Bạn có thích thể loại truyện RomCom (Hài hước + Lãng mạn) không? Đừng suy nghĩ nhiều, cứ trả lời có hoặc không thôi.
Nếu không, xin mời ở lại vì tôi là một người Anti-RomCom. Nếu có, cũng xin mời ở lại, vì tôi chẳng bao giờ đi chia sẻ mấy cái truyện linh tinh. Thế nên, tác phẩm mà tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay là “Không có Từ trắc học tại phòng 306” hoặc “Phòng 306”.
Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về Phòng 306, chúng ta sẽ tìm hiểu về cái tên của nó trước. Bởi vì tôi dám cá rằng có đầy người đang thắc mắc về nó.
Không có/Từ trắc học/tại/phòng 306.
Tách ra như thế này thì sẽ dễ nói, dễ hiểu hơn, và mấu chốt cũng như ý nghĩa chính của truyện nằm ở “Từ trắc học” và “phòng 306.”
Nếu các bạn đã từng nghe hay biết về từ “Nhân trắc học” thì Từ trắc học cũng mang ý nghĩa tương tự. Tức là khoa học nghiên cứu về Từ ngữ, câu chữ thay vì là con người như trong Nhân trắc học. Và hoạt động này “không” diễn ra tại phòng 306. Mà tại sao lại như thế? Phòng 306 thì có gì đặc biệt? Để biết được điều đó thì các bạn cần đọc truyện, hoặc ít nhất là đọc qua phần tóm tắt của truyện để hiểu được sự mâu thuẫn đầy hài hước và hấp dẫn của Không có Từ trắc học tại phòng 306.
Nếu như các bạn đã hiểu được ý nghĩa của tựa đề truyện thì tôi xin phép chia sẻ với các bạn một trải nghiệm khác khi đọc truyện này, và đó cũng là cốt lõi, linh hồn của cả truyện - Tiểu thuyết 4koma! (tạm gọi)
Nhắc đến 4koma thì những ai biết về nó đều sẽ hiểu rằng đó là thể loại truyện tranh 4 ô có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu tôi nói Phòng 306 “đến” từ Philippines, liệu các bạn có bất ngờ không? Nhưng sự thật là vậy đấy, Phòng 306 vốn được lên ý từ một sản phẩm thuộc thể loại Chatting/Chat Rooms. Và để phát triển từ một ý tưởng sơ khai đầy lỗ hổng như thế trở thành Phòng 306 của hiện tại thì đó là cả một quá trình đấy các bạn.
Từ những dòng chữ không đầu không đuôi thuở đầu, nay ta đã có một Bạch Kim Trâm cá tính, bá đạo; một cây hài Cung Thanh Sơn luôn phải ra sức chống đỡ trước sự công kích đầy văn học từ tiểu thư Mạc Anh Ly; và cuối cùng là một Nguyễn Lan Chi D cup siêu cấp dễ thương đang có khuynh hướng wibu hóa, mặc dù nhỏ có khi còn chẳng biết về điều đó. Những con người này tham gia vào CLB Văn học thường thức, nhưng không phải để nghiên cứu hay thưởng thức văn học. Họ đãi muối cho nhau là chính. Nhưng để nói cho rõ hơn, thì:
Bạn thích một nữ cường, đụng là múc, cự là đục, chỉ biết nhịn là nhục và biến mọi lý lẽ của bản thân trở nên thuyết phục bằng nắm đấm? Trâm đó!
Bạn thích Tsundere... mà hình như là Himedere... có khi lại là Dandere... chịu, tôi cũng chẳng biết Ly là kiểu gì đâu, bí ẩn quá cơ mà. Các bạn tự đọc, tự trải nghiệm đi.
Còn về Lan Chi thì chắc là siêu cấp dễ thương, ngây thơ vô số tội và hơi ngốc một chút... có khi là ngốc thật. Cơ mà không quan trọng! Quan trọng là D cup! Nhắc lại là D cup cho những ai đọc lướt.
Vẫn còn một người nữa nhưng các bạn có thể bỏ qua. Mà lỡ có ai quan tâm thì đó là Sơn giấu nghề, Sơn chạn, Sơn bạch tuộc, Sơn... à thôi, mình không nên nói về nhân vật của tác giả như vậy.
Giới thiệu nhân vật, coi như đã xong. Giờ chúng ta sẽ đến với điều quan trọng hơn.
Lúc Phòng 306 mới chắp bút, kỳ thực có khá nhiều vấn đề khi mà chính tác giả lúc ấy còn chưa định hình được bản thân đang muốn làm gì. Như từ những chương truyện vô duyên vô cớ, nay chúng ta đã có thể cảm nhận được cả một thế giới học đường phi lý nhưng đầy thuyết phục khi được tô điểm bởi tuổi trẻ, sự hồn nhiên, ngây thơ trong tình yêu và những hiểu lầm hài hước, gây lú qua từng câu từ được trau chuốt tỉ mỉ. Đó quả thực là một nỗ lực đáng khâm phục.
Bạn muốn một vé về với thuở thanh xuân đầy hoài bão những cũng lắm nuối tiếc chứ? Nó ở ngay đây, chỉ đợi bạn thưởng thức thôi.
Nhưng còn hơn cả thế, bởi tác giả lựa chọn lối viết tiểu thuyết 4koma thực sự rất nghệ thuật khi thêm thắt đủ thứ vào đấy một cách cực kỳ khéo léo. Có thể nói gần như mọi thứ bạn mong chờ ở một bộ RomCom đều có ở đây, nhưng nó lại không phải kiểu “thế giới này của chúng mình, còn lại có hay không không quan trọng” đầy nhàm chán, vô vị, liên tục lặp đi lặp lại đến mức phát bệnh như bao sản phẩm khác thường thấy. Phòng 306 sẽ cho bạn những trải nghiệm rất quen thuộc và chân thực, nhưng cũng có lúc sẽ khiến bạn phải nghi ngờ sự tồn tại của bản thân đấy.
Về mặt văn học nghệ thuật, bạn có thể thấy chơi chữ, ẩn dụ, ước lệ và những vấn đề xã hội được phản ánh một cách kín đáo trong truyện theo hướng hài hước và châm biếm. Còn về mặt nội dung, thực sự thì nội dung truyện không quá phực tạp, nhưng lại khiến cho người đọc có cