Hôm nay là một ngày thối trời (theo nghĩa đen), tôi không có gì để làm nên quyết định chia sẻ một nỗi lo thường trực với tư cách là một dịch giả viên với những người đang làm công việc tương tự trên CLN Hako. Như các bạn cũng đã biết, đây là việc làm không công, hoàn toàn dựa trên sở thích. Chính vì nó "không công", không đem lại lợi ích gì cho bản thân, nên theo tôi nhận thấy cứ 100 người đăng kí Project (PJ) thì chỉ có 2-3 pj vẫn còn hoạt động, đa số đều bị delay không thời hạn. Lý do là vì những dịch giả đó mất đi động lực lúc đầu.
Tôi hiện đang làm cùng một dự án với một đồng nghiệp, có điều vị đồng nghiệp ấy bắt đầu có dấu hiệu mất đi động lực ban đầu của mình, bắt đầu từ triệu chứng "lười".
Khi một dịch giả kêu lười, là lúc mà dự án của họ hiên tại đang có nguy cơ bị "chết". Những người dịch giả đó có xu hướng hầu như không quay lại nhìn mặt "đứa con chết yểu" đó lấy một lần. Đáng buồn thay cho những độc giả yêu thích và theo dõi pj đó một cách mòn mỏi.
Tôi biết đây là thực trạng chung cho tất cả những dịch giả đang làm vì sở thích, tôi có lẽ trong tương lai, vào một ngày thum thủm trời nào đó, lại vứt luôn cái pj mình bỏ bao công sức dịch vì...chán. Tôi hiện tại không muốn thấy cái tôi tương lai đó.
Do đó, tôi muốn cùng thảo luận về những vấn đề sau:
- Làm thế nào để giữ động lực lâu dài cho người mới và bắt đầu công việc dịch thuật trên CLN?
- Khi có dấu hiệu mất đi động lực, ta phải làm gì? Có cách để tránh điều đó chứ?
- Cũng hơi giống câu hỏi đầu tiên. Có mẹo nào để giữ vững động lực một cách lâu dài nhất với những dịch giả thầu PJ dài không?
Xin những dịch giả lâu năm chia sẻ kinh nghiệm ạ!
102 Bình luận
Đại đa số trên đây đều bào rằng "dịch vì đam mê". Nực cười. Đừng mang cái chữ đó ra mà biện minh. Toàn là những kẻ hám tiếng, vay mượn một phần hoặc thậm chí toàn bộ vào một công cụ thứ ba để ganh đua, hái lấy tiếng tăm, chạy theo số lượng... nhiều cái xấu ko đếm xuể.
Kết cục là sao: đuối sức, chạy ko nổi, dịch càng dở, mất đi cảm hứng là điều hiển nhiên bởi vì họ không dịch bằng cái đầu của bản thân, mă quăng cái đầu theo những cmt "tiếp nữa đi, truyện hay quá ad ơi", đại loại vậy.
Đối với tui, độc giả/cmt chưa hề thành một động lực. Bởi vì số lượng độc giả mang lại động lực quá nhỏ nhoi so với số đông quần chúng. Họ có thể tiếp thêm cho bạn 1,2 phần năng lượng, nhưng chỉ thế là cùng. Còn số đông thì hỡi ôi... Như tui đây, có những 100c+ toàn là một dấu chấm, đánh dấu đã đọc hay vứt đại icon ":v". Nhiều khi mún chửi "wtf". Các bạn độc giả mà đọc những dòng này, xin nhớ lấy: một bản dịch được post lên, điều quan trọng nhất là sự chia sẻ (nội dung/tình tiết/cảm tình dịch giả/sửa sai lỗi/lời dịch hay/vvv), thay vì những thứ "rỗng tuếch không có tình người" như là "tao đọc chap này rồi đó, mày ráng dịch tiếp nhanh nhanh lên nha".
Huyết là gì? là mồ hôi, là vật chất (rất nhiều đó nếu bạn hiểu), là ho ra máu với con chữ, cố gắng cải thiện thay vì vay mượn, làm sao cho bản dịch đưa đến tay người đọc là hay nhất trong khả năng của họ.
Tâm là gì? là cái lòng của bạn đối với truyện của mình. Chỉ khi nào bạn thật sự yêu đứa con tinh thần của mình, nhai đi nhai lại ko chán, thể thì bạn mới vào đx cảnh giới siêu thoát, giúp bạn sống lây lất mà vẫn mạnh khỏe :D Ngược lại, nếu bạn ko có đủ can đảm đọc đi đọc lại cả bản vay mượn lẫn bản bạn dịch thế thì bạn dx siêu độ rồi. (siêu thoát: ko vướng bận trần thế. siêu độ: tâm đã chết)
Nên mới nói, nếu còn tiếp tục vay mượn đầu, mãi mãi và mãi mãi bạn chỉ là "kẻ đi vay". Sớm muộn gì thì bạn cũng sẽ lạc trôi.
