽ hai cô gái trông quá trời là dễ thương. Ngay cả phần phông nền cũng được chăm chút vô cùng tỉ mỉ đến từng chi tiết, chất lượng hình ảnh thì cực cao, đến độ sẽ chẳng có gì bất ngờ nếu nó được dùng làm hình ảnh chủ đạo của game.

“Đáng yêu lắm đúng không?”

“…Ừ, đáng yêu thiệt,” Kai đồng ý. Một nhân vật chưa từng được thấy trước đây, khiến Kai ngờ ngợ rằng đây chính là bản gốc.

“Eru vẽ đấy cậu biết không, chúng mình là bạn thuở nhỏ. Cả hai thường hay chơi game với vẽ vời và cả lúc nào cũng ở cạnh nhau nữa. Hồi ấy, chúng mình có hứa rằng sẽ cùng nhau làm nên một tựa game.”

“Đó là lý do hai cậu tham gia câu lạc bộ game mạng xã hội ư?” Kai phỏng đoán.

“Ừ. Nhưng… Mặc dù Eru đã dốc hết sức, nhưng mình lại chẳng xử lý nổi công việc.” Nanaka buồn bã nói. “Đấy là lý do…”

“Thế thì càng có thêm lý do để cố gắng,” Kai nói, ngẫm nghĩ về những gì Eru đã nói trước khi cô rời khỏi phòng. Cô gọi cậu là một kẻ đại dối trá, nhưng cũng gọi Nanaka như thế nữa, do cô đã không kham nổi công việc của một planner cho dù họ đã hứa rằng sẽ làm game cùng nhau. Kai ngợ ra rằng không chỉ mỗi cậu  — mà Nanaka cũng là một kẻ dối trá.

“Ừ! Mình sẽ nỗ lực hết mình!” Nanaka tán thành, tha thiết đáp lại hệt như một đứa trẻ ngây ngô.

Ánh nhìn trực diện ấy khiến Kai gần như ngượng muốn chết. Không được, cậu quả quyết. Không, không được chút nào. Nanaka đã ở lại để toàn tâm toàn ý xử lý những vấn đề của câu lạc bộ, nên với tư cách là cộng sự của cô, Kai không thể cứ lảng tránh ánh nhìn như vậy được. Cậu hít một hơi dài để lấy lại bình tĩnh, và quyết tâm sẽ giữ cho cuộc trò chuyện chuyên nghiệp nhất có thể để giữ mình thật tập trung. “…Được rồi,” cậu quyết định. “Vậy nói mình nghe về tình hình hiện tại trước đi.”

“Ý cậu là sao?”

“Điểm mấu chốt của cuộc thi quản lý là phải khắc phục và thực hiện những nâng cấp một cách hợp lý,” Kai giảng giải, “để làm được điều đấy thì trước tiên mình cần nắm rõ được tình hình hiện tại của DAU, với cả các số liệu định lượng khác nữa.”

Kai nào có nghĩ đến chuyện là mình đã nói cao siêu quá đà, nên đâm ra có cả một dấu chấm hỏi to đùng đang lơ lửng trên đầu Nanaka. Chí ít thì, biểu cảm của cô ấy đang ngụ ý là như vậy.

“Ờm… cậu có một trang quản trị không?” Kai ngỏ lời.

“Quản trị?”

Linh tính mách bảo cậu là quả này ối dồi ôi, thôi xong rồi. Giờ có muốn bỏ chạy cũng đã muộn, đã đâm lao thì phải theo lao thôi. “… Aoi-san, để mình hỏi cậu một vài câu viết tắt nhé. Cậu có phiền nếu cho mình biết chúng có nghĩa gì không?”

“Hử, giống như đố vui bất ngờ ấy hả?”

“Câu hỏi đầu tiên: KPI là gì?”

“Hmm… Kappa Power Island?” Nanaka đoán già đoán non và Kai say sẩm mặt mày. Cậu đâu có ngờ là cô lại đi nói tên của một sinh vật thần thoại Nhật Bản cơ chứ. Mà Kappa nghĩa là gì trong tiếng anh thế nhể, Kai nghĩ bụng. “…Câu tiếp theo là DAU,” cậu nói to rõ ràng.

“Ồ, cái này cậu mới nói hồi nãy rồi…  Uhhh, là Dragon!” Nanaka rạng ngời đáp lời. “Hai chữ tiếp theo là And… Uncle?” Là do cô tự tin vào đáp án của mình hay chăng, bởi cô đã rất hứng khởi khi nói từ Dragon. Nhưng tất nhiên là chả đúng tẹo nào.

Dragon And Uncle,’ Kai mỉa mai nghĩ ngợi, “nghe cứ như kiểu tên của một câu chuyện cổ tích ấy.” Rồi cậu chuyển sau câu hỏi tiếp theo, “Thế ARPU là gì?”

“‘Ay-arr-pee-you?’” Nanaka lặp bặp. “Mình nghĩ chữ ‘R’ với chữ ‘P’ có nghĩa là role-playing, nhưng mà…”

“Thôi cám ơn cậu nhiều nhé. Thế vầy là ổn rồi. ”

“Nhưng mà trông cậu không ổn tí nào, Shiraseki-kun! Mình nói gì kỳ cục lắm à?”

Chuyện này chả đi đâu vào với đâu cả, Kai chốt hạ. Sau mọi chuyện, thì Nanaka nói cấm có sai: cô nàng này hoàn toàn mù tịt về game mạng xã hội. Tình huống này thậm chí còn quái đản hơn nếu cô ấy hiểu được thuật ngữ quản lý là gì. Nên cũng chẳng có gì lạ lẫm cả, thế nhưng —

“Pha này… hơi toang.” Kai thì thầm giữa những làn hơi thở, để cho cô nàng Nanaka đang lo âu kia không thể nghe thấy được.

*

Họ quyết là sẽ nghiên cứu đối thủ trước khi bắt tay vào việc. Hoặc đó là những gì mà họ đã toan tính, song kết quả cũng chẳng được khả quan cho lắm.

Câu lạc bộ đối địch đến từ một trường ở tỉnh Aomori, còn tựa game mạng xạ hội của họ thì gần như áp chót bảng xếp hạng. Mặc dù cách tính chi tiết thứ hạng vẫn chưa được công bố, nhưng nhóm phân tích dữ liệu của trường Tsukigase đã ước lượng rằng, doanh thu sẽ được sử dụng làm tiêu chí chính, sau đó mới xét thêm số lượng người chơi đang hoạt động và số lượng người chơi mới cụ thể.

Kai đã hơi quan ngại rằng họ có thể dính phải một lỗi văn thư nào đó, và buộc họ phải đụng độ với một đấu thủ có mức xếp hạng cao hơn đáng kể. Nhưng nhìn về đấu thủ hiện tại, cậu cảm thấy có đôi phần nhẹ nhõm. Vì nếu như bậc xếp hạng của cả hai đội xêm xêm nhau thì vạch xuất phát cũng sẽ giống nhau. Còn bây giờ, thì họ cần phải làm mọi thứ trong sức của mình.

“DAU và ARPU mà mình vừa mới nói ban nãy sẽ được dùng để phân tích KPI cho game mạng xã hội,” Kai lên tiếng giải thích.

“… Thưa giáo sư, phân tích kay-pee-eye là gì vậy?”

“Phân tích KPI là… mà nói thế này có hơi đơn giản hóa quá. Giả dụ như mục tiêu doanh thu của cậu là một triệu yên một năm.” Kai cố gắng diễn giải. “Thì để đạt được chỉ tiêu, bọn mình phải thu thập dữ liệu từ người chơi sau đó phân tích số liệu để tìm ra giải pháp.”

“Vậy ra phân tích KPI là như thế,” cô trầm ngâm. Chả biết từ bao giờ mà Nanaka đã lấy sổ ghi chép ra và bắt đầu ghi chú những gì mà Kai đang nói. Kai nghĩ mình chẳng có nói gì quá đặc sắc cả, mà còn hơi mắc cỡ khi thấy Nanaka ghi chép và còn gọi cậu là ‘giáo sư’.

Cậu đợi cô ghi nốt trước khi tiếp tục. “Mình sẽ cố sử dụng biện pháp so sánh dễ hiểu nhất có thể,” cậu cam đoan. “Chỉ là biện pháp so sánh thôi, nên sắc thái nghĩa sẽ có hơi khác so với thực tế.” Cậu nói tiếp. “Aoi-san, bài kiểm tra thử môn văn học Nhật Bản gần đây nhất của cậu được bao điểm?”

“Ưm, cái đấy, ưm,…” Nanaka ậm ừ, mắt đảo liên hồi. Ngẫm lại thì, cô ấy học chung lớp với Kai, còn những học sinh sáng dạ thường được xếp vào các lớp nâng cao tại ngôi trường này. Về cơ bản, vì Nanaka không phải là một học sinh thuộc lớp nâng cao… cho nên, mọi sự đã rõ như ban ngày.

“…Ừm, nếu cậu ngại nói,” Kai ôn tồn bảo, “thì đâu nhất thiết phải là môn văn học Nhật Bản đâu.”

“Mấy môn khác cũng chẳng khá h — 62 điểm,” cô buột miệng trả lời. Ngộ ra là mình đã chót nói quá nhiều so với mức cần thiết, Nanaka vùi mặt vào hai lòng bàn tay trong lúc đang nói dở giữa chừng.

Cho dù cả hai học cùng lớp, Kai vẫn không thể ngừng cười được trong lúc nói. Dù là cậu còn chả có tư cách gì để mà đá đểu cô. “Như này nhé, giả sử như mục đích của cậu là đạt 80 điểm cho bài kiểm tra thử tiếp theo, thì thứ mà bọn mình gọi là KGI trong khâu quản lý game mạng xã hội chính là đích đến cuối cùng. Nó là viết tắt của từ ‘Key Goal Indicator’. Là mục tiêu cho những gì bọn mình cần phải hoàn thành.”

“…Giống như KPI lúc nãy ấy hả?” Nanaka khúc mắc.

“Để xem nào… tiếp theo là ví dụ về KPI,” cậu nói. “Bài kiểm tra thử môn văn học Nhật Bản bao giờ cũng có một cấu trúc y sì: phần thứ nhất là phân tích và đánh giá bài văn, phần thứ hai là giải thích văn xuôi, còn phần thứ ba và thứ tư sẽ là về các tác phẩm kinh kiển và văn học cổ điển Trung Quốc. Chuẩn chưa?”

“Chuẩn.” Nanaka đồng thuận.

“Để đạt được 80 điểm KGI mà chúng ta đã đề ra, thì Nanaka giả định cần phải phân chia một vấn đề thành các bước cụ thể.”

“Các bước… cụ thể?”

“Ừ… Đúng…”, Kai bắt đầu bế tắc. Rõ rành là Nanaka còn chả hiểu được cho mấy, mặt thì thộn ra đấy, khẽ nghiêng đầu sang một bên. Cậu biết giờ mà cứ để cô ấy rối bời như thế chắc Nanaka sẽ chẳng bao giờ làm được một planner hẳn hoi mất.

Kai cho là do cô vẫn chưa thể hình dung được rõ nét, nên cậu liền vắt óc suy nghĩ một hướng giải thích đơn giản hơn. “Nói cho dễ hiểu, nghĩa là cậu sẽ đặt ra một mục tiêu nhỏ hơn cho cho bản thân. Chẳng hạn như, cậu sẽ hiểu được 100% các câu hỏi liên quan đến từ vựng trong phần văn học kinh điển; đại loại thế. Giống như từng bước xây dựng thành một mục tiêu lớn qua mỗi lần.”

“Ồ, ra là vậy!” Nanaka thốt lên. “Giống như để giảm cân trước mùa hè, cậu phải ngừng ăn vặt giữa các bữa ăn.”

“Chính xác,” Kai đồng tình. “Đó là cách mà chúng ta đề ra một mục tiêu lớn — KGI — sau đó chia thành nhiều phần nhỏ hơn, những mục tiêu dễ hoàn thành hơn được gọi là ‘KPI’. Viết tắt của ‘Key Performance Indicator’,  và là một tham số để đánh giá thành tựu.”

“Ừm…” Nanaka lạc giọng.

“Cậu có thể xem KGI như là đích đến, còn KPI sẽ là những biển chỉ đường dẫn lối chúng ta trên con đường tiến đến chiến thắng.”

“…Vậy nếu bọn mình hoàn thành tất cả các KPI, thế cũng đồng nghĩa với việc đã hoàn thiện KGI rồi đúng không?”

“Đúng. Nhưng để thuận lợi đạt được toàn bộ mục tiêu, phải không để bị gặp trắc trở gì cơ. Cho nên, đối với tất cả các mục tiêu — KPI — bọn mình cần phân tích được chiến lược tốt nhất để thực hiện chúng.”

“À. Hóa ra phân tích KPI cậu nói hồi nãy có liên quan với nhau cả.” Nanaka tươi cười niềm nở, vỗ tay trong sự khai sáng và Kai gật gù đáp lại.

“Quay trở lại với game mạng xã hội,” Kai đề xuất. “Cuộc thi quản lý là một cuộc đọ sức để xem ai là người cải thiện tựa game của mình tốt hơn, nên dĩ nhiên là bọn mình phải cải thiện MiSt. Chuyện này có hơi đường đột, nhưng Aoi-san, cậu nghĩ MiSt cần những gì để trở thành một tựa game tốt hơn?”

“Hmm,” Nanaka thốt nhẹ đầy sâu lắng và bắt đầu nghiền ngẫm. Kai cứ ngỡ là cô sẽ chẳng bao giờ rút được ra câu trả lời, nhưng rồi cô vươn tay lấy chiếc tablet trên mặt bàn và bắt đầu bấm màn hình, chiến game MiSt. Trầm mình trong những dòng suy tưởng trong khi chơi, sau đó đột nhiên dừng tay lại.

“Mình…không biết phải mô tả thế nào, nhưng cảm giác là MiSt khó chơi hơn các tựa game khác.”

“……. Mình hiểu rồi,” Kai nghệch mặt ngỡ ngàng trước câu trả lời của cô.

Nanaka tưởng cái bản mặt đứng hình như dừng video ấy nghĩa là mình đã sai, hoặc cậu đã phát nản vì câu trả lời của cô, nên đang hốt hoảng và cố giấu đi sự bẽ bàng trên gương mặt.

Nhưng khi cậu nói thêm một câu “mình cũng nghĩ vậy” thì trông cô mới nhẹ lòng đi hơn nhiều. “Chỉ là,” Kai tiếp tục, “để cho nó rành mạch hơn. Hãy thử nghĩ ngược lại mà xem, trong các tựa game khác cậu thấy điểm nào là dễ chơi nhất?”

“Mình có chơi cả LW nữavà… mặc dù game này có cả đống những yếu tố phức tạp, nhưng mình lại không cảm thấy khó chơi tí nào,” Nanaka công nhận. “Cứ như là mình có thể dễ dàng nắm bắt được cái gì đang ở đâu ấy… Hmm, có lẽ họ làm thế để cậu có thể chơi kể cả khi không biết mình đang làm gì? Hay… kiểu vậy chăng?”

“Thế là do UI và các chỉ dẫn được thiết kế rất tốt.”

“Ồ, ồ, mình biết ‘UI’ là gì!” cô đáp lại. “Đó là giao diện người dùng! nó giống như nút gacha trong MiSt… Nhưng mình chưa nghe đến từ ‘chỉ dẫn’ bao giờ.”

“Trong LW, có một menu cấp bậc và một menu tiến hóa, đúng chứ? Cậu không thể tiến hóa một nhân vật cho đến khi đạt cấp độ tối đa, có bao giờ cậu để ý là, nếu tăng cấp cho một nhân vật lên cấp tối đa trên màn hình thăng cấp, thì sẽ xuất hiện một nút bấm dẫn từ menu cấp bậc đến menu tiến hóa không?”

“Mình có để ý!”

“Đấy là cái mà người ta gọi là một chỉ dẫn,” Kai lý giải. “LW có cực kỳ nhiều cơ chế,  nên nếu UI không được thiết kế tốt thì sẽ chẳng thể biết được cái nào là cái nào. Chưa kể, người ta còn vạch ra sẵn một hướng đi để người chơi có thể dễ dàng làm điều mà họ muốn — muốn tiến hóa sau khi tăng cấp tối ta cho nhân vật là một hướng đi điển hình — và những chỉ dẫn đó sẽ làm cho game trở nên dễ chơi hơn rất nhiều.”

“Wow!” Nanaka nói và vỗ tay như thể vừa chứng kiến một màn múa phép lóa mắt.

Đây là kiến thức phổ biến của học sinh ở trường Tsukigase, chỉ cần giải thích cũng được đắm mình trong sự ngưỡng mộ khiến Kai cảm tưởng như mình vừa mới dùng một loại ma thuật ảo giác để bịp bợm Nanaka.

“…Còn trong trường hợp của MiSt…” Kai vừa nói vừa tiến đến bên chiếc bàn và chụp lấy cái tablet. Nanaka bảo cô không chơi game mạng xã hội cho mấy, nhưng cậu lại phát hiện ra rằng chắc chắn cô đã chơi rất nhiều game trên hệ máy console. Nếu không sẽ rất là kỳ nếu Nanaka nói MiSt ‘rất khó chơi’.

Trên cả thế nữa, cô còn nói rất chuẩn. Hôm qua Kai đã thức thâu đêm để cày game, và cậu đã bị kinh ngạc đến từng sợi lông thớ thịt. Chỉ dẫn của game không thể diễn tả bằng những ngôn từ như “tốt” hay “tệ” được, mà là — Vãi đái con gà mái. Ồ, và ngoài ra UI còn được thiết kế rất kỳ dị nữa.

“Đầu tiên,” Kai nói, “cậu bấm vào màn hình tiêu đề[note56285] và được chuyển qua màn hình chính, nhưng nhìn dọc nhìn ngang gì cũng thấy cái nút gacha này to quá khổ, phải không?”

Màn hình chính của MiSt được làm rất vừa vặn với định dạng ngang, phía bên trái được dành riêng cho những tấm ảnh đại diện nhân vật. Những nút bấm được xếp thành hàng ngang phía dưới cùng của màn hình. Đây có thể xem như một mẫu thiết kế chuẩn mực nếu không vì cái nút gacha dị thường kia.

Menu được liệt dưới cùng bao gồm các nút như: Buổi Hòa Nhạc, Hướng Dẫn, Danh Sách Thành Viên và Cửa Hàng. Chính xác với những gì mà một tựa game nên có. Nhưng trong số đó, lại lòi ra một cái nút — có nhãn ‘Gacha’ — to hơn hẳn những cái còn lại. Không phải chỉ lớn hơn một cỡ thôi đâu, mà là lớn hơn tận ba cỡ so với các nút khác.

“Giờ đến phần tăng cấp nhân vật,” Kai nói và bấm tiếp. “Đây, để mình thử tăng cấp cho một nhân vật bất kỳ. MiSt có chung một ý tưởng chủ đạo với LW, một chỉ dẫn sẽ hướng dẫn người chơi sau khi tăng cấp cho một đơn vị.”

Cậu bấm vào nút Hướng Dẫn và chuyển sang một màn hình khác. Sau khi Kai tăng cấp cho một đơn vị — Ồ, cái gì đây? — một nút bấm dẫn người chơi đến menu gacha xuất hiện.

Nanaka xâu chuỗi lại toàn bộ sự việc và úp hai tay lên che mặt lại. Nếu như bạn thấy được một cái menu gacha trong MiSt, thì bạn sẽ thấy ở khắp mọi nơi. Và sẽ không chỉ giới hạn ở màn hình thăng cấp: mà còn sau khi hoàn thành một chương trong phần cốt truyện, sau khi tiến hóa một đơn vị, sau khi chơi xong một bài nhạc,… dù có là gì, nút gacha sẽ luôn ở đó, chờ sẵn ở phía cuối con đường. Tóm lại, gacha đang bị đặt nặng quá thể đáng. Nặng đến nỗi, bạn sẽ nghĩ mấy người làm ra con game này đầu óc bị chập mạch hết với nhau rồi.

“Aoi-san,” Kai nhất trí, “Đúng như cậu đã nói, đấy là lý do tại sao MiSt lại khó chơi.”

“…Ừ, đúng thật.” Mặt Nanaka trông ỉu xìu và Kai có thể thấy linh hồn đang dần thoát ra khỏi cơ thể cô. Nguồn cơn của sự vụ là cái đứa lập trình viên cuồng gacha kia chứ còn đâu nữa, nhưng thân là một planner mà không quản nổi cô bé thì Nanaka cũng có một phần trách nhiệm trong đó.

“Nhưng bây giờ bọn mình đã có một vấn đề lồ lộ ra ngay đấy rồi, xác định mục tiêu sẽ đơn giản hơn rất nhiều,” cậu gợi ý. “Aoi-san, giờ cậu có thể xác định được KGI với KPI không?”

“À, có,… Ừmm… KGI sẽ là làm game trở nên dễ chơi hơn, còn KPI sẽ là cải thiện UI và sắp xếp lại các chỉ dẫn… mình nghĩ thế.”

Lý tưởng nhất là khi KPI và KGI được xác lập một cách thật kỹ càng, dưới dạng những mục tiêu định lượng, để có thể dễ dàng chuyển hóa thành những con số. Ví dụ: “Gia tăng doanh số bán hàng lên tới 20% so với tháng trước” sẽ là một mục tiêu hoàn hảo. Phân tích là bất khả thi nếu thiếu đi những con số đó và không thể biết chắc được mục tiêu đã đạt được hay chưa.

Nếu ý tưởng của Nanaka là “sắp xếp lại các chỉ dẫn”, thì nghiên cứu là cần thiết để biết được có bao nhiêu lần người chơi đã truy cập vào mỗi trang, sau đó xem xem mục tiêu của họ có bất kỳ tác động đáng kể nào hay không. Từ đó, số lượng công việc cần giải quyết sẽ bứt tốc chóng mặt như một chuỗi các domino. Để hiểu được cách tính số lượng truy cập của người dùng, họ cần biết được số lượng người chơi tựa game của họ mỗi ngày — Tổng số người chơi truy cập hàng ngày (DAU) và vân vân. Tiếp đến, họ sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm những thông tin chi tiết hơn để phân tích.

Nói chung, phân tích KPI sẽ được thực hiện trong quá trình phát triển, còn quản lý game mạng xã hội sẽ được xây dựng dựa trên các số liệu thống kê, tương tự như DAU để có thể tiến hành phân tích. Trên thực thế, những số liệu đó là thứ duy nhất có thể coi như một biển chỉ đường, gợi nhắc lại cái cách mà Kai đã giải thích cho Nanaka vào lúc trước.

Ở cấp độ sơ đẳng nhất, những con số không biết nói dối. Kể cả có nhận được một số lượng lớn phản hồi tích cực trên mạng xã hội về những điểm cải tiến hay bản vá lỗi. Còn nếu bản vá lỗi đó kém hiệu quả, thì những con số đằng sau KPI cũng chẳng đáng mừng lắm đâu. Đã có những trường hợp người ta còn hiểu sai các con số và thực hiện những thay đổi lệch lạc, hoặc quá tin tưởng vào những con số để rồi ngậm đắng nuốt đau. Có một quy luật chung, đó là luôn phải chuyển đổi KPI thành những con số bất cứ khi nào có thể.

Tuy nhiên, bây giờ không có lý do gì để nói cho Nanaka cả, Kai quyết định. Dẫu sao câu trả lời của cô cũng không sai. Chỉ đơn thuần là có nhiều thứ vẫn có thể được mở rộng, và luôn có thể học hỏi thêm trong quá trình làm việc.

Vì vậy, Kai chỉ gật đầu thật sâu trước câu trả lời của Nanaka, và cô vui cười đáp lại.

*

Cả hai tiếp tục cuộc chuyện trò trong phòng câu lạc bộ đến tận sáu rưỡi tối rồi cùng nhau về nhà.

Để đến được ga Niigata từ Cao Trung Meikun, phương án duy nhất là đi bằng tàu hỏa. Có một tuyến xe bus đi về hướng đó, nhưng trạm xe buýt gần nhất lại xa hơn nhà ga gần nhất rất nhiều.

Tuy là thế nhưng trạm tàu hỏa đó cũng có một vài vấn đề, số lượng các chuyến tàu đến và đi thấp kinh khủng. Trên tất thảy, toa tàu cực kỳ ít ỏi dẫn đến việc nơi đây lúc nào cũng chật đống học sinh.

Nếu đây là tuyến Yamanote ở Tokyo, họ chỉ cần đợi một vài phút để bắt chuyến tiếp theo, nhưng ở Niigata, đây không phải là một lựa chọn. Nếu họ trễ chuyến tàu lúc 7 giờ tối đến ga Niigata, họ sẽ phải đợi gần ba mươi phút cho chuyến tiếp theo. Đó là lý do tại sao tuyến đường của họ lúc nào cũng đông nghịt các học sinh đang trên đường trở về nhà từ các hoạt động câu lạc bộ vào khoảng giờ này.

“Cảm ơn, Shiraseki-kun,” Nanaka tự dưng nói lời cảm ơn trong lúc cả hai đang tản bộ về nhà khiến Kai bất giác giật mình.

Cậu ngoáy đầu sang bên trái rồi nhìn cô, một ánh chạng vạng lóe lên và rọi thẳng vào mắt. Vầng mặt trời quét qua rặng núi từ đằng xa và thắp lên quang cảnh vùng quê bao trọn quanh trường. Những bóng người đổ dài tấp lập qua lại phía nhà ga, phủ kín quanh cậu trên đường họ đi.

“Ừm… Về cái gì?”

“Về mọi thứ mà hôm nay cậu đã dạy mình!” Nanaka nói lớn. “Mình nhận ra… Mình nhận ra rằng sau ngần ấy thời gian mình thực sự chả biết tí gì cả.”

“Có gì đâu mà cảm ơn,” Kai ngượng ngịu cằn nhằn.

“Không, không đúng! Shiraseki-kun, cứ mỗi lần mình gặp chút khó khăn nào, là cậu sẽ đưa ra ngay một phép so sánh để mình hiểu, đúng không? Siêu lắm luôn ấy!” Cô thành khẩn tuyên tố. “Cậu nói chuẩn không cần chỉnh, ‘Planner là phải như thế này’! Nó còn hơn là chỉ lập kế hoạch nhiều ấy chứ!”

“Cái đấy thì đúng thật là một quan niệm sai lầm phổ biến,” Kai đồng lòng. Chuẩn bị kế hoạch một phần thiết yếu của một planner, nhưng có một kế hoạch mà cứ để đó thì mãi cũng chỉ dậm chân tại chỗ. Đó có thể là những con số, hay lời nói hoặc bất kể là thứ gì, nhưng chỉ khi trình bày ý tưởng một cách logic, thì những hình ảnh mập mờ của kế hoạch mới được chuyển hóa thành một bản thiết kế chức năng. Và chỉ khi đó, các thành viên khác trong đội mới hiểu được ý nghĩa ẩn sau kế hoạch. Rồi các planner mới có thể tiến hành thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của họ. Trách nhiệm của một planner mà chỉ dừng lại ở mức lập kế hoạch là không thể chấp nhận nổi.

Sau khi họ quyết định là sẽ tập trung sửa lại UI và các chỉ dẫn — hay nói cách khác là nâng cấp tính khả dụng — đối với cuộc thi, Kai đã giải thích một số thuật ngữ quan trọng mà Nanaka cần biết để phát triển game mạng xã hội. Nanaka không hề có kiến thức chuyên môn, và Kai coi việc chỉ dạy cho cô như là một nhiệm vụ bổ ích.

Cậu tiếc nuối vì đã không thể giải thích những khái niệm như DAU và mấy thuật ngữ liên quan đến KPI với các con số thực tế để chứng minh, nhưng đáng buồn thay, câu lạc bộ game mạng xã hội Cao Trung Meikun còn chẳng có lấy một trang quản trị. Các tính năng khả dụng trên trang quản trị là khác nhau tùy vào các đội ngũ phát triển ra nó. Nhưng nhìn chung là sẽ có một vài hệ thông giám sát và thông báo cập nhập trong game, như là một công cụ để dễ dàng kiểm tra các số liệu thống kê cần thiết để đo lường KPI, tương tự như DAU.

Gác lại chuyện trang quản trị sang một bên, họ thậm chí còn không có một môi trường kiểm thử riêng để kiểm nghiệm các bản vá mới trước khi được phát hành. Quả là một câu lạc bộ đầy thiếu sót. Và để góp phần làm cho tình tình trở lên rối rem hơn: hãy suy nghĩ đến vấn đề lớn nhất hiện tại trước tiên, đó là Eru - minh họa viên  duy nhất của câu lạc bộ đang quá buồn bực để làm việc.

“Cậu nghĩ Kuroba-san sẽ đến câu lạc bộ đoàng hoàng không?” Kai băn khoăn.

“Hmm… chắc một thời gian là sẽ yên ổn ngay ấy mà. Nhưng nếu tình huống xấu nhất xảy ra, mình sẽ ra tay và thuyết phục cậu ấy!” Có lẽ đến chính bản thân cô còn không chắc liệu kế hoạch này có hiệu quả hay không nữa, bởi vì sự thiếu hụt năng lượng của Nanaka hơn mức bình thường đã phản bội lại chính những ý nghĩa tích cực trong lời nói của cô.

Hãy hy vọng rằng con thịnh nộ của Eru sẽ nguôi dần đi theo thời gian. Bởi lẽ do cuộc thi đang gần kề đến nơi, họ không còn thời gian để mà nhàn nhã chờ đợi cô nữa.

“Nếu muốn cải thiện UI và các chỉ dẫn, thì bọn mình bắt buộc phải có các yếu tố đồ họa[note56284] mới.” Kai khuyên nhủ. “Nếu cô nàng minh họa viên kia không chịu đến, thì bọn mình chỉ có bó tay chịu trận.”

“Ồ, trong tình huống đấy, bọn mình sẽ ổn cả thôi!” Nanaka thản nhiên đáp lại. “Mình là người đã thiết kế ra UI mà, cho nên cái này mình đảm nhiệm được.” Cô hãnh diện nói thêm, “Đấy là lý do vì sao mình biết UI nó là cái gì!”

Kai sốc ngớ người ra mất một lúc. “…Aoi-san,” rồi cuối cùng mới mở miệng hỏi, “cậu biết vẽ á?”

“Tuy không vẽ đẹp bằng Eru,” cô trả lời. “Nhưng… mình có thể lo liệu được phần UI và các công việc liên quan khác nữa nếu cố gắng.”

Kai sực nhớ lại cái lúc mà cô bảo cậu là cả hai thường hay chơi game và vẽ vời cùng nhau khi còn nhỏ. UI của MiSt không hề kém chất lượng một xíu nào; mô típ hoa văn được lấy cảm hứng từ chủ đề của ma pháp thiếu nữ và được hòa trộn với tính chân thực của chủ đề idol đã hòa hợp rất tốt với cách xây dựng thế giới trong game. Nó vượt quá trình độ của một người không thường xuyên vẽ phác thảo. Có lẽ Nanaka đã vẽ rất nhiều từ khi còn nhỏ, thậm chí có khi là vẽ mỗi ngày giống như Eru thì sao.

Có quá nhiều học sinh đang trên đường đến nhà ga, họ buộc phải giảm tốc và chỉ sít sao đến vừa kịp lúc trước khi đoàn tàu bắt đầu lăn bánh. May mắn là họ đã tìm được hai chỗ ngồi còn trống bên trong toa tàu và cùng nhau ngồi xuống. Học sinh chật kín từ đầu toa đến cuối toa, không một khoảng trống nào lộ ra. Cạnh đùi hai người chạm nhau, những luồng hơi ấm cơ thể cô ấy đang xuyên qua lớp vải quần dài của Kai và vươn tới làn da bên dưới.

Chết rồi, Kai nhọc nhằn nghĩ. Thôi chết tôi rồi. Cậu càng để tâm, những làn hơi ấm càng chiếm trọn những dòng tư tưởng của cậu. Cậu quyết là phải kiếm đại một chuyện mà nói để làm nguội đi cái đầu.

Đương nhiên, Kai tài nào nói được câu nào nghe nó ra hồn với cái trạng thái tinh thần như thế. “Aoi-san, cậu đáng khâm phục thật đấy nhờ,” Kai cố gắng bắt chuyện.

“Hở? Cái gì, là sao?”

Đâu đó bên trong Kai, từ “đáng khâm phục” đã lọt tót được ra khỏi miệng, nơi Nanaka có thể đánh giá cái câu từ rỗng tuếch ấy. Nhưng thay vì làm vậy, trông cô lại đang rất hiếu kỳ, nhìn thẳng vào gương mặt cậu. Cô hơi thấp hơn Kai một chút, nên theo lẽ thông thường, đang ngước lên nhìn cậu.

Xinh thế nhờ, Kai nghĩ thầm, xinh không tả nổi. Vừa lảng tránh ánh nhìn, Kai vừa nhìn đăm đăm về phía trước trong lúc nói, “Ý mình là cậu biết vẽ ấy.”

“… Không đúng,” Nanaka phản bác. “Eru giỏi hơn mình nhiều. Mình không có cửa —”

“Không cậu nhầm to rồi,” Kai gạt phăng lời cô, và Nanaka bất ngờ trước sự bác bỏ ấy. “Với một planner như cậu mà có thể vẽ đồ họa chất lượng như thế là rất đáng nể,” cậu thật lòng lên tiếng. “Tất cả những planner trình độ cao mà mình biết đều có một loại vũ khí bí mật: một số người có tài thuyết trình vô cùng thuyết phục; số khác thì có khả năng thiết lập lên những thế giới phong phú và kỳ thú trong game… điểm nhấn của mỗi người là rất khác biệt, nhưng… Aoi-san, cậu có một loại vũ khí bí mật, đấy là lý do, cậu, chà, rất đáng khâm phục.”

Trọng trách của một planner thực sự đa dạng, đến nỗi nhiều người còn khẳng định rằng ngoài hội họa và lập trình ra thì mọi công việc khác đều nằm trong phạm vi công việc của planner. Kai hiểu quan điểm của họ. Đúng hơn, những ai đang làm việc với tư cách là một planner cho một dự án game mạng xã hội mới thấy nó nghe hợp tình hợp lý. Chuẩn bị kế hoạch, giải quyết các thông số kỹ thuật, trình bày tài liệu, giao lưu với các đội ngũ bên ngoài, và phản hồi người dùng là những gì người ta trông đợi ở một planner, bên cạnh việc thiết kế màn chơi và quản lý dữ liệu chủ.

Những người nhìn nhận tiêu cực và ví von các planner như “những kẻ chạy việc vặt” cũng không sai; đúng là vai trò của một planner có mang hơi hướng của một kẻ chạy việc vặt thật.

Trong quãng thời gian còn học ở trường Tsukigase, những planner đã gieo giắc cho Kai cái ý nghĩ người này thật đáng khâm phục đều nắm trong tay một loại bí kíp giúp họ đạt đến một trình độ vượt xa một kẻ chạy việc vặt hơn thế nhiều. Họ có thể làm được mọi thứ, bởi họ đang sở hữu một thứ vũ khí cho phép họ bật lên khỏi hàng ngũ những người đồng nghiệp khác.

UI mà Nanaka thiết kế có chất lượng rất cao, và chỉ có thể được thực hiện được khi người thiết kế có hiểu biết sâu rộng về game. Cô than phiền về sự thiếu kỹ năng của mình với tư cách là một planner, nhưng đó chỉ là do cô chưa có cơ hội để học hỏi bài bản, và đó là một vấn đề có thể được giải quyết bằng cách trải nghiệm và học tập.

Nhưng Nanaka đang nắm giữ một kỹ năng mà các planner khác không có — đó là khả năng vẽ minh họa. Cô đã có sẵn một loại vũ khí để tự bảo vệ bản thân khỏi những gì có thể hạ thấp cô xuống thành một kẻ chạy việc vặt, một kỹ năng tuyệt hảo và không thể nhầm lẫn đi đâu được.

“Chỉ là tự nhiên khen như thế nên mình rất xấu hổ…” Nanaka lẩm bẩm.

“Mình xin lỗi,” Kai không chủ tâm thốt ra. Nhìn hai bờ má nhuộm đỏ của Nanaka, cậu cũng xấu hổ đỏ mặt một cách thần bí.

“Ah — ” Nanaka gõ nhẹ nắm đấm vào lòng bàn tay tựa như vừa nảy ra một sáng kiến. “Shirasekin-kun, thế vũ khí bí mật của cậu là gì?”

“Của mình…” Kai nói ngắt quãng.

Không có ý xấu nào đằng sau câu hỏi của Nanaka. Chỉ có một niềm tin thuần khiết rằng cậu cũng có một loại vũ khí bí mật. Cho tới cuối cùng, dù gì cậu cũng từng là một planner học ở ngôi trường cao trung chuyên về game mạng xã hội danh giá nhất trên toàn quốc.

“Mình… không biết vẽ,” Kai thừa nhận, hồi tưởng lại ngày đầu khi mới chuyển trường, lúc Nanaka dẫn cậu đi thăm quan các câu lạc bộ. Không có một câu lạc bộ nào mà cậu muốn tham gia, cậu vô dụng hoàn toàn: Shiraseki Kai là một con người như thế đấy.

“Mình không thể viết ra một cốt truyện đủ hay để thu hút người chơi,” cậu tiếp tục. “Mình không có đầu óc phân tích để dự đoán thành công của một game dựa trên một thay đổi nhỏ nhất về KPI, và mình cũng không biết thiết kế lên một màn chơi có thể hấp dẫn mọi người.” Nói rồi, cậu lôi một chiếc laptop và bốn cái điện thoại thông minh từ trong chiếc cặp đang để trên đùi ra. Đó là những món đồ quý giá nhất của Kai.

“— nghe này, Shiraseki,” Akane thuyết giáo cậu. “Cậu phải tận hưởng game mạng xã hội hơn bất kỳ ai khác. Mỗi ngày, có hằng hà xa số những ứng dụng đang lặp lại quá trình thử nghiệm và sửa lỗi. Hãy mở lòng đón chào từng cái một. Điểm quan trọng nhất là phải mở lòng, và đừng quên rằng cậu đã mở lòng. Tôi không hứa hẹn với cậu là nó sẽ trở thành một loại vũ khí, những nó sẽ dệt lên một lối đi chỉ mở ra cho riêng cậu, và chỉ riêng cậu mà thôi.”

Kai vẫn nhớ như in những lời lẽ của Akane.

“Mình lựa chọn là sẽ gắn bó với game mạng xã hội hơn bất cứ ai,” cậu bảo Nanaka. “Để chơi nhiều hơn, mở lòng nhiều hơn, công nhận nhiều hơn, ghen tị nhiều hơn, tận hưởng nhiều hơn các game mạng xã hội hơn bất kỳ người nào. Chiếc laptop của mình dùng để ghi lại những báo cáo hằng ngày về mọi game mạng xã hội mà mình chơi. Không lớn lao gì lắm đâu, nhưng… đây là vũ khí của mình.”

So với một planner đẳng cấp cỡ như Akane, vũ khí của Kai chẳng đáng để công chôm chỉa. Nếu như vũ khí của họ là tên lửa đạn đạo và súng cầm tay các loại, thì của Kai giỏi lắm là một con dao găm. Thậm chí đó còn là một con dao bé tẹo, cùn lún, sứt mẻ và kém bền. Dù vậy, Kai vẫn sẽ nắm chặt lấy cán dao và vùng lên chiến đấu. Trong suốt khoảng thời gian cậu được cọ xát với các planner tài năng, ý chí và niềm kiêu hãnh ấy sẽ không bao giờ đổi thay.

“Shiraseki-kun…” Nanaka bắt đầu mở miệng hỏi, bàn tay buông lỏng đặt trên chiếc laptop. “Nè nè, cho mình xem với.”

“Hửm, nhưng đây là cái mình viết riêng cho bản thân,” cậu từ chối, “mình nghĩ sẽ không hay ho gì nếu đọ —”

“Mình muốn xem! Ồ, nhưng mà nếu cậu không muốn cho mình xem cũng chẳng sao đâu. Dù sao đó cũng vũ khí quý báu của cậu mà.” Nanaka chỉ đang trả lời thật hiển nhiên và hồn nhiên.

— Nhưng Kai lại dao động mãnh liệt. Cái mà cậu đang có còn chẳng đáng để cuỗm đoạt, thế nhưng Nanaka lại nhận định đó là một thứ vũ khí đặc biệt. Nhận thức đó ngấm sâu bên trong lồng ngực Kai.

Để đáp lại, Kai cất bốn chiếc điện thoại thông minh đi và mở laptop ra. Âm lượng nhỏ nhoi của chiếc máy tính đang được khởi động lặng lẽ bị lấn át bởi tiếng lách cách của đoàn tàu đang rung lắc. “Ờm… Ví dụ nhé, đây là một bản báo cáo về các sự kiện của D&P

“Có bao nhiêu?” Nanaka hỏi.

“Mình có đủ hết cả, từ cái cũ nhất cho đến cái mới nhất, mình luôn lưu trữ lại mọi thứ có thể. Đối với các sự kiện, mình sẽ phân tích một cách tổng thể, sau đó tiếp tục với mục thiết kế phần thưởng xếp hạng và cách thức các màn hình menu chuyển đổi với nhau… Nếu có bất cứ thứ gì mình có thể lưu trữ được, mình chắc chắn sẽ để lại một bản ghi chép về nó.”

“T-Từ đã, chi tiết đến thế cơ à?!” Nanaka ré lên.

Bảng tính trên màn hình chứa đựng các con số, đồ thị, và những tấm ảnh chụp màn hình, tất cả đều được đính kèm với những dòng chú thích xếp chồng chéo lên nhau. Một tài liệu được sắp xếp rất chi là ẩu đoảng, Kai thiết kế kiểu đấy để chỉ mình cậu mới đọc được. Nhưng Nanaka lại đang rất chăm chú nhìn màn hình.

“Thế còn file này?”

“Đó là dữ liệu gacha của StrikeMon.”

“… File này cũng chứa toàn bộ dữ liệu của game từ mới khi phát hành, đúng không?” Nanaka thắc mắc.

“Ừ. Đây là tất cả những gì mình có thể làm, thế nên…”

“… V-Và tất cả những file này nữa, file nào cũng dài như này à?”

“Ừ, chính xác,” Kai xác nhận.

“Siêu quá!” cô la toáng lên, lớn đến nỗi các học sinh khác quanh họ đang quay qua nhìn, nhưng Nanaka đã quá hào hứng để có thể nhận thấy.

“Cậu nói mình rất đáng khâm phục,” cô thán phục. “Nhưng mà Shiraseki-kun, cậu còn đáng khâm phục hơn mình mình gấp bội."

