• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Quyển 02

Lời bạt

0 Bình luận - Độ dài: 657 từ - Cập nhật:

Chân thành cảm ơn các bạn đọc đã ủng hộ, tôi là Kobayashi Kotei đây.

Những dòng dưới đây sẽ hàm chứa nội dung của quyển này, vậy nên mong quý vị hãy chú ý để không bị tiết lộ trước nội dung.

Kính hỏi quý vị thấy “Truyền kì thiếu nữ Nho sinh ~Tiểu thư cải nam trang chốn địa ngục thi cử~” quyển thứ 2 ra sao? Như đã đề cập ở phần lời bạt quyển trước, xuất phát điểm của tác phẩm này là một mẩu truyện ngắn tôi viết để tham dự cuộc thi viết truyện ngắn MF Bunko J evo. Hô biến một mẩu truyện ngắn thành truyện dài đã phải lao tâm khổ tứ lắm rồi, đằng nào còn phải suy ngẫm phần tiếp theo từ con số 0 thì đúng là đau đầu theo một nghĩa hoàn toàn khác. Càng tìm hiểu sâu về khoa cử tôi lại càng thấy chế độ này phức tạp đến nhường nào, lại càng thêm thương các sĩ tử thời bấy giờ phải sớm khuya đèn sách để tham dự kỳ thi ấy. Lấy khoa khảo thí chính thức, tức Hương thí và Hội thí, thời Minh và Thanh làm ví dụ đi, thì các sĩ tử sẽ bị tống vào một phòng đơn chật hẹp, rồi là phải thân cô thế cô chẳng thể làm gì hơn ngoài đối mặt với bài thi. Thời gian làm bài kéo dài đâu đó tầm hai ngày, một khoảng thời gian đằng đẵng mà những con người sống trong Nhật Bản thời hiện đại khó lòng mường tượng được. Nói cách khác, khi đã lấy khoa cử làm chủ đề chính, nhân vật chính sẽ phải dành hết thời gian ngồi yên vị bên bàn để vắt óc ra làm bài thi cho thật tốt… thế thôi. Thân là tác giả, bản nhân tôi cũng phải vắt óc để nghiền ngẫm xem nên làm gì với tình huống này đó.

Phía tác giả thì tùm lum tùm la vậy thôi chứ, trong câu chuyện, cả Tuyết Liên và Lê Ngọc đều đã bình an vượt qua Hương thí. Thường thường lúc nhận tin báo đỗ thì ai mà chẳng nhảy cẫng lên vì sung sướng, nhưng hỡi ôi, hình như vừa xảy ra chuyện chẳng lành mất rồi? Công cuộc trả thù của Tuyết Liên rồi sẽ ra sao? Lý tưởng của Lê Ngọc rồi sẽ kết thúc thế nào––– Nếu như trong tương lai còn được xuất bản quyển mới, tôi rất mong nhận được sự ủng hộ từ quý vị.

   

Cuốn sách này được xuất bản âu cũng là nhờ sự chung tay góp sức của rất nhiều người.. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Aroa-sama phụ trách minh họa vì đã họa nên nhóm Lê Ngọc và Tuyết Liên vừa dễ thương lại vừa ấn tượng; xin cảm ơn biên tập viên phụ trách A-sama[note72126] đã cho tôi không ít lời khuyên mặc cho lịch trình kín mít; cùng với đó là các vị trong ban biên tập MF Bunko J, các vị tham gia vào quá trình in ấn và phát hành cuốn sách này, và cả quý vị độc giả đã cầm cuốn sách này trên tay nữa, tôi xin chân thành, cảm ơn các vị.

   

Tài liệu tham khảo:

“Khoa cử – Địa ngục thi cử tại Trung Hoa” (Chuokoron-Shinsha) – Miyazaki Ichisada, 1963

“Luận Ngữ” (Nhà sách Iwanami) – Kanaya Osamu phiên dịch chú giải, 1999

“Luận Ngữ Bản bổ sung” (Nhà xuất bản Koudansha) – Kaji Nobuyuki phiên dịch chú giải đầy đủ, 2009

“Trung dung” (Nhà xuất bản Koudansha) – Uno Tetsuto phiên dịch chú giải đầy đủ, 1983

“Minh sử Tuyển cử chí 1: Trường học, khoa cử và chế độ phong chức thời nhà Minh” (Nhà xuất bản Heibonsha) – Inoue Susumu và Sakai Keiko phiên dịch chú giải, 2013

Ghi chú

[Lên trên]
Không phải mị đâu, thề <(")
Không phải mị đâu, thề <(")
Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận