Như tiêu đề đã viết đây sẽ là một bài đánh giá và phân tích (và so sánh) bộ Nihonkoku Shoukan. Về lý do tôi tạo thứ này, chủ yếu là sau khi tôi đọc thứ trên sau khi thấy một số người đề xuất nó trong các câu hỏi về truyện chuyên về chiến tranh, chính trị. Kết quả là nó khiến tôi thất vọng bởi chất lượng thực sự tệ của nó. Và buộc phải tạo ra thứ này để lôi hết đống vấn đề tệ hại và phi logic của tác phẩm lên để bình phẩm và đáng giá. Các vấn đề:
• 1 vấn đề bối cảnh: Để xem, chúng ta có gì ở truyện? Một quốc gia thế kỷ 21 được dịch chuyển đến một thế giới khác. Ừm, nghe có vẻ thú vị nhỉ. Nhưng nghĩ kỹ thì... Bạn có công nghệ vượt trội, trong một thế giới chưa biết, với những nền văn minh kém hơn. Họ thì có phép thuật và nhiều thứ khác đấy, nhưng chúng lại quá tệ đối với chế độ nhà nước Nhật Bản vượt trội của bạn. Và thứ mang tên là "phép thuật" kia không cũng chả nhắc đến quá nhiều, nếu không muốn nói là chả có gì về nó. Bởi mọi thứ sẽ được giải quyết bằng công nghệ hiện đại đối với cái thế giới "phép thuật" kia. Thế thì cũng không quá khác motip isekai truyền thống có main chuyển sinh khó khăn, gian nan lúc đầu rồi sau này nhận được buff mạnh vào giai đoạn giữa và cuối truyện. Nói chung khá basic và cổ điển. Nhưng chấp nhận được.
• 2 Vấn đề nội bộ/đối nội: Nhật có Quốc hội, và tác giả cho rằng Quốc hội sẽ chỉ chấp nhận bất cứ điều gì ổng đưa vào chăng? Vậy còn phe phái trong đó thì sao? Có rất nhiều phe phái trong nội bộ nền chính trị của Nhật Bản hiện tại, còn nếu muốn quay ngược thời gian về thời Đế quốc, thì mấy thủ đoạn chính trị như bắt cóc, ám sát hay thanh trừng ở thời đó là điều bình thường. Còn hiện tại, chỉ xét riêng cuộc bầu cử năm 2021 thôi thì quốc hội nhật bản có tận 4 đảng lớn là Đảng Dân chủ tự do (LDP), Đảng Dân chủ lập hiến (CDP), Đảng đổi mới nhật bản (JIP) và đảng Komeito. Sâu hơn, thì có các nhà kỹ trị, các nhóm cánh tả, cánh hữu hay bảo thủ tồn tại thậm chí là các tàn dư của người theo chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa cực đoan cũng có. Vậy thử hỏi tất cả đống đó sẽ phản ứng thế nào với cả tá vấn đề nảy sinh từ một thế giới chưa biết? Mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào? Một tác phẩm lấy bối cảnh như vậy thì nên đầu tư vào việc đưa các cuộc đấu tranh chính trị xuất hiện, với những vấn đề nội bộ kể trên xuất hiện để làm nổi bật cách chính phủ thực sự hành động và ứng phó với các tình huống và môi trường khác nhau, nơi họ lập và thảo luận các kế hoạch và thực hiện những kế hoạch đó. Chứ không phải một ai đó kêu lên "ê, hãy làm A và B". Ngoài ra thì việc đàm phán và thảo luận trong hội đồng chính phủ (và cả ở bên ngoài) thường có nghĩa là các bên không thể đạt được mọi thứ một cách hoàn hảo. Luôn và phải có sự mất mát ở một khía cạnh nào đó, lựa chọn từ bỏ một số thứ và giành lại được một số thứ khác. Bởi không phải ai cũng thích bạn và chính sách của bạn, dẫn đến ít nhất luôn cần một sự thỏa hiệp nào đó. Và tác phẩm này đã thiếu (hoặc đơn giản không có) những chi tiết này dẫn đến chức năng của chính phủ và quốc gia nhật bản này trở nên thực sự vô vị, vô năng và một màu.
• 3 vấn đề kinh tế: Ơ, tất cả trái phiếu, tiền giấy, Dự trữ ngoại hối của các bạn đâu rồi? Giao dịch, nhập khẩu, xuất khẩu của các bạn đâu rồi? Các tập đoàn xuất khẩu của các bạn có thể tồn tại mà không có thị trường tiêu thụ không, nhất là khi luật cấm phổ biến công nghệ được ban hành? Ngành công nghiệp (phụ thuộc nhập khẩu) của các bạn có thể sản xuất ra bất cứ thứ gì, mà không cần phải nhập khẩu, vốn đã khiến các bạn bị kìm hãm không? Còn khối công ty xuất khẩu phần mềm và dịch vụ ra nước ngoài thì sao? Nhật Bản của các bạn có tỷ trọng dịch vụ cao, nhưng ở tình trạng thế này, thậm chí chẳng có ai mà cung cấp dịch vụ. Giờ thì ISS, Hệ thống định vị toàn cầu đã bay màu, vậy giờ các bạn sẽ làm gì nếu vệ tinh của các bạn vẫn hoạt động nhưng không biết đường đi, quỹ đạo, hệ thống sao như thế nào? Các bạn vẫn phải ăn, ok, nhưng là ăn bao nhiêu, tốn bao nhiêu? Ơ Tác giả, ông có biết rằng Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu mọi thứ, kể cả thực phẩm không? Và một khi đột nhiên bị tước đoạt hết sạch tài nguyên đất, mọi thứ sẽ trở nên rất man rợ (tác giả biết không nhỉ). Ngoài ra, việc khoan dầu trong truyện quá ngắn và quá đơn giản, như thể tác giả chỉ nghĩ rằng chúng ta chỉ cần đào và hút lên thôi. Còn ở thực tế, việc phát triển một mỏ dầu thường tốn hàng triệu USD và có thể cần thời gian dài (từ 5-10 năm) để hoàn thành. Và dự trữ dầu của Nhật là 44,115,000 thùng, đủ cho... khoảng 10 ngày mà không cần nhập khẩu. Vẫn chả có gì xảy ra sao?
• 4 vấn đề dân chúng: Trong tác phẩm, chúng ta được cho biết rất ít về phản ứng của người dân Nhật Bản. Không có tiếng nói phản đối, không ai từng hỏi bất cứ điều gì. Mặc dù đây không khác gì một sự kiện dạng tận thế cả. Và họ coi đó như một điều bình thường, hay đơn giản là tác giả quá lười để kể về nó. Thay vào đó, ổng viết đại loại rằng mọi chuyện được coi là rất tệ và có vài bất ổn dân sự diễn ra vì nó thực sự quá bất ngờ, rồi sau đó cũng chả có gì hơn xảy ra (vẫn chả ai hỏi bất cứ điều gì). Thậm chí đỉnh cao ở chỗ dân Nhật vẫn đi DU LỊCH như bình thường, chỉ để muốn xem một vùng đất khác ở xung quanh mới được khám phá. Ông thực sự nghiêm túc đấy à tác giả? À còn phép thuật thì sao? Chả lẽ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học hay các học giả khác sẽ méo quan tâm đến nó sao? Khi tất cả đống phép thuật đó đều là hiện tượng bẻ cong vật lý, vậy sao nhật bản không đầu tư vào nó? Mà còn gia đình của nhiều người thì sao? Khi tổng cộng, tính từ khoảng năm 2019-2021, có khoảng 1,4 triệu người Nhật không sống ở quần đảo tức ở nước ngoài. Vậy còn họ thì sao? Bộ không ai nhớ đến họ sao? À mà khoang đã, vậy một phần trong ít nhất 32 triệu du khách đã đến nhật bản vào năm 2021 và các công dân nhật bản có nguồn gốc quốc tế hay lực lượng lao động nhập cư cùng thực tập sinh ở Nhật ở đâu rồi ta? Nói thẳng ra thì nó thật thảm hại, và tôi nghĩ nó sẽ là một sự bổ sung tốt cho tác phẩm nếu tác giả thực sự muốn phản ánh, hoặc kể một câu chuyện trong đó tập trung vào việc người Nhật thích nghi và quan sát ở một thế giới mới. Còn nếu không, thì, hmm, nó nhạt thật.
• 5 vấn đề ngoại giao/đối ngoại: Dĩ nhiên nếu vấn đề nội bộ/đối nội đã tàn tạ đến thế thì đừng hy vọng tác giả sẽ viết vấn đề ngoại giao/đối ngoại tốt hơn thế. Còn để mô tả thì nếu vấn đề nội bộ/đối nội của chính phủ Nhật trong tác phẩm là vô năng, vô vị, một màu thì vấn đề ngoại giao/đối ngoại là thảm hại, vô lý, ngu ngốc. Nếu chưa muốn là ngu dốt, ngây thơ và tào lao. Khi ở một thế giới có niên đại tầm giai đoạn 1300-1800 như vậy, thời đại của thuộc địa, chiến tranh, bành trướng, đế quốc, liệu có thể tồn tại một quốc gia đi khắp nơi và nói cái câu "hãy kiến tạo hòa bình". Ồ thật tuyệt đấy tác giả à. Và lại ở một thế giới tràn ngập chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chế độ chuyên chế, quốc gia đó lại đi khắp nơi và nói "làm ơn đừng xâm lược chúng tôi, chúng tôi sẽ giao thương với bạn" và rồi nghĩ rằng họ sẽ đồng ý chăng? Thật ngây thơ và ngu đần làm sao. Đương nhiên là quốc gia đó không thể đạt được điều đó rồi, bởi cái thế giới này quá khác biệt so với thế giới trước của họ. Và với chỉ một chút kiến thức cũng có thể giúp người ta hiểu được cái lý lẽ hiển nhiên này, hoặc không. Khi bạn không thể kiến tạo ra hòa bình, ở nơi mà mọi người khác đều có tầm nhìn về chiến tranh và chinh phục (trừ khi bạn dùng đến nó). Nhưng rồi bạn vẫn theo đuổi điều đó, sau khi bạn giết chết binh lính của họ, thảm sát thành phố của họ, rồi lại chào đón họ đến với cái hòa bình của bạn (Cái này gọi là tiêu chuẩn kép nhỉ). Nhưng mà, nói thật tác giả đã thể hiện được rằng mình không xem thời sự nhiều cho lắm. Khi mà có thể viết được tình tiết rằng Nhật Bản cho phép công dân nước mình đI DU LỊCH THOẢI MÁI đến một quốc gia đang có chiến tranh với một quốc gia khác, quốc gia mà bản thân nó không nổi tiếng gì về có bất kỳ cam kết gì về nhân quyền nào, hoặc đơn giản là không giết dân thường. (Tôi không tin rằng nhật bản ngoài đời thực lại không tiến hành di tản công dân nước họ đang sinh sống ở quốc gia đang ở thời chiến). Để khi những du khách đó bị hành quyết, thì ta lại thấy chính phủ Nhật Bản tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên. Có vẻ đấy là lý do tạo sao những du khách/công dân Nhật Bản này lại không được chính phủ cung cấp bất kỳ biện pháp bảo vệ nào, ngoài một vài cây gậy, khi họ đến một quốc gia đang có chiến tranh.
• 6 vấn đề văn hóa: Cái gì, chúng ta ở đây để xem văn hóa Nhật Bản à? Không phải là ngược lại sao? Về cách các nền văn hóa ở thế giới mới trông như thế nào, và làm thế nào văn hóa Nhật Bản có thể hòa nhập và thích nghi ở đó? Trong toàn bộ tác phẩm, nó chủ yếu nói về cách những người ở thế giới mới ấn tượng về văn hóa Nhật Bản và những thứ đại loại kiểu vậy, mà thậm chí không hèm đề cập đến bất kỳ truyền thống, văn hóa và di sản của những người ở đây. Những gì họ có, những gì làm cho họ trở nên độc đáo và khác biệt. Hay đơn giản là cứ hiểu là không có cái gọi là World Building gì ở đây. Chỉ có "Ê, vậy là chúng ta có anh chàng này ở đằng kia, anh chàng này ở đằng này, và xong." (Đáng lẽ ra tôi không nên mong chờ khía cạnh này ở tác phẩm).
• 7 vấn đề quân sự: Rất đơn giản, tất cả đều là vinh quang và không có nước mắt. Đưa một con tàu chiến nhỏ vào một cuộc họp lớn (chấp nhận). Ném bom khắp thế giới mà thậm chí không cần quan tâm đến việc bạn sẽ nạp lại những đống đạn đó như thế nào (ơ). Bắn SM-3 mà thậm chí không nhận ra rằng bạn thậm chí không có giấy phép và mới chỉ thử nghiệm những thứ đó (what). Thực hiện đầy đủ nguyên tắc "phép thuật như c*t, súng đạn của chúng ta là tốt nhất" với các trận chiến một chiều, không có thương vong, mặc dù đối phương có thứ gì đó có thể bẻ cong vật lý? Những binh sĩ không bao giờ phàn nàn, không bao giờ tệ đi, bạn tốt đẹp, mọi người thì như c*t, hiệu suất vũ khí tốt nhất, không có lỗi hay sai sót nào. Tất cả chỉ là một cuộc dạo chơi với niềm vui khi bạn đi khắp nơi và bắn bất kỳ ai mà bạn được nhận lệnh? À còn hậu cần thì sao? Còn các kế hoạch quân sự thì thế sao? Chiến thuật? Chiến lược? "Thưa ngài, kẻ thù có một loạt tàu đang đến, chúng ta sẽ làm gì?" Đáp án: hãy phóng một loạt tên lửa đắt tiền và ít ỏi, đừng bao giờ gọi Hạm đội 7 đến giúp. thậm chí đừng bận tâm đến việc chúng ta có gặp khó khăn hơn đối phương, rồi bắn thêm một loạt ngư lôi đắt tiền trong một lần nữa. What the xài đồ cổ từ Thế chiến II??? Chiến thuật chiến tranh? Không, chỉ cần bắn và bắn. Mọi thứ thực sự nhàm chán và lặp đi lặp lại đến nỗi các cảnh hành động và chiến tranh, tôi chỉ muốn đọc lướt và xem kết quả. Bởi nó đơn giản là không thất bại, không bế tắc, chỉ có chiến thắng và chiến thắng. Và vẫn có ai đó cho rằng tác giả có hiểu biết về quân sự. Nhưng tôi chỉ thấy ổng search gg và wiki mà viết thôi, mặc dù phải công nhận công sức của ổng khi tìm hiểu về kho vũ khí của JSDF và tạo ra những màn trình diễn vũ khí ấn tượng nhưng tốn kém và vô giá trị trong truyện.
Tổng kết sau 7 vấn đề: Chất lượng tệ, isekai mỳ ăn liền truyền thống (chỉ thay motip từ ai đó chuyến sinh thành nguyên quốc gia chuyển sinh), đậm đặc chủ nghĩa dân tộc, worldbuilding hạn chế (nếu không muốn là không có). Tác phẩm cố tỏ ra chuyên sâu trong các vấn đề về kinh tế, chính trị hay quân sự nhưng thực ra là nông cạn. Và nó giống với các tác phẩm được viết bởi các thành phần theo chủ nghĩa dân tộc bên trung mà tôi từng đọc (chỉ thay "trung" thành "nhật").
Linh tinh: bài viết chỉ nói chủ yếu đến quốc gia/nhân vật chính của tác phẩm là nhật bản do người viết lười viết về các quốc gia khác. Và cũng mong nhận được góp ý và đánh giá từ người đọc vì đây là bài đánh giá dài đầu tiên của người viết.
63 Bình luận
Và nhiều người cũng đề xuất bộ Summoning America và tôi đọc thử vài chương thì... nó xàm y hệt. Chả hiểu mấy fan của 2 bộ này có nhận ra cái lỗ hổng khổng lồ trong truyện không nữa.
Mà cũng cảm ơn ông vì đã đề xuất thứ này.
(mà sao tôi viết tên ra tìm toàn thấy đồ ăn thế)t đâu ra đồ ăn nhỉNhìn từ lịch sử VN mà nói thì việc có một câu chuyện thẩm du kiểu Hollywood như bộ này cực kì mâu thuẫn vs kí ức và ý thức hệ của người VN nói riêng. Chiến tranh rất tàn khốc, đẫm máu xương nước mắt, cả thế hệ tài năng nhất của Bách Khoa chết trận gần hết,... chứ đ bao giờ có cái kiểu rush B về thủ đô địch trong vinh quang hiển hách như này :V
Nói thế để thấy tác giả chỉ là một thằng đang cổ vũ chủ nghĩa dân tộc
cực đoanNhật Bản và, tệ hơn cả, xét lại lịch sử khi đang cài cắm cả những ý tưởng về việc cổ vũ Chủ nghĩa Đế quốc Nhật xưa. Còn gì hiệu quả hơn bằng việc sáng tác ra một thứ nơi Nhật Bản là quốc gia/dân tộc thượng đẳng và siêu việt nhất thế giới, nơi kẻ xấu bị trừng trị bởi "công lý" của Nhật và dẫn dẵnđám bù nhìnngười tốt đi theo ánh dương của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á 2.0 :)))Mà tôi nghĩ ý tưởng của ông cũng hay đấy, nếu đủ điều kiện thì cũng nên viết thử (
mong ông không bị gì bởi nó).Mà cũng cảm ơn ông vì đã bình luận ở bài viết của tôi.
Không phải tự nhiên "Băng hỏa trường ca" trở thành siêu phẩm dù nặng chính trị vl
Cái chấm tròn màu xanh lơ ấy
Người viết lười không làm và không hèm tiếp nhận ý kiến nàyTruyện thủ dâm tinh thần tự sướng một cách phi logic đến ngu xuẩn.
Không hiểu sao lắm người tôn vinh thần thánh hoá nó lên được =.="
Ví dụ có ai đó tài trợ tiền và tài liệu để tác giả tập trung nghiên cứu trước khi viết đã đành, mà nói thật đa số người tìm hiểu chính trị/quân sự thì chủ yếu là để họ hoạt động trong nghề đó chứ viết truyện chi nữa