• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 01

Chương 05: Nỗi đau

0 Bình luận - Độ dài: 3,061 từ - Cập nhật:

Tôi bước vào bệnh viện, tay cầm một túi thức ăn vừa mua ở tiệm bên ngoài. Không khí nơi đây lạnh lẽo và yên tĩnh, từng tiếng bước chân của tôi vang vọng trong hành lang vắng người. Khi đến trước cửa phòng bệnh, tôi ngập ngừng một chút, cảm giác lạ lẫm và lo lắng len lỏi trong lòng. Tôi chưa từng ở trong tình huống như thế này một người lạ bị thương nặng, một câu chuyện đầy đau lòng mà tôi chỉ mới biết sơ qua.

Tôi gõ cửa, nghe thấy tiếng đáp yếu ớt từ bên trong: “Vào đi.”

Tôi mở cửa và bước vào, cảnh tượng trước mắt khiến lòng tôi thêm nặng trĩu. Cô ấy nằm đó, trên chiếc giường bệnh trắng tinh, gương mặt nhợt nhạt như sương sớm. Cô gái ấy có vẻ ngoài thật đặc biệt: mái tóc trắng muốt dài buông xuống vai, nổi bật trên làn da xanh xao. Cơ thể cô gầy yếu đến mức dường như chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng đủ cuốn cô bay đi. Cái hình ảnh mong manh đó không khỏi khiến tôi cảm thấy xót xa, như thể cô ấy đang gánh trên mình một nỗi đau vô hình, khó mà chia sẻ cùng ai.

Tôi đặt túi thức ăn lên bàn bên cạnh và ngồi xuống ghế.

 “Chào em.”

 Tôi bắt đầu, cố giữ giọng thật nhẹ nhàng.

“Em đỡ hơn chưa?”

Cô ấy gật đầu nhẹ, đôi mắt vẫn không dám nhìn thẳng vào tôi.

“Dạ... em đỡ hơn rồi.”

Cô ấy trả lời, giọng nói nhỏ nhẹ như sợ rằng nói lớn sẽ làm rơi vỡ một điều gì đó bên trong. Cô ấy không tỏ ra mạnh mẽ hay cố gắng che giấu nỗi đau, mà chỉ đơn giản là đang cố gắng tồn tại qua mỗi phút giây, trong một cơ thể yếu ớt đang cần hồi phục.

Một khoảng lặng nặng nề trôi qua, như thể cả hai chúng tôi đều đang tìm kiếm điều gì đó để nói. Cuối cùng, chính cô ấy là người phá vỡ sự im lặng, nhưng trong giọng nói của cô ấy vẫn có chút do dự.

 “Anh... tại sao anh lại giúp em? Chúng ta... đâu có quen biết nhau…”

Tôi cảm nhận được sự hoài nghi và ngập ngừng trong câu hỏi của cô ấy, nhưng tôi vẫn cố gắng trả lời một cách chân thành.

“Nếu thấy em bị thương đến mức này, anh nghĩ ai cũng sẽ giúp thôi. Lương tâm anh không cho phép mình bỏ qua.”

Trong lòng tôi đột nhiên dậy lên một cảm giác mâu thuẫn khó tả. Thực ra, ngay khi nhìn thấy em ấy nằm trong góc hẻm tối tăm, cơ thể yếu ớt, lòng tôi đã thoáng qua một ý nghĩ khác, ý nghĩ rằng tôi có thể cứ bước đi, để em ấy lại đó, mặc kệ những cơn đau mà cô ấy đang phải chịu đựng. Thế giới này không thiếu những câu chuyện đau lòng, và đôi khi con người phải học cách làm ngơ để bảo vệ chính mình khỏi sự tàn nhẫn vô tình của nó.

Lúc đó, không chỉ có tôi, mà nhiều người khác cũng đi qua con hẻm đó. Tôi thấy họ, từng người một, liếc nhìn em ấy với ánh mắt lướt qua, nhưng rồi họ lại quay mặt đi, tiếp tục bước trên con đường của mình như chưa từng thấy gì cả. Chẳng ai dừng lại, chẳng ai muốn liên quan đến một người xa lạ đang gặp nạn.

Thế giới này đôi khi thật sự tàn nhẫn, và con người, dù có lòng trắc ẩn, cũng không phải lúc nào cũng sẵn sàng hành động vì lòng thương cảm. Có những khoảnh khắc, chúng ta phải đấu tranh với chính bản thân mình, giữa sự ích kỷ và lòng nhân từ. Và dù đã quyết định giúp em ấy, tôi không thể phủ nhận rằng có lúc, tôi cũng đã nghiêng về phía sự lạnh lùng, muốn bỏ mặc em ấy trong tình cảnh ấy.

Nhưng rồi, lương tâm của tôi không cho phép. Cái suy nghĩ về việc rời đi mà không giúp đỡ em ấy đã dần bị lấn át bởi một điều gì đó lớn hơn một trách nhiệm không lời buộc tôi phải hành động. Dù thế giới có tàn nhẫn, có lạnh lùng đến đâu, tôi biết mình không muốn trở thành một phần của sự vô cảm ấy. Bởi vì tôi, chính bản thân tôi cũng bị cái thế giới ấy làm tổn thương. Tôi đã quyết định dừng lại, giúp em ấy, vì tôi không thể tiếp tục đi mà không làm gì.

Và đó là lý do tôi đang ngồi đây, trước mặt em ấy, cố gắng làm điều gì đó, dù chỉ là một chút, để giúp em ấy trong hoàn cảnh này.

Em ấy cúi đầu xuống, đôi tay nhỏ bé của cô ấy xoắn vào nhau, như một cách để giữ bình tĩnh. Em ấy khẽ nói, giọng nghèn nghẹn.

“Em... không biết phải nói sao, nhưng... cảm ơn anh nhiều lắm.”

Lời cảm ơn của em ấy, dù yếu ớt, nhưng lại chứa đựng cả một bầu trời biết ơn và xót xa. Tôi nhận thấy trong từng lời nói của em ấy, sự rụt rè và yếu đuối đều hiển hiện rõ ràng, như thể em ấy đã phải đối mặt với quá nhiều tổn thương để có thể tin tưởng ai đó ngay lập tức. Đôi mắt của em ấy, dù rất muốn tin tưởng, vẫn giữ lại chút dè dặt, chút hoài nghi về thế giới xung quanh.

“Em tên gì?” tôi hỏi, cố gắng chuyển hướng cuộc trò chuyện.

“Dạ... em tên Dung.” cô ấy đáp, giọng khẽ như tiếng gió thoảng qua, nhưng mang một chút dè dặt. “Em đang học năm nhất cao trung.”

Vậy ra cô ấy cũng chỉ kém tôi hai tuổi nhưng khi nhìn vào tôi cảm giác như cô ấy chỉ vừa mới học sơ trung vậy.

Lời em ấy nói ra nhẹ nhàng như thể đang tiết lộ một bí mật. Có lẽ với em ấy, cuộc sống học sinh vốn dĩ đã từng là điều đơn giản và tươi sáng, nhưng giờ đây, nó lại trở thành một vết thương sâu kín.

“Vậy... tại sao em lại bị đánh đến mức này?” tôi thắc mắc, nhưng ngay lập tức nhận ra mình đã chạm vào một nỗi đau khác trong lòng cô ấy.

Nhưng đột nhiên cô ấy nói, giọng nói pha chút cay đắng và đầy sự run rẩy.

“Cha em… ông ấy thường xuyên uống rượu.”

Em ấy bắt đầu, ánh mắt em ấy rực lên một nỗi sợ hãi sâu thẳm. “Khi ông say, mọi thứ trở nên đáng sợ. Cơn giận dữ của ông ấy không có giới hạn. Em luôn cảm thấy như mình đang sống trong một cơn bão không ngừng, nơi mà không chỉ là thể xác mà cả tinh thần của em cũng bị bạo hành.”