Ghi chú

[Lên trên]
Bản eng là downloadable content, hay còn được biết đến với cái tên viết tắt thân thuộc hơn với game thủ là DLC. Những bạn nào lười đọc trans note và chỉ muốn hiểu nhanh DLC nó là cái gì thì xem cái ảnh này là được rồi. Còn nếu muốn thì xem cái trans note bên cạnh mình sẽ giải thích kỹ hơn. Np1FBQs.png
Bản eng là downloadable content, hay còn được biết đến với cái tên viết tắt thân thuộc hơn với game thủ là DLC. Những bạn nào lười đọc trans note và chỉ muốn hiểu nhanh DLC nó là cái gì thì xem cái ảnh này là được rồi. Còn nếu muốn thì xem cái trans note bên cạnh mình sẽ giải thích kỹ hơn. Np1FBQs.png
[Lên trên]
Trước tiên thì DLC có 2 dạng: DLC có trả phí và DLC miễn phí, tùy vào chính sách của developer. Nhưng đa số (90%) DLC phải trả phí hết, DLC free rất ít. Nội dung của DLC rất phong phú, từ skin cho đến nhân vật mới, màn chơi mới, trang bị mới và quan trọng nhất là cả nội dung mới cho game. Mà bản thân DLC cũng có rất nhiều loại, từ các DLC đơn lẻ cho đến Seasonal Pass, Battle Pass, các phiên bản game of the year, completed edition, deluxe edition,… Và có những game người ta còn bán DLC theo tập. Tức là sao? Tức là nếu một game có 5 tập thì bản game gốc (tập 1) chỉ chứa 1/5 nội dung game thôi. Muốn phá đảo thì phải mua thêm 4 DLC (4 tập) khác nữa. Giống như muốn nắm được toàn bộ nội dung 1 season của một bộ anime thì phải xem đủ hết các số tập ấy. Một ví dụ kham khảo là Life is strange 2. Link đây: https://store.steampowered.com/app/532210/Life_is_Strange_2/
Trước tiên thì DLC có 2 dạng: DLC có trả phí và DLC miễn phí, tùy vào chính sách của developer. Nhưng đa số (90%) DLC phải trả phí hết, DLC free rất ít. Nội dung của DLC rất phong phú, từ skin cho đến nhân vật mới, màn chơi mới, trang bị mới và quan trọng nhất là cả nội dung mới cho game. Mà bản thân DLC cũng có rất nhiều loại, từ các DLC đơn lẻ cho đến Seasonal Pass, Battle Pass, các phiên bản game of the year, completed edition, deluxe edition,… Và có những game người ta còn bán DLC theo tập. Tức là sao? Tức là nếu một game có 5 tập thì bản game gốc (tập 1) chỉ chứa 1/5 nội dung game thôi. Muốn phá đảo thì phải mua thêm 4 DLC (4 tập) khác nữa. Giống như muốn nắm được toàn bộ nội dung 1 season của một bộ anime thì phải xem đủ hết các số tập ấy. Một ví dụ kham khảo là Life is strange 2. Link đây: https://store.steampowered.com/app/532210/Life_is_Strange_2/
[Lên trên]
Còn một loại DLC mà mình muốn đề cập đến nữa là DLC tích hợp. Đây là các phiên bản DLC sẽ được gộp sẵn vào trong phần game gốc. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là Hollow Knight, Ori and the blind forest definitive edition, Dark souls 2 SotFS. Link đây: https://store.steampowered.com/app/335300/DARK_SOULS_II_Scholar_of_the_First_Sin/ https://store.steampowered.com/app/236430/DARK_SOULS_II/ Nếu bạn mua Dark souls 2 bản thường thay vì bản SotFS thì sẽ phải mua thêm 3 bản DLC khác hoặc phải nâng cấp lên bản SotFS nếu muốn trải nghiệm đầy đủ 100% nội dung game.
Còn một loại DLC mà mình muốn đề cập đến nữa là DLC tích hợp. Đây là các phiên bản DLC sẽ được gộp sẵn vào trong phần game gốc. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là Hollow Knight, Ori and the blind forest definitive edition, Dark souls 2 SotFS. Link đây: https://store.steampowered.com/app/335300/DARK_SOULS_II_Scholar_of_the_First_Sin/ https://store.steampowered.com/app/236430/DARK_SOULS_II/ Nếu bạn mua Dark souls 2 bản thường thay vì bản SotFS thì sẽ phải mua thêm 3 bản DLC khác hoặc phải nâng cấp lên bản SotFS nếu muốn trải nghiệm đầy đủ 100% nội dung game.
[Lên trên]
Gồm 8 yếu tố cơ bản: Line (Đường nét), Shape (Hình khối), Form (Hình thức), Typography (Chữ nghệ thuật), Texture (Chất liệu), Space (Không gian), Scale (Kích thước), Color (Màu sắc).
Gồm 8 yếu tố cơ bản: Line (Đường nét), Shape (Hình khối), Form (Hình thức), Typography (Chữ nghệ thuật), Texture (Chất liệu), Space (Không gian), Scale (Kích thước), Color (Màu sắc).
[Lên trên]
Cái màn hình hiện dòng chữ "Press any button to start" ấy, sau khi bấm thì được chuyển qua main menu.
Cái màn hình hiện dòng chữ "Press any button to start" ấy, sau khi bấm thì được chuyển qua main menu.
[Lên trên]
không dựa trên bất kỳ thứ gì đã có sẵn. Ví dụ như: các mã nguồn có sẵn, các thành phần đã được tạo sẵn, các đoạn code có sẵn,... Làm game từ con số 0.
không dựa trên bất kỳ thứ gì đã có sẵn. Ví dụ như: các mã nguồn có sẵn, các thành phần đã được tạo sẵn, các đoạn code có sẵn,... Làm game từ con số 0.
[Lên trên]
1 ví dụ nữa: Ori and the blind forest (bản thường) vs Ori and the blind forest definitive edition (bản có DLC tích hợp)
1 ví dụ nữa: Ori and the blind forest (bản thường) vs Ori and the blind forest definitive edition (bản có DLC tích hợp)
Bình luận (3)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

3 Bình luận

CHỦ THỚT
TRANS
Mắt tk trans cận 20 diop cmnr, đã kiểm tra 1 lượt r ms đăng lên xong thỉnh thoảng đọc lại vẫn thấy sai chính tả. Thôi nghỉ lâu tí cải thiện văn phong một chút r trans tiếp... Rảnh thì vẫn ngồi đọc lại để sửa truyện
Xem thêm