Youkoso Jitsuryoku Shijou...
Kinugasa Shougo Tomose Shunsaku
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Năm 2 Tập 01

Chương 02 (1) Một Sân Khấu Mới

85 Bình luận - Độ dài: 7,019 từ - Cập nhật:

Kì nghỉ xuân không ngắn mà cũng chẳng dài nhanh chóng trôi qua, rồi ngày đầu tiên của năm học mới đến. 

Cũng là ngày chúng tôi sẽ phải chào tạm biệt lớp học cũ sau một năm gắn bó và chuyển sang lớp mới để bắt đầu năm hai.

Tuy nhìn quanh thì vẫn chỉ thấy những chiếc bàn, cái ghế như thế, nhưng tôi vẫn không khỏi cảm thấy bồi hồi, xao xuyến khó tả.

Lúc lên lớp, thứ đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là cái [Thông báo!] ở trên bảng.

[Hãy chờ ở chỗ ngồi giống như năm ngoái.]

Đáng lẽ nếu như năm ngoái thì đây chỉ chỉ là một tấm bảng đen bình thường mà giáo viên dùng để viết bằng phấn.

Thế nhưng cái thứ ở trước mặt tôi trông thì giống bảng đen thật mà lại không phải.

Nói cho dễ hiểu thì bảng đen đã được thay thế bằng một cái màn hình khổng lồ.

Nhìn vào cái thứ mới toanh sặc mùi đồ mới này là biết ngay nó chỉ vừa được nhập về cho năm nay.

Mấy người học sinh đến sau tôi khi nhìn thấy cái bảng đen cũng rất bất ngờ. Tạm thời tôi đến vị trí của mình nằm ở cuối lớp cạnh bên cửa sổ theo như chỉ thị.

Tiếp theo chúng tôi sẽ phải dự lễ ở phòng giáo dục thể chất.

Sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ phát thời khóa biểu và giải thích những thứ cần thiết liên quan đến năm học mới, đến giữa trưa thì tất cả giải tán.

Có lẽ là vì kì nghỉ xuân chỉ mới vừa kết thúc thôi nên cũng có một vài học sinh trông vẫn còn khó chịu vì bị bắt phải lên lớp. Vài nhóm vì đã không được gặp mặt trong một khoảng thời gian nên bắt đầu xúm lại và hỏi thăm lẫn nhau xem người kia đã làm gì trong những ngày nghỉ.

“Chào.”

Khi tôi đang lướt và lụm mấy thông tin lặt vặt trên mạng thì có một giọng nói cất lên.

Đó là bạn cùng lớp tôi tên Miyake Akito - một đứa trong nhóm số ít những người thân thiết với tôi.

“Hồi kì nghỉ xuân không thấy mày ló mặt ra nên tao có hơi lo.”Akito nói. 

Đúng là vào kì nghỉ xuân, tôi không có giao lưu gì với cả nhóm cả.

Hay nói đúng hơn, vì mấy thứ xảy ra xung quanh có hơi rườm rà nên tôi không thể góp vui với nhóm được

“Đương nhiên là tao không ép mày phải có mặt, nhưng cả Haruka lẫn Airi cũng đều lo lắng cho mày đấy.”

Nghĩ cho cảm xúc của mấy đứa con gái trong nhóm, Akito nói thêm vào.

“Xin lỗi, tao định từ nay sẽ có mặt thường xuyên hơn.”

“Thế thì không sao. Không có mày tao cũng buồn lắm.”

Được bạn bè nói thế với mình khiến tôi có hơi nhột, thế nhưng tôi lại không cảm thấy khó chịu gì cả.

Như không có ý định nán lại lâu, Akito nhẹ nhàng vươn vai lên rồi quay về chỗ ngồi của nó.

Tôi nghĩ trong lòng rằng mình có thằng bạn tốt thật.

Nó thấy lo nên đích thân đến đây để cho tôi lời khuyên đây mà.

Sau đó, vì mất hứng nghịch điện thoại nên tôi ngồi hóng chuyện trong lớp.

Chủ đề đang từ kì nghỉ xuân như thế nào chuyển qua học sinh mới.

Dù gì thì ngày mai cũng là ngày khai giảng nên năm nhất sẽ sớm đến đây thôi.

Năm ngoái khi nhận lớp D, chúng tôi đã nhận được sự đối đãi rất tốt nên đâm ra lơ là cảnh giác và bị sảy chân, nhưng điều đó là không thể tránh khỏi.

Vừa mới nhập học chúng tôi nhận được ngay 1000 điểm [Class Point], tương đương với 100,000 yên. Được đút túi ngay một khoản tiền như thế khiến học sinh tiêu xài xả láng, họ xúm nhau đi mua những thứ mình cần hoặc thích. Thêm vào đó rất nhiều người đi trễ hoặc cúp tiết, nói chuyện riêng hoặc ngủ gật trong giờ học.

Bên cạnh đó thì những học sinh chuyên cần lại chỉ quan tâm đến bản thân mình và chẳng thèm đoái hoài đến những gì đang diễn ra xung quanh.

Có một vài lí do khiến chúng tôi lơ là, nhưng phần lớn là do phía nhà trường đã để mặc chúng tôi muốn làm gì thì làm. Giáo viên cũng chẳng nhắc nhở gì nên học sinh cũng chẳng thèm quan tâm là mấy.

Tuy nhiên đó lại chính là [Bài Kiểm Tra Đặc Biệt] đầu tiên do bên nhà trường đặt ra.

Có lẽ ai cũng đã nhận ra rằng cách quản lí học sinh ở nơi này khác hẳn với cách giáo dục bắt buộc như những trường tiểu học hay sơ trung cũ mà họ từng theo học trước đây.

Thế nên, chúng tôi đã bị thử xem rằng: “liệu bản thân có thể tự chủ thực hiện những việc hiển nhiên phải làm với tư cách là một học sinh cao trung hay không”.

Và rồi lớp D đã đứng chót trong bài kiểm tra đặc biệt đó một cách ngoạn mục.

Vào tháng tiếp theo ngày 1 tháng 5, Class Point của cả lớp là 0, liên đới đến những tháng sau đó chúng tôi chẳng có đồng nào trong túi cả.

Trong một năm sau đó lớp D đã phải liên tục vượt qua các bài kiểm tra, đôi lúc như bị rơi xuống đáy vực khiến cho học sinh trong lớp dần dần trưởng thành hơn và trở nên đoàn kết. Có một lần chúng tôi được thăng lên lớp C, nhưng trong bài kiểm tra cuối năm cả lớp bị tụt lại và đành an phận ở lớp D. Song, điểm Class Point mà chúng tôi đã tích xuyên suốt một năm ròng rã vẫn phục hồi lại ở con số 275.

Tuy rằng khoảng cách đến lớp A có hơi lớn, không biết rằng trong một năm tới đây điểm Class Point của cả lớp sẽ tăng được bao nhiêu, nhưng chúng tôi vẫn sẽ lấy việc được thăng lớp là mục tiêu chính.

“Chào buổi sáng~”

Tôi nghe thấy một giọng nữ sinh tươi tắn.

Sau khi giọng nói đó được cất lên, ngay lập tức mấy đứa con gái trong lớp lần lượt phản ứng rồi xúm lại. Người đang được lũ con gái vây quanh đó là Karuizawa Kei. Số lượng của đám con gái cứ thế tăng lên, đến khi nhận ra thì nội dung những cuộc trò chuyện nãy giờ như đang lặp lại từ đầu.

Cứ như phước lành từ thần linh, tôi đã bắt đầu hẹn hò với người được mệnh danh là thủ lĩnh của đám con gái trong lớp đó từ tháng trước.

Những người duy nhất biết được sự thật này lại chẳng còn ai khác ngoại trừ chính cô ấy - món quà mà thần linh đã ban tặng cho tôi.

Vừa nghe ngóng cuộc nói chuyện, tôi vừa hồi tưởng lại, lần này một tiếng la thất thanh bất ngờ vang lên trong lớp. Ngẩng mặt lên tự hỏi xem có chuyện gì, tôi nhận ra ngay người vừa phát ra âm thanh ấy.

Nhìn cái hình bóng của nhỏ nữ sinh vừa đến trường trong sự lặng lẽ đó, tôi nghĩ phản ứng của mọi người như thế này là điều hiển nhiên.

Cô gái đang thu hút sự chú ý xung quanh đó chẳng phản ứng gì với tiếng thốt lên đầy bất ngờ, mà chỉ lẳng lặng hướng đến chỗ ngồi của mình - cũng là cái chỗ bên cạnh tôi.

Hình ảnh mái tóc đen dài bóng mượt khi trước đã biến mất, mái tóc hiện tại của nhỏ ngắn còn chưa chạm đến vai.

Sau khi hòa giải xong xuôi với anh trai mình là Horikita Manabu, nhỏ đã cắt tóc để từ bỏ bản thân mình trong quá khứ.

Biết được sự thật ấy rồi thì tôi cũng chẳng ngạc nhiên cho lắm. Nhưng không thể phủ nhận rằng trong một thoáng khi tôi bắt gặp nhỏ, phản ứng của tôi cũng chẳng khác gì những người xung quanh.

“S-Suzune...? Cậu, tóc cậu... Tóc cậu bị làm sao thế này!?”

Thằng đang hoảng hốt lên tiếng đó là Sudou Ken, một nam sinh học cùng lớp đang có cảm tình với Horikita.

Thằng đó cắt ngang cuộc trò chuyện cười đùa vui vẻ với đám bạn mà xáp tới đây.

Còn một người nữa, một nhỏ cũng vì cái vẻ ngoài thay đổi của Horikita mà tiến lại gần đây với vẻ bất ngờ.

“Horikita san, cậu quyết tâm thay đổi bản thân... nhỉ? Cậu làm tớ bất ngờ đó.”

Kushida Kikyou, bạn cùng lớp tôi và cũng là người học cùng trường trung học với Horikita trước đây.

“Bộ, cắt tóc thì ngộ lắm à?”

Không chỉ riêng gì Sudou, Horikita liếc mắt nhìn tất cả những ai đang săm soi nhỏ với vẻ tò mò.

“K-không... Không phải ngộ gì cả, chỉ hơi bất ngờ thôi... Mái tóc đúng là gốc con người mà... Ừm, cũng không hẳn là không hợp. Tóc ngắn trông cũng bắt mắt đấy chứ nhỉ. Đ-đúng không Kushida?”

Tuy rằng trông cũng khá ấn tượng nhưng đối với Sudou, mái tóc dài ngắn như thế nào đối với nó cũng chỉ là chuyện nhỏ nhặt.

Chỉ là thấy hình ảnh người mà nó thích thay đổi như thế nào khiến Sudou tỏ ra phấn khích.

Thế nhưng người đang được nó hỏi là Kushida thì không thể giấu đi vẻ bối rối của mình.

“Đúng... Là thế. Ưm. Tớ cũng nghĩ là hợp lắm, nhưng mà... Có gì đã xảy ra sao?”

Cứ như đang ngại phải nói rõ những gì mình đang nghĩ ra, nhỏ lái sang hỏi lí do.

“Sao là sao là trăng?”

Sudou nói leo vào trước khi Horikita kịp trả lời.

“Ví dụ như... Bị thất tình chẳng hạn?”

“Th-th-th-th thất tình!?”

u59858-16ea8500-87ba-40f5-be14-52895c16a745.jpg

“Đã nói sai thì đừng có nói to.”

Vừa nghe thấy cái từ [Thất tình], Horikita phản đối ngay như muốn bác bỏ.

“Đ-đúng vậy ha. Làm sao có chuyện cậu thất tình được?”

Tuy nói thế nhưng trông Sudou như đang toát mồ hôi lạnh.

“Năm nay đã là năm hai rồi nên tôi muốn làm gì đó để thể hiện quyết tâm phấn đấu, làm cho lớp D này được nâng lên một bậc.”

“Ra là vậy. Vậy... Chắc tớ sẽ bắt đầu thử nuôi tóc mình dài ra xem sao.”

Mặc dù đang nói với vẻ dễ thương, nhưng tôi biết thực sự Kushida đang nghĩ gì.

Nếu bị bắt phải để tóc dài như cái người mà mình ghét, chắc chắn nhỏ sẽ không chịu. Tuy rằng chẳng có ai rắp tâm bắt nhỏ phải nuôi tóc dài cả, nhưng nếu chuyện đó lỡ có xảy ra thật, tôi không tưởng tượng được cảm xúc phẫn nộ mà nhỏ giấu trong lòng sẽ kinh dị đến mức nào.

“Nếu không còn gì để nói nữa thì mấy người về chỗ của mình đi được không?”

Horikita nói như không muốn bị người khác tò mò việc mình để tóc ngắn hay dài.

Cứ bị săm soi bởi những người xung quanh vì ấn tượng với cái vẻ ngoài của mình khiến Horikita như đang khó chịu.

Trông có vẻ như nhỏ đang có tâm trạng xấu, nhưng may mắn thay, tiếng chuông vào lớp vang lên ngay sau đó nên cuộc nói chuyện cũng theo đó mà kết thúc.

                                                   1

Sau buổi đến trường đầu tiên, những ngày tiếp theo nhanh chóng trôi qua. Hai buổi cuối tuần cũng kết thúc chóng vánh, rồi thứ 2 lại đến.

Cuộc sống học đường thanh bình lại quay trở về như thường lệ.

Thay đổi lớn nhất khi năm học mới bắt đầu chính là những chiếc màn hình điện tử đã thế chỗ cho mấy cái bảng đen. Kế đó, những chiếc máy tính bảng chứa sách giáo khoa cũng được thay thế. Tôi hướng mắt nhìn xuống chiếc máy tính bảng mới được phát từ tuần trước.

Trong đó bao gồm vô vàn những cuốn sách điện tử, những quyển sách giáo khoa cần thiết trong tiết học cũng đã được thay thế.

Cứ mỗi một học sinh sẽ nhận được một cái máy tính bảng, phía sau lớp học cũng lắp đặt sẵn những thiết bị sạc tốc độ cao mới. Để để phòng trường hợp máy tính bảng hết pin giữa tiết học, những thiết bị sạc cầm tay cũng được cung cấp.

Tuy nhiên việc mang những chiếc máy tính bảng đó về cơ bản là bị cấm vì vi phạm qui định của nhà trường, thế nhưng vẫn có thể lấy những thông tin cần thiết trong đó qua mạng internet.

Một lượng sách giáo khoa nhiều đến mức chóng mặt, tất cả đều được gói gọn trong bộ nhớ của một chiếc máy tính bảng 12 inch. Thậm chí còn có thể vẽ hình hay chụp ảnh được.

Không chỉ những tính năng đó. Trong lớp học tiếng Anh, ta có thể thực hành nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài một cách trơn tru, hoặc thực hiện những hoạt động quốc tế khác.

Xét trên việc ngôi trường này nằm trong biên chế của chính phủ, thì đến giờ bên phía trường mới áp dụng những thứ này vào có lẽ là hơi muộn.

Nhưng nước đi này có đúng đắn hay không thì đến giờ vẫn không thể dám chắc được

Những đứa trẻ trong tương lai có được xã hội trọng dụng hay không phần lớn là dựa vào cách tiêu chí khác nhau.

Điểm mấu chốt ở đây là phạm vi chương trình học tập của năm 2 chắc chắn sẽ khó khăn và khắc nghiệt hơn năm nhất. Tuy không biết trình độ ở những trường cao trung khác như thế nào, nhưng ít nhiều gì ngôi trường này cũng phải nằm đâu đó ở khoảng trên trung bình, mặc cho những đứa kém về mảng học hành như Sudou và Ike vẫn đang theo học ở đây. Tuy nhiên, để không ai bị buộc phải thôi học thì việc giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết.

Tóm lại thì thay đổi lớn nhất trong năm nay chính là việc điện tử hóa hình thức học tập, ngoài ra thì cũng còn một số thay đổi nhỏ khác như việc có thể thay đổi sang chỗ ngồi mình thích bằng cách chi trả bằng Private Point và được sự cho phép.

Tôi đã đổi chỗ ngồi của mình từ dãy gần cửa sổ sang chỗ cuối lớp sát bên hành lang. Những chỗ ngồi bên dãy hành lang không được ưa thích lắm do học sinh đi ra đi vào nhiều, nhưng tôi không quan tâm mấy chuyện nhỏ nhặt đó.

Trong năm học mới này còn có sự góp mặt của học sinh mới nữa, nên ít nhiều gì cũng có sự thay đổi, thế nhưng tôi không tham gia bất kì câu lạc bộ sau giờ học nào, nên hiển nhiên là chẳng có gì thay đổi cả. Tôi cũng chưa tiếp xúc gì với ai.

Cách đây một năm, lần đầu tiên tôi nói chuyện với lớp trên chính là khi cần thông tin về đề kiểm tra của những năm trước để chuẩn bị cho kì thi đặc biệt. Nhiêu đó thì chẳng có gì lạ lùng cả phải không?

Nói tóm lại, trong mấy ngày đầu năm học mới này sẽ không có gì biến chuyển đâu.

“Mấy đứa đến đủ hết chưa?”

Vừa ngay lúc chuông reo, giáo viên chủ nhiệm Chabashira cũng xuất hiện và vào lớp.

Với khuôn mặt nghiêm túc như thường lệ, Chabashira bắt đầu tiết chủ nhiệm buổi sáng.

Vì không có tiết 1 tiết 2 nên tôi đoán rằng có gì đó sắp sửa diễn ra.

Có lẽ đây là hồi chuông báo hiệu rằng những ngày tháng nhẹ nhàng và bình yên sắp sửa kết thúc.

“Sensei, có bài thi đặc biệt sao ạ?”

Người đang phát biểu trước mặt chủ nhiệm là Ike.

Thái độ của nó không có gì là đùa giỡn, có lẽ nó chỉ lỡ buộc miệng nói vì đang lo lắng mà thôi.

Vì cũng hiểu điều nó đang nghĩ trong đầu nên Chabashira cũng không xem đó là vấn đề.

Từ đó đến nay, cứ mỗi lần nghe sắp tới có bài thi đặc biệt là học sinh không thể không cảm thấy bất an.

Thế nhưng, hiện tại cả lớp đã có chung mục tiêu rằng sẽ thăng cấp lớp nên chạy trốn là không thể chấp nhận được.

Phải sẵn sàng trong tư thế đối mặt với thử thách.

“Có lẽ mấy đứa sẽ cảm thấy tò mò, nhưng trước khi nói tiếp thì cô có việc cần mấy đứa làm. Đây là chuyện hệ trọng ảnh hưởng cuộc sống học sinh của mấy đứa từ nay về sau.”

Chabashira móc điện thoại mình ra, cầm trên tay rồi đưa chúng tôi xem, sau đó tiếp lời.

“Tất cả, lấy điện thoại mình ra để lên bàn, ngay! Ai là lỡ quên thì nhanh chóng chạy về nhà lấy... Nhưng làm gì có học sinh nào mà lại để quên điện thoại, đúng không?”

Điện thoại di động là một trong những thứ thiết yếu trong cuộc sống hiện tại. Âu cũng là thứ mà ai cũng phải mang theo bên mình.

 Sau khi xác nhận một lượt xem đã đủ 39 cái điện thoại được đặt lên bàn hay chưa, rồi Chabashira tiếp tục.

“Vậy thì đầu tiên, mỗi người hãy dùng điện thoại truy cập vào trang chủ của trường và cài đặt chương trình mới vào máy. Thời gian tải xuống chắc chắn vừa đủ. Tên của chương trình đó là [Over All Ability] nhưng khi cài đặt xong sẽ hiển thị tên là [OAA].”

Màn hình của cái bảng đen đột nhiên thay đổi, một video tài liệu được chiếu lên, theo sau đó là những thông số giải thích bắt đầu hiển thị.

Đây có thể nói là sự tiện lợi do điện tử hóa mang lại.

Làm theo hướng dẫn từ video trên bảng và của Chabashira, tức thì một biểu tượng có Logo minh họa của trường và chữ [OAA] bên cạnh xuất hiện.

“Tất cả làm tới bước này rồi hãy bỏ tay ra khỏi điện thoại. Ai vẫn chưa hiểu thì giơ tay lên.”

Quả thực mấy thao tác này thật đơn giản. Tất cả học sinh trong lớp thực hiện trơn tru như đã quen từ trước.

“Mấy đứa giờ không chỉ còn là học sinh lớp D nữa. Hiện tại tất cả học sinh đều đã cài đặt chương trình này. Từ nay về sau cái chương trình này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho toàn thể học sinh Cao Trung Koudo Ikusei. Trăm nghe không bằng một thấy, cả lớp khởi động chương trình lên đi!”

Sau khi chạm vào biểu tượng và khởi động chương trình, màn hình điện thoại tự động chuyển sang chế độ camera.

“Dùng camera quét thẻ học sinh, đó là bước thiết lập đầu tiên.”

Làm theo chỉ dẫn, tôi dùng điện thoại quét tấm thẻ học sinh bằng chế độ camera, sau khi hình ảnh khuôn mặt và mã số học sinh được nhận diện xong, quá trình đăng nhập hoàn thành ngay tức khắc.

“Từ bây giờ, mỗi học sinh vừa tạo một tài khoản riêng cho mình. Sau này mấy đứa không cần phải đăng nhập gì nữa, tuy nhiên mỗi tài khoản chỉ được đăng nhập trên một thiết bị nên chú ý hãy sử dụng duy nhất một chiếc điện thoại.”

Sau khi đăng nhập xong, một cái nút trông như có thể bấm được vào hiện ra.

“Chương trình này có chứa tất cả dữ liệu của học sinh trong trường. Ví dụ, hãy mở trang của năm 2 lớp D ra. Tên của mấy đứa sẽ hiện lên theo bảng chữ cái. Hãy xem thử đi”

Có tổng cộng tất cả tên và khuôn mặt của 39 người được sắp xếp theo các kí tự hiragana.

“Dù rằng xem của ai trước cũng được cả, nhưng trước mắt hãy cứ bấm vào tên của mình mà xem đi đã.”

Tôi bấm vào tên mình như được bảo.

Chắc mẩm rằng thứ hiện ra sẽ là những thông tin như ngày tháng năm sinh nhưng hóa ra tôi đã nhầm.

Những danh mục tôi chưa từng nhìn thấy bao giờ hiển thị lên màn hình.

.

.

.

2-D Ayanokouji Kiyotaka

.

Thành tích sau năm nhất:

- Học lực                               C               (51)

- Năng lực thể chất              C+             (60)

- Năng lực tư duy                 D+             (37)

- Đóng góp cộng đồng        C+             (60)

- Năng lực tổng quát            C               (51)

.

.

.

.

.

.

.

.

“S-sensei, tại sao thành tích của em lại trông như cái bảng trạng thái trong game thế này!?”

“Đúng thế, đây là bảng trạng thái của mấy đứa được nhà trường tạo nên từ thành tích của mỗi cá nhân sau năm nhất. Không chỉ riêng gì lớp của mình, những lớp khác hoặc thậm chí là thành tích của toàn thể học sinh trong trường đều có thể xem được trên đây. Bảng trạng thái này được tạo ra bởi nó được đánh giá là sẽ quan trọng trong công tác giáo dục sau này.”

Tức là bằng cái công dụng của chương trình mang tên OAA này, ta có thể nắm bắt được thông tin thành tích chi tiết của mỗi học sinh. Thêm vào đó ta cũng có thể liên lạc riêng với bất kì học sinh nào bằng cách gửi tin nhắn.

Ở góc trên bên phải màn hình có một dấu [?] cùng với chữ [Giải Thích]. Khi tôi bấm vào đó, những danh mục thông tin miêu tả chi tiết hiện ra.

- Học Lực: Được tính bằng điểm những bài thi trên giấy trong suốt quá trình học 1 năm.

.

- Năng lực thể chất: Được tính bằng đánh giá trong giờ thể dục, hoạt động câu lạc bộ và đánh giá sau mỗi Bài Thi Đặc Biệt.

.

- Năng lực tư duy: Được tính qua số lượng bạn bè, khả năng giao tiếp với người xung quanh, khả năng ứng dụng tư duy và khả năng thích nghi với xã hội.

.

- Đóng góp cộng đồng: Được tính qua thái độ trong giờ học, điểm chuyên cần, có gây ra vấn đề hay không, có giúp đỡ công tác của hội học sinh và nhà trường hay không và nhiều tiêu chí khác.

.

- Năng lực tổng quát: Bốn năng lực trên là để đánh giá năng lực tổng quát của học sinh, thế nhưng riêng [Đóng góp cộng đồng] sẽ bị giảm đi một nửa trong phương trình tính điểm tổng quát.

*Chi tiết cách tính điểm năng lực tổng quát:

.

[(Học lực + Năng lực thể chất + Năng lực tư duy + Đóng góp cộng đồng x 0.5) / 350 x 100] (làm tròn số)

.

.

.

Ra là thế. Do năng lực tư duy của tôi kém hơn so với những hạng mục khác thế nên tiêu chí đánh giá như thế này là rất thuyết phục.

Số lượng bạn bè và khả năng giao tiếp của tôi cũng không được cao.

Ở các hạng mục khác, có thể thấy chúng đều được đánh giá là bình thường, có thể nói những con số này rất chính xác.

Ngoại trừ thành tích sau năm nhất ra thì cả năm hai lẫn năm ba đều để trống.

“Hiện tại thì chỉ có mỗi thành tích sau năm nhất thôi, nhưng kể từ hôm nay mấy đứa đã là học sinh năm hai rồi, các tiêu chí sẽ được làm mới và đánh giá lại từ đầu. Class Point cũng được cập nhật lại vào đầu tháng. Sudou, hiện tại thì học lực của trò xếp hạng E. Nhưng nếu trò được điểm tối đa trong bài thi viết tiếp theo thì em chắc chắc sẽ có một con A+ trong bảng thành tích cá nhân trong năm 2 của mình đấy”

Điều đó có nghĩa: năm nhất là năm nhất, thành tích năm hai sẽ được tính theo những đánh giá trong năm hai. Rồi thành tích vào cuối năm mới được tổng kết và lưu lại. Giả dụ như trong tháng 4 Sutou được điểm tối đa trong bài thi viết và được đánh giá Học lực A+ đi chăng nữa, nhưng nếu trong kì thi sau nó lại bị 0 điểm, thì sau đó nó sẽ bị đánh giá hạng C, nôm na là thế. Cứ thế, sau quá trình xuyên suốt 1 năm thì điểm bình quân tổng cộng chính là kết quả cuối cùng. Điều đáng chú ý ở đây là, bằng cái chương trình OAA này chúng tôi có thể xác nhận được thành tích của cả những học sinh khác chứ không chỉ riêng gì lớp của bản thân.

 Trước đây nếu không gặp mặt trực tiếp để điều tra thì không thể thu thập được thông tin, nhưng từ đây thì có thể xác nhận từ tên, khuôn mặt và cả trạng thái thành tích. Senpai hay kouhai gì cũng không cần phải hỏi, chỉ cần liếc mắt một cái là biết ngay. Nhân tiện thì học sinh năm nhất đang có thông tin về năm ba cấp hai trước đây và kết quả của kì thi đầu vào được lưu trữ. Học lực, năng lực thể chất và đóng góp xã hội là đương nhiên, nhưng đến cả năng lực tư duy cũng chưa chắc gì đã đúng.

Một công cụ hữu hiệu để khảo sát thành tích... Không, chuyện không chỉ có nhiêu đó.

Qua những thông số trên, vai trò cốt yếu của đối tượng đang được nhắc đến cũng được làm rõ.

“Có lẽ vài người không có thành tích vẻ vang gì cũng cảm thấy khó chịu vì thành tích của mình được lưu lại. Song kết quả này phản ánh những gì cô cậu làm được trong suốt một năm vừa qua.”

Đối với những người bị đánh giá hạng E ở những tiêu chí quan trọng như Học lực và Thể chất, những vết nhơ thành tích của học sinh đó sẽ được lưu lại.

“Tuy nhiên, thành tích năm nhất dù gì cũng là quá khứ rồi. Mấy cái đó chẳng ảnh hưởng gì đến thành tích năm hai của mấy đứa cả. Tức là những người có thành tích không vẻ vang gì hãy nhân cơ hội này mà chứng tỏ lại bản thân mình. Công khai bảng thành tích như thế này cũng là một cách để các cô cậu trưởng thành và hoàn thiện bản thân một cách hiệu quả.”

Bằng việc lưu lại thành tích trên một chương trình mà bất kì ai cũng có thể truy cập được, chắc hẳn sẽ có không ít người ghét bị xem thường và cố gắng để chứng tỏ mình. Đúng như những gì Chabashira nói, dù ít hay nhiều thì đây cũng là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao thành tích học sinh.

“Sensei, tại sao cách đánh giá của đóng góp cộng đồng lại khác với 3 tiêu chí còn lại ạ?”

Đóng góp cộng đồng có ảnh hưởng rất nhỏ đến năng lực tổng quát.

Người cảm thấy thắc mắc ở điểm đó và đặt câu hỏi chính là Hirata Yousuke.

“Học lực, năng lực thể chất và năng lực tư duy. Đó là 3 tiêu chí mà phía nhà trường cực kì đề cao. Bên cạnh đó thì tiêu chí Đóng góp xã hội có hơi khác. Về cơ bản thì đóng góp xã hội được đánh giá bởi [Thái Độ] và [Ứng Xử]. Ví dụ như cách nói chuyện với giáo viên hoặc việc có đi trễ hay cúp tiết không... Nói cách khác là học sinh đó có tự chủ giữ kỉ luật hay không. Ngoài ra còn có năng lực phát ngôn trước công chúng, mức độ đáng tin cậy và vân vân… Rất nhiều phương diện có thể dùng để đánh giá một học sinh. Chưa kể đó còn là những thường thức thông thường, những tiêu chí mà tất nhiên bất kì ai cũng có thể làm được. Đó là lí do chính cho nguyên nhân vì sao tiêu chí này không chiếm tỉ lệ cao trong phương trình năng lực tổng quát.”

Khác với ba tiêu chí không thể nào hoàn thiện được trong một sớm một chiều kia, chỉ cần tương lai bỗng dưng có một ngày nào đó tư duy thay đổi hoặc cách thức hành xử được điều chỉnh lại cho phù hợp, tự nhiên điểm đánh giá Đóng góp xã hội cũng sẽ theo đó mà được cải thiện rất nhiều. Nói thế cũng không sai chút nào.

“Chương trình này là bình đẳng. Không quan trọng là lớp trên hay lớp dưới. Tất cả học sinh đều được đánh giá một cách công bằng như nhau. Học sinh có điểm năng lực tổng quát cao nhất cũng có thể tự hào rằng mình đã để lại được thành quả đáng để ngợi khen đó.”

Tuy rằng những cái tên đang được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, nhưng chương trình này cũng bao gồm tính năng tự sắp xếp bằng bộ lọc.

Ví dụ, nếu ta muốn biết học sinh nào đang có điểm năng lực tổng quát cao nhất lớp D thì không cần thiết phải nhìn từng dòng mày mò nữa.

Bằng cách thiết lập bộ lọc, tôi biết ngay người đang có năng lực tổng quát cao nhất lớp là Yousuke.

.

.

.

2-D Hirata Yousuke

.

Thành tích sau năm nhất:

- Học lực                            B+               (76)

- Năng lực thể chất            B+               (79)

- Năng lực tư duy               B                 (75)

- Đóng góp cộng đồng      A-               (85)

- Năng lực tổng quát          B+              (78)

.

.

.

.

.

Nhìn vào những số liệu một lần nữa, ta có thể hiểu được tại sao Yousuke lại đứng nhất về độ ưu tú. Tất cả các tiêu chí đều cao vượt trên mức trung bình, một thành tích chẳng có gì để chê bai cả.

Nếu hồi cuối năm nhất Yousuke không để lộ ra điểm yếu tinh thần của mình thì điểm của nó đã cao hơn được một chút không biết chừng.

Ngược lại, khi sắp xếp từ thấp lên cao thì cái tên Ike được xếp lên đầu tiên. Điểm năng lực cá nhân của nó là 37.

Có một người khác cũng có 37 điểm năng lực cá nhân, đó là Sakura Airi.

Bị mọi người xung quanh đánh giá là có khả năng đứng bét lớp cao nhất, nhưng cái tên Sudou lại được xếp ở vị trí cao hơn.

.

.

.

2-D Sudou Ken

.

Thành tích sau năm nhất:

- Học lực                            E+              (20)

- Năng lực thể chất           A+              (96)

- Năng lực tư duy              D+              (40)

- Đóng góp cộng đồng     E+              (19)

- Năng lực tổng quát        C                (47)

.

.

.

.

Theo những gì nó thể hiện trong năm vừa qua, chẳng trách sao mà cả học lực lẫn đóng góp cộng đồng của nó lại thấp như vậy. Thế nhưng năng lực thể chất của nó lại cao ngất ngưởng, thế nên nó mới tránh được số phận đứng chót lớp. Tìm hiểu kĩ hơn, tôi biết được trong lớp D này chỉ có duy nhất mình nó được đánh giá A+ hạng mục Năng lực thể chất.

Học lực của nó đã tiến bộ nếu so với những ngày đầu nhập học, cách suy nghĩ cũng dần trưởng thành hơn. Có vẻ như thành tích của Sudou sẽ phát triển vượt bậc trong năm hai này.

“Còn nữa, cái này tuy không có ảnh hưởng trực tiếp gì đến lớp D nhưng có một học sinh năm hai được đặc cách. Đó là Sakayanagi Arisu của lớp 2A. Chỉ riêng điểm năng lực thể chất của trò ấy được thiết lập tự động bằng với số điểm của học sinh có đánh giá năng lực thể chất kém nhất.”

Năm 2 lớp A, Sakayanagi Arisu là một người khuyết tật.

Nhỏ thậm chí không thể đi lại bình thường được nếu như không có gậy. 

Tức là dù có muốn vận động mạnh thì nhỏ cũng không thể làm được.

Thế nhưng, dù có khuyết tật đi nữa thì nhà trường cũng không thể không đưa ra điểm năng lực tổng quát. Thế nên họ mới lấy điểm Năng lực thể chất thấp nhất và dùng nó để tính thành điểm cho nhỏ.

Trước mắt, tuy rằng Nagumo đã chủ trương muốn phản ánh năng lực thật sự của từng cá nhân. Nhưng suy cho cùng thì việc đặc cách công khai một học sinh như thế này là chuyện phải làm.

“Chương trình này là hình thức cải cách ý thức của học sinh trong việc giữ thành tích, thêm vào đó có thể biết mặt và tên của học sinh khác mà không cần bận tâm đến niên khóa. Một công cụ cần thiết để giao lưu và tìm hiểu lẫn nhau đúng không? Thế nhưng… Tôi nghĩ rằng chuyện không chỉ đơn giản như thế. Dù đây chỉ là suy đoán cá nhân thôi… Trong vòng một năm tới đây, những học sinh có điểm năng lực tổng quát không đạt đủ tiêu chuẩn [Sẽ bị phạt gì đó] chẳng hạn.”

“Phạt… Chẳng lẽ là đuổi học....?”

“Khả năng đó không phải là không có. Thế nhưng như đã nói từ trước, đây chỉ là suy đoán cá nhân của tôi mà thôi. Không gì chắc chắn suy đoán này sẽ thành sự thật cả. Song mấy đứa cứ nhớ ở trong đầu rằng hễ điểm năng lực tổng quát càng tiệm cận với [E] thì rủi ro cũng theo đó mà tăng là được.”

Hiện tại thì số điểm thấp nhất đang thuộc về Ike và Airi, hai người này đang có khả năng phải nhận đánh giá E năng lực tổng quát.

Nếu năm nay là cứ lơ là như năm ngoái, chắc chắn cả hai sẽ được đặt vào diện nguy hiểm.

“Trong số mấy đứa cũng có người đang bất mãn vì điểm số không phản ánh đúng thực lực của mình đúng không? Thế nhưng đây là hiện trạng [Nhà trường đang đánh giá mấy đứa] đó biết chưa? Nếu như thấy không phục thì cố gắng mà chứng tỏ cho nhà trường thấy trong 1 năm tới đi. Cả nhà trường cũng chưa chắc gì đã toàn năng đâu.”

“N-nhưng làm sao để chứng tỏ đây ạ?”

Người đang ở vị trí cuối lớp, Ike đưa bàn tay run rẩy của mình lên mà hỏi.

“Có sự chênh lệch rõ ràng trong việc đánh giá năng lực thể chất giữa một người có tham gia câu lạc bộ và một người không. Thế nên tham gia vào một câu lạc bộ nào đó cũng là một giải pháp”

Những học sinh chăm thể hiện mình với nhà trường trên nhiều phương diện, về cơ bản sẽ được ưu ái hơn. Thế nhưng tùy trường hợp, nếu thể hiện thất bại thì cũng có thể trở thành vấn đề lớn.

“Cứ như chiến đấu vì bản thân vậy.”

Câu phát ngôn lẩm bẩm của Horikita không thể lọt ra khỏi tai Chabashira.

Cả lớp đến giờ đã và đang đấu tranh cùng nhau, tự dưng một cái chương trình oái ăm như thế này xuất hiện, chắc chắn Horikita không phải người duy nhất mang những cảm xúc đó bên mình.

“Trò nói vừa đúng vừa sai. Hệ thống giáo dục mới được sắp đặt trong năm nay chính là do Nagumo Miyabi của hội học sinh đề xuất, bên phía nhà trường chỉ thực hiện theo thôi.”

Nagumo từng nói muốn tạo ra một hệ thống đánh giá thực lực của từng cá nhân, tức là ước mơ đó đang dần được cụ thể hóa. Lí do năm ngoái Nagumo ít hoạt động hóa ra là do phải chạy đôn chạy đáo lo cái vụ thay đổi này.

“Thế nhưng cho đến giờ, các trò đã quyết tâm hướng đến cùng một mục tiêu với tư cách là bạn cùng lớp, cái khái niệm đó về cơ bản là không thay đổi. Đừng quên điều đó mà tiếp tục trải qua những ngày tháng tiếp theo.”

Sau khi cài đặt chương trình, giải thích xong xuôi thì cũng vừa lúc tiết đầu tiên kết thúc. Giờ nghỉ đến, mỗi học sinh người này người kia bắt đầu lấy điện thoại của mình ra rồi nhìn chằm chằm vào đó. Không chỉ riêng gì thành tích bản thân, mà cả những bạn cùng lớp hay ở lớp khác cũng bị nhòm ngó.

“Tự dưng thấy thường thức thông thường của tao thua thằng Kouenji khiến tao khó chịu quá!”

Thằng đang dán mắt vào chương trình đó là Sudou, nó gào lên rồi liếc nhìn sang Kouenji.

Theo như những gì đã nghe (lỏm) được một cách tình cờ, tôi thử tìm hiểu trên điện thoại.

.

.

.

.

.

.

.

.

2-D Kouenji Rokusuke

.

Thành tích sau năm nhất:

- Học lực                               B              (71)

- Năng lực thể chất              B+            (78)

- Năng lực tư duy                 D-             (24)

- Đóng góp cộng đồng        D-            (25)

- Năng lực tổng quát            C              (53)

.

.

.

Là một thằng luôn thể hiện ra được khả năng thực sự của mình trong những tiết học thường ngày và những bài kiểm tra, Kouenji được đánh giá khá cao.

“Cái gì, có gì đâu mà phải ức chế? Mày thắng nó năng lực thể chất mà?”

Ike, thằng không có đặc điểm gì nổi bật ủ rũ với vẻ ghen tị.

“Tại cái thằng Kouenji đó chẳng làm gì nghiêm túc cả nên tao không cam tâm.”

Đúng như Sudou nói, năng lực thể chất của Kouenji cao hơn những con số thống kê rất nhiều, có khi còn cao hơn cả Sudou nữa. Thế nhưng Kouenji không tham gia câu lạc bộ nào, trong mấy tiết thể dục nó cũng chỉ chịu vận động nếu cảm thấy có hứng, một thằng tự do tự tại. Việc nó không có hứng hoạt động nhiều cũng chẳng có gì lạ cả.

Đối với Sudou thì trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần cố gắng thì thành tích của Kouenji chắc chắn sẽ có thể sánh ngang với các lớp đứng đầu. Tuy cùng mạnh về thể chất giống nhau nhưng đánh giá năng lực thật sự giữa hai bên vẫn còn quá xa.

Thế nhưng thứ khiến cho Sudou phải nghiến răng, đó là điểm đóng góp cộng đồng. Tức là về phần có liên quan đến Thái Độ và Văn Hóa Ứng Xử.

Dù bị xem như cái gai trong mắt, nhưng đối với Kouenji thì Sudou lại chả là cái đinh gì cả.

Nói cho nó nhanh thì Sudou cảm thấy cay vì mình thua kém Kouenji.

Thế nhưng cảm xúc cay cú của Sudou cũng không hẳn là khó hiểu...

Điểm số Đóng góp cộng đồng của Kouenji cao hơn Sudou, tức có nghĩa thái độ tiêu cực của nó đối với trường và lớp ít hơn so với Sudou. Thằng từng bị đình chỉ học và có nhiều hành vi bạo lực như Sudou bị thua kém cũng chẳng có gì là lạ.

Kouenji dường như đã nghe thấy cuộc nói chuyện, thế nhưng nó lại chẳng tỏ vẻ gì là quan tâm.

Dù có ai đang nói xấu bản thân nó đi nữa thì Kouenji cũng chỉ tập trung vào OAA. Nó không muốn dây vào những thứ không cần thiết khác.

Sau hơn một năm học ở trường, có thể người ít thay đổi nhất không ai khác ngoài Kouenji.

Trước mắt, thành tích trong năm của tất cả chúng tôi đã được công khai.

Động thái này của trường vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm riêng đôi với chúng tôi.

Ví dụ, do sự có mặt của tiêu chí [Năng lực tổng quát], dự rằng bảng xếp hạng thực lực cá nhân sẽ được thực hiện.

Giả như có một Bài thi đặc biệt đột xuất được tổ chức ngay bây giờ, không cần nói cũng biết tên của người kém may mắn bị bắt đuổi học là ai. Chỉ cần tra cái tên có điểm năng lực tổng quát thấp nhất là ra ngay.

Thế nên Airi và Ike - những người đang cùng nhau đứng cuối bảng xếp hạng, lúc này chắc đang không khỏi cảm thấy lo lắng.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Tôi chẳng ăn cắp của ai cái gì cả. Còn muốn chơi tôi thì tôi chơi lại à ráng chịu à nha. (by Kou)

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Nói thế này không biết mai ra đường có ai lụi mình không nhỉ?

Bình luận (85)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

85 Bình luận

mấy chỗ dấu chấm ko viết j là thế nào vậy ae với lại góp ý ad dịch xưng hô như hồi năm nhất tại ae nghe xưng hô kiểu đó quen rồi
Xem thêm
tự nhiên lại cho main xưng " mày , tao " .Tự nhiên thấy main cục súc , mất hết cái hình tượng xây dựng trong năm nhất =)))
Xem thêm
@Bú Bím Cực Đã: bro đọc lại hay từ chỗ nào ghé qua để đọc vậy=))
Xem thêm
Xem thêm 1 trả lời
Trước khi vào vấn đề sao không giới thiệu nhân vật bằng ảnh minh họa nhể@
Xem thêm
Thanks nhưng mà dịch bth tí thì khỏi chê chứ xưng tao-mày thô quá =)))
Xem thêm
Xưng hô hơi thô :'(
Xem thêm
Ờm... Mình góp ý là đoạn của main với nhóm ayanokoji ý. Trans để là "tớ" hoặc "tôi" đối lại là "cậu" nghe tự nhiên hơn ý ạ.
Xem thêm
Tôi cũng vậy ông , đọc năm nhất , nhóm dịch kia dịch Akito gọi Ayano là tớ cậu giờ thấy quen thuộc hơn~~~~
Xem thêm
@Dkim: mà nghe xưng "tao" vs "mày" cứ zang hồ kiểu gì ý. Mấy ông đọc lướt nhỡ đâu lại hiểu nhầm thì lại dở :))
Xem thêm
AUTHOR
Đọc ko quen lắm, đúng là t vẫn thích trans của bác thier hơn
Xem thêm
Đọc năm nhất main vs akito xưng tớ cậu
Qua đây xưng tao mày nghe lạ quá
Xem thêm