Em ấy ngừng lại một chút, như để tìm những từ đúng đắn để miêu tả nỗi đau của mình. “Mẹ em cũng bị đánh. Em đã thấy bà ấy phải chịu đựng rất nhiều. Cứ mỗi lần cha em say xỉn, bạo lực gia đình lại leo thang, và bà không thể làm gì để bảo vệ chính mình, còn em thì không biết phải làm gì để giúp đỡ bà.”

Trong mắt em ấy, tôi thấy một hình ảnh không thể quên: một gia đình vốn dĩ là nơi trú ẩn và an toàn giờ đây trở thành một cơn ác mộng. Ngôi nhà mà cô ấy từng coi là nơi bình yên, giờ đây chỉ còn là nơi chứa đựng nỗi sợ hãi và bạo lực. Những bức tường từng bao bọc gia đình cô giờ đây như trở thành những chứng nhân vô cảm cho những cơn giận dữ vô lý và những hành động tàn bạo.

“Em đã cố gắng chạy trốn.”

Em ấy tiếp tục, giọng em ấy trở nên khản đặc. “Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi em kiệt sức và không còn sức lực để tiếp tục chạy, em cảm thấy như mình đã bị vứt bỏ, không còn nơi nào để về.”

Khi em ấy tiếp tục câu chuyện, ánh mắt em ấy thể hiện một nỗi buồn sâu thẳm, như thể mỗi từ đều gợi nhớ đến những ký ức đau thương không thể xóa nhòa.

“Chuyện không chỉ là về việc cha em say xỉn.” em ấy bắt đầu, giọng nói đầy căng thẳng. “Cha em luôn đặt rất nhiều kỳ vọng vào em và anh trai của em. Ông ấy luôn so sánh em với bạn học ở trường và với anh trai em. Ông nói em không đủ giỏi, không đủ thông minh. Mỗi lần điểm số của em không đạt yêu cầu, hoặc khi em không thể đứng đầu lớp, ông ấy lại trút cơn giận dữ lên em.”

Thật đau đớn chúng ta không bị tổn thương từ áp lực đồng trang lứa, từ những điều mà người cùng độ tuổi sở hữu trong khi mình không có. Chúng ta chỉ bị tổn thương vì hai điều: hoặc vì chính người thân đặt áp lực khắc nghiệt, hoặc vì mình tự hổ thẹn, tự dè bỉu mà thôi. Rồi có lúc, chúng ta sẽ tạo ra được điều mình hằng mong ước hoặc nhận ra mình vẫn tuyệt vời mà không cần phải giống họ.

Em ấy dừng lại một chút, như để điều chỉnh giọng nói đang bị nghẹn lại. “Đặc biệt là khi kết quả thi lên cao trung không được như mong muốn của cha, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Ông ấy so sánh em với bạn học của em, nói rằng em là một thất bại, rằng em không xứng đáng với tình yêu và sự chăm sóc của ông. Mỗi lần em không đạt được thành tích tốt, ông ấy lại bùng lên cơn giận dữ, và những trận đòn đánh đập theo sau.”

Em ấy cúi đầu, không thể che giấu sự tổn thương trong ánh mắt. “Anh trai em, dù cũng phải chịu áp lực từ cha, nhưng ông ấy luôn là hình mẫu hoàn hảo trong mắt ông. Ông ấy luôn được khen ngợi, và em luôn bị so sánh với anh ấy. Sự khác biệt về kết quả học tập và khả năng của chúng em trở thành lý do để cha em tiếp tục hành hạ em.”

Khuôn mặt em ấy hiện rõ sự buồn bã và tuyệt vọng. “Em cảm thấy như mình là gánh nặng trong gia đình. Khi em không thể đáp ứng được kỳ vọng, em cảm thấy mình không còn giá trị gì cả. Mỗi lần bị đánh đập, em lại tự hỏi liệu mình có thể trở thành một đứa con gái mà cha mong đợi không, và liệu có bao giờ cha em thôi không so sánh em với người khác.”

Những lời của em ấy vẽ nên một bức tranh rõ nét về một thế giới đầy đau đớn và kỳ vọng không thể đạt được. Trong thế giới đó, mỗi thất bại không chỉ là một vết thương thể xác mà còn là một tổn thương sâu sắc về tinh thần, nơi mà những kỳ vọng cao cả trở thành gánh nặng nặng nề hơn cả sự đau đớn của những trận đòn.

Giọng nói của em ấy yếu ớt dần, như thể mỗi lời nói ra đều mang theo một phần của sức lực cuối cùng. Trong từng lời của em ấy, tôi có thể cảm nhận được nỗi đau sâu sắc và sự bất lực khi phải đối mặt với một gia đình không còn là nơi an toàn, nơi mà tình thương đã bị thay thế bởi sự bạo hành và nỗi sợ hãi.

Lòng tôi chùng xuống khi nghe câu chuyện của em ấy. Tôi cảm thấy thương cảm sâu sắc, nhưng cũng biết rằng mình không thể làm gì nhiều hơn, tôi cũng vậy chính tôi còn chưa lo được cho chính bản thân mình, chính tôi cũng bị ám ảnh bởi thứ gọi là gia đình thì làm sao tôi có thể giúp em ấy. Mẹ tôi cũng thường xuyên chơi cờ bạc và sau mỗi lần thua cuộc tôi luôn là mục tiêu để bà hướng đến xả giận.

“Anh thật sự rất tiếc khi em phải trải qua những điều như vậy. Nhưng... anh cũng không thể giúp được gì thêm.”

“Em nên nói chuyện với cha em và cố gắng làm hòa. Bây giờ gia đình chắc đang rất lo cho em.” tôi khuyên nhủ, mong rằng lời nói của mình có thể giúp cô ấy tìm lại chút sức mạnh để đối diện với thực tế.

Em ấy im lặng, đôi mắt trở nên xa xăm hơn, như đang tự hỏi liệu có thể tìm thấy hy vọng ở đâu đó trong thế giới này. Có lẽ, trong khoảnh khắc ấy, em ấy đang đấu tranh giữa việc tin vào lời khuyên của tôi và nỗi sợ phải đối mặt với cha mình lần nữa.

Em ấy không nói gì, chỉ cúi đầu lặng lẽ, đôi mắt trĩu nặng suy tư. Tôi biết, những lời khuyên dù chân thành nhất cũng khó có thể xoa dịu nỗi đau mà cô ấy đang gánh chịu. Và tôi cũng chính là người hiểu được một phần nào nỗi đau đấy

Thấy vậy, tôi lặng lẽ rút trong túi ra một ít tiền còn lại, đặt nhẹ lên bàn.

“Khi nào em khỏe hơn, hãy rời khỏi bệnh viện và trở về nhà.”

Nhưng em ấy ngay lập tức lắc đầu, đôi tay run rẩy của em ấy cố đẩy tiền lại cho tôi. “Em không thể nhận… Em không muốn làm phiền anh thêm nữa…”

Tôi thấy sự ngại ngùng và yếu đuối trong ánh mắt của em ấy, nhưng tôi không chấp nhận câu trả lời đó. “Em phải nhận. Em cần số tiền này để có thể về nhà an toàn và không phải lo lắng về những thứ nhỏ nhặt khác. Đây không phải là chuyện làm phiền gì anh cả.”

Em ấy vẫn ngập ngừng, đôi mắt long lanh như muốn khóc, nhưng cuối cùng, em ấy cũng không thể từ chối thêm. “Em… cảm ơn anh, một ngày nào đó em nhất định sẻ trả lại cho anh” em ấy nói, giọng nghèn nghẹn.