Nếu phải trả lời cho câu hỏi của bạn thì xin thưa rằng không, tôi không có câu trả lời. Theo tôi bạn đã nhầm rồi. Thứ mà dịch giả ở đây cần không phải động lực, mà là hứng thú. Tôi thích bộ novel này, tôi có hứng thú với bộ novel này nên tôi dịch, nên tôi đọc, tôi đăng. Cái lí do 'vì độc giả ủng hộ' cũng chỉ là 1 phần thôi. Đôi khi bạn bị mất hứng, không muốn dịch nữa thì cứ yên tâm, vì ai rồi cũng bị thôi. Nhưng rồi sẽ có lúc bạn có hứng dịch trở lại (đấy là nếu bạn thật sự có hứng thú). Còn bạn hỏi động lực ư? Xin thưa rằng nếu bạn đã thực sự muốn dịch thì cái động lực chẳng là vấn đề gì cả. Bạn cần động lực vì nếu không có nó thì chẳng có thứ gì 'ép' bạn dịch nữa? Thế thì ngay từ đầu bạn không nên tham gia dịch truyện làm gì. Dịch truyện cũng giống như yêu một người vậy. Khi bạn tìm ra được lý do yêu người ấy (động lực) thì đó cũng không còn là tình yêu nữa, và mối quan hệ ấy chắc chắn sẽ không còn tiếp tục được đâu. Vậy nên, điều tôi muốn khuyên là: hãy tự hỏi bản thân, rằng mình có thực sự hứng thú với việc dịch truyện hay không, có thực sự thấy thích bộ truyện sẽ dịch hay không? Nếu trả lời được câu ấy thì bạn sẽ tự biết phải làm gì thôi.
P/s: cá nhân mà nói thì (thực sự) tôi tham gia việc dịch truyện này hoàn toàn là nhờ hứng thú, không hề có chút động lực nào. Nói theo kiểu teen thì là 'thủ dâm tinh thần'. Tôi không dịch vì bị độc giả thúc, tôi không dịch vì sẽ được nhận lương (mà vốn dĩ làm gì có), tôi cũng chẳng bao giờ đặt deadline cho các mem trong team của mình, hoàn toàn chỉ là "hứng lên thì dịch". Tôi nghĩ là có tìm đỏ mắt cũng chẳng ra được cái động lực gì trong công việc này đâu. Theo tôi thì đó mới chính là lý tưởng của giới dịch giả mạng.
Và xin nhắc lại một lần nữa, đây chỉ là 'quan điểm cá nhân', không mang ý phủ định quan điểm của một ai khác cả.
2. Mất đi động lực thì cứ tạm nghỉ thôi, hoặc chuyển sang làm một project khác (nhưng đừng nên ôm nhiều quá, chẳng mấy chốc lại nản) rồi một thời gian lại quay lại làm.
3. Cứ chọn một hai bộ mình thật thích rồi dịch, còn có động lực hay không thì cũng một phần phụ thuộc vào độ quyết tâm của người đó.
P/s: mỗi khi dịch xong chỉ thích nhất là được đọc những comment thảo luận nội dung truyện, còn mấy kiểu cmt bóc tem thì đọc chỉ tổ tụt hứng :v
Xin lỗi admin và mọi người. Nhưng mình chỉ muốn nói この間抜け
tôi hâm mộ bác lắm, tôi đến với light novel vì mushoku tensei, tôi muốn làm dịch giả vì những thành tựu bác đã làm được.
Cố lên, một ngày nào đó hãy quay trở lại. Chaika!
Nghe thì thật là kỳ cục, nhưng vì mấy cái kỳ cục như có ai đó vừa tim, có ai đó vừa bình luận hoặc lượt views tăng nhanh chóng, đó là những gì mà phần lớn dịch giả cần.
Dịch một bộ mà chẳng có ma nào đọc và cứ đâm đầu dịch tiếp => Điên!
Bạn quyết định dịch một bộ truyện nghĩa là bạn yêu thích nó, bạn muốn đọc nó, vậy nên bạn mới dịch nó, chẳng phải là thoả mãn ham muốn bản thân bạn sao?
Thứ hai, bạn dịch thì vốn ngoại ngữ của bạn được trau dồi thêm, vậy cũng chẳng phải là lợi ích của riêng bạn sao?
Dịch miễn phí cũng như làm từ thiện vậy. Đừng bao giờ hỏi lợi ích của mình là gì, mà hãy hỏi tại sao ngay từ đầu mình chọn làm việc đó. Chẳng ai bắt mình dịch, cũng chẳng ai kêu mình làm từ thiện cả. Tất cả đều xuất phát từ mong muốn của bản thân mà thôi. Và nếu đã không còn động lực, nếu đã chán ngán đến cùng cực thì tốt nhất nên ngừng lại.
Động lực ư? Còn thích thì còn đọc. Đọc một mình không có ai chia sẻ thì chán. Biết ngoại ngữ thì tiện vừa đọc vừa dịch cho mọi người cùng xem, cùng thưởng thức, cùng bàn luận tác phẩm. Có người cùng chia sẻ sở thích với mình, thú vui của mình đem đến niềm vui cho người khác, chính là một nguồn động lực rất lớn rồi!
Cuối cùng thì bạn không nên hạ thấp từ “dịch giả” quá, vì đại đa số pj chết yểu như bạn nói đều là của các “dịch dạo viên”, đồ đệ của chị Google cả =))
Đầu tiên là tập dịch LN đi, hạn chế dịch WN vì phần lớn các bộ cái lời văn nó không được hay, nhiều đoạn thừa thãi chả hiểu cho vào làm gì, đến lúc dịch xong đọc lại thấy nản chính bản thân, nhưng không phải bộ LN nào cũng auto hay, muốn tìm bộ hay thì bỏ thời gian ra mà đọc nhiều, tìm nhiều
Và hạn chế dịch của Fan-trans, nên tìm truyện bản quyền của mấy NXB phương Tây như Yen-Press hay J Novel Club (nếu có điều kiện thì mua ủng hộ, không thì trên mạng có bản scan đấy) mà dịch. Nhưng nếu theo cách này sẽ có trở ngại, tí nói ở dưới
Tìm thể loại mình muốn theo, đừng theo trào lưu (nếu bạn nào có khả năng thì không nói làm gì) mà pick mấy con hàng Psychological, Horror hay mấy cái tương tự, ho ra máu đấy
Mới vào dịch thì nên chọn mấy con hàng dài tập, vì mạch truyện của mấy bộ dài nó sẽ đi chậm hơn, có xu hướng kéo dãn cho dài, nên cũng dễ hiểu, dễ dịch, đơn cử như Rokuroma,...
Và mới vào nghề, thấy có oneshot thì chớ có lao vào. Như đã nói ở trên, bộ càng dài càng dễ dịch, càng ngắn càng khó dịch. Nếu dịch oneshot lời văn của bạn phải cực kì cô đọng và xúc tích, còn không thì cũng chỉ tựa như một sản phẩm nửa mùa thôi. Khuyên tốt nhất nên để khi trình độ phải đến một mức độ nào đó hẵng dịch, tầm 6-9 tháng
Nên có những khoảng nghỉ, chớ có lúc nào có thời gian rảnh lại lôi ra dịch. Cái gì nhiều quá cũng đâm chán, muốn giữ "đam mê" phải biết điều tiết thời gian (cơ mà đừng nghỉ lâu quá, lụi nghề đấy :v)
Khi có dấu hiệu chán nản ấy à...như ai đó đã nói thôi, chán thì đi ngủ, ngủ dậy bạn sẽ biết quyết định của mình đặt ở đâu
Còn về vụ Project dài thì có thể dùng liệu pháp Chunking, đó là chia nhỏ ra mà dịch. Một chương 20k từ thấy oải quá thì chịu khó thao tác nhiều tí, chia thành 10 phần 2k từ, mà thấy vẫn dài thì 20 phần 1k từ...
Nói vẩn vơ thế thôi, tự bạn có thể đi đến quyết định, chúc may mắn nhé ;)
Không có động lực thì đọc Eng sướng chán chứ mắc gì phải dịch ra, tự mình làm mình khổ?
- Câu hỏi để em chọn mở đầu, không phải là một câu đúng :) . Lẽ ra, câu hỏi chính là "Làm dịch giả, bao nhiêu kỷ luật mới đủ?". Và đó cũng là câu trả lời của anh. Ngoài ra, câu trả lời này chỉ đúng trong trường hợp của em. (không tính cho những dịch giả chuyên nghiệp, vì họ được lợi ích từ việc dịch thuật).
Tất cả mọi thành tựu trên đời em muốn đạt được đều xoay quanh nhiều yếu tố. Mà muốn nói cho đơn giản nhất, thì chính là Động lực và Kỷ luật. Trong đó, yếu tố kỷ luật đóng vai trò xương sống, trọng yếu. Động lực xét cho cùng, chỉ là một yếu tố xúc tác. Em có thể chạy cực kì nhanh với động lực nhưng rồi dần dà, nó cũng sẽ phai theo thời gian. Khi đó, thứ giúp em tiến lên được khi bản thân không còn chút động lực nào, chính là Kỷ luật. Em phải tự tạo dựng tính kỷ luật cho bản thân mình bằng cách đề ra mục tiêu là dịch mỗi ngày một chương thôi cũng được. Chậm nhưng chắc, không mãnh liệt nhưng lại bền bỉ. Đây là điều quan trọng nhất và nó chiếm tới 80% cơ sở làm việc của em. Một cái cây vững chắc, không phải vì thân cây to mà vì bộ rễ đã cắm sâu vào trong đất. Nội lực của chính bản thân em là quan trọng hơn cả. (Xét như anh đang dịch Vinh Danh Loài Orc, mỗi ngày 1 - 3 chương, trừ khi bị bệnh bị đứt tay... bla bla..thì mơi không có :)) ).
Ngoại lực chiếm 20% còn lại, đến từ nhiều thứ. Đó là những lời bình luận, động viên và hối thúc của người đọc. Đặc biệt là những lời bình luận tích cực, độc giả hòa vào trong truyện giống như cách mình đã hòa vào tác phẩm, để cảm nhận và theo sát các tình tiết trong truyện cùng với mình, hoặc là những lời bình luận vui (nhưng không vô duyên). Song bản thân anh chẳng kỳ vọng mấy vào cái này. Đa số, mọi người đều đọc mà chẳng để lại một lời bình luận. Có lẽ vì truyện dở, có lẽ vì họ lười....Và đôi khi, cũng có một số bình luận rất "Toxic" mà với anh cái chữ "Tem" là một ví dụ điển hình. Người ta tốn công chăm chút tác phẩm, bỏ sức lực ra để dịch, mà cuối cùng để nhận lại một cái chữ cụt ngủn là "Tem" thì thấy nó rất quá đáng. Tem là gì? Thậm chí cái từ First comment hay "Thank You" hay tốt hơn nữa là "Cảm ơn" nó lịch sự hơn gấp trăm trăm vạn lần cái chữ thô thiển ấy.
Khó có ai đủ động lực, kỷ luật, tài năng và đặc biệt là "Thời Gian" để làm được tất cả những gì mình muốn. Đó là lí do ta cần phải có nhóm dịch. Nếu như em tính đi một mình, tốt hơn em chỉ nên chọn một project duy nhất để đánh. Những người đồng hành với ta, sẽ nâng đỡ ta khi bản thân cảm thấy nản, mệt mỏi...
Độ dài, ngắn của tác phẩm, cũng là một yêu tố khá quan trọng. Những Oneshot hay các truyện chỉ có vài chương, nội dung đơn giản, dễ dịch cũng làm cho em cảm thây ít nản hơn, khi biêt rằng mình chỉ còn một chặng đường ngắn nữa thì có thể tới.
1. Chọn project ngắn như Oneshot hoặc những bộ chỉ có tầm 10 - 20 chương. Em có thể thích hoặc không thích project đó. Nhưng mục đích ở đây, là để em quen dần với việc dịch thuật. Với mỗi Project "hoàn thành", em sẽ có lòng tin rằng mình có thể đi tơi cùng với những project còn lại hơn.
2. Việc em đang làm, cũng là một công việc. Và đã là một công việc, nó chỉ có thể làm được tốt khi em có sức khỏe. Em phải ăn uống đầy đủ, tập thể thao giữ tinh thần mình luôn tích cực, hiệu suất khi ấy của em, tự nhiên sẽ tăng.
3. Em phải xây dựng cho mình tính kỷ luật và yêu tố đó quan trọng hơn động lực. Nhớ lời anh, không cần mãnh liệt, bền bỉ là được.
4. Khi mất động lực, em có thể lấy từ các nguồn 20% còn lại (vì anh biết nội lực khó chuyển hóa hơn ngoại lực, nên cũng không bắt buộc em phải lấy 80% kia). Em có thể nghe nhạc, xem truyện hài, đi tán gẫu với bạn bè. Khi nào có động lực hẵn làm.
5. Những dịch giả thầu PJ dài, những người này, đa phần đều có một lực lượng team hùng hậu (có thể về số lượng, hoặc ít nhưng mà có ý thức làm việc cao). Hoặc có trường hợp chỉ có riêng mỗi họ. Với những dịch giả thầu PJ dài, tự bản thân họ phải lôi được 80% sức mạnh kia. Bởi vì nếu không vận dụng được nội lực của họ, anh dám khẳng định rằng họ sẽ không thể đi tới cùng. Những ai tham lam nhắm vào các PJ dài khi bản thân mình không đủ thực lực (không phải là khả năng translate, mà chính là khả năng tạo động lực/kỷ luật và cả yếu tố thời gian của bản thân) cũng sẽ bỏ project mà thôi :) .