Tôi chỉ lặng cười và không nói gì thêm.

Tôi đột nhiên nhớ đến túi đồ ăn.

“Em nên ăn cơm.”

Tôi nói, cố gắng giữ giọng điềm tĩnh và nhẹ nhàng. Tôi lấy ra một hộp cơm tôi đã mang theo, bên trong là những món ăn đơn giản nhưng đầy đủ dinh dưỡng.

“Em thấy thế nào? Có ăn được không?”

Em ấy nhìn hộp cơm với ánh mắt hơi bối rối, như thể em ấy không quen với sự chăm sóc này. Gương mặt em ấy đỏ bừng, và tôi thấy một chút xấu hổ thoáng qua trong đôi mắt của em ấy.

“Em… em tự làm được.”

Em ấy lắp bắp, giọng nói nhỏ như tiếng thì thầm, cố gắng kiềm chế sự đỏ mặt của mình.

Em ấy quay mặt đi, cố gắng che giấu sự ngượng ngùng, nhưng tôi không thể không nhận thấy sự xao xuyến trong ánh mắt và cách em ấy tựa người vào thành giường. Em ấy có vẻ như không quen với việc nhận sự chăm sóc từ người khác, dù là những hành động nhỏ nhất. Điều này khiến tôi cảm thấy thêm phần đau lòng, vì đây không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn là sự thiếu hụt tình cảm và sự quan tâm trong cuộc sống của em ấy.

“Em đừng ngại.” tôi nói, nhẹ nhàng mở hộp cơm và đặt lên bàn cạnh giường.

“Ăn đi, dù sao em cũng cần sức khỏe để hồi phục. Đừng tự mình lo lắng quá nhiều. Đôi khi, việc nhận sự giúp đỡ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là một cách để chúng ta vượt qua khó khăn.”

Sau đó một lúc tôi chờ em ấy ăn xong và thấy tôi thấy em ấy đã có vẻ khỏe hơn. Mái tóc trắng của em ấy đã được chải gọn gàng, và làn da vốn nhợt nhạt giờ đã có chút hồng hào hơn. Em ấy ngồi trên giường bệnh, mặc dù vẫn còn yếu ớt, nhưng có vẻ như sức khỏe của em ấy đã được cải thiện rõ rệt.

“Thấy em đã khỏe hơn rồi, anh nghĩ đây là lúc để em tự chăm sóc sức khỏe của mình.”

Tôi đã hứa với em gái chỉ về muộn một chút nhưng chắc hẳn bây giờ khá là muộn rồi nên tôi muốn nhanh chóng về nhà sớm nhất có thể.

Em ấy nhìn tôi với ánh mắt đầy cảm kích.

“Em cảm ơn anh rất nhiều…”

Tôi mỉm cười nhẹ nhàng, gật đầu.

“Anh sẽ không quay lại nữa đâu. Em hãy nhớ chăm sóc bản thân và đừng quên những gì đã nói với em. Khi nào em cảm thấy tốt hơn, hãy về nhà và cố gắng làm hòa với gia đình. Họ chắc chắn đang lo lắng cho em.”

Em ấy ngước lên nhìn tôi, trong đôi mắt yếu ớt đó hiện rõ sự ngập ngừng và một nỗi buồn sâu thẳm.

“Anh… anh không quay lại nữa sao?”

Giọng nói của cô ấy run run, như thể sự mong manh trong cô ấy đã trở thành một phần của chính câu hỏi này.

Tôi đứng dậy, khẽ mỉm cười với em ấy nhưng không đáp. Chỉ có một từ ngắn gọn: “Ừ.” Rồi tôi quay lưng bước ra khỏi phòng, để lại em ấy trong không gian yên tĩnh của bệnh viện. Tôi hy vọng rằng em ấy sẽ tìm được con đường của mình, dù con đường đó có thể đầy khó khăn và cô đơn.

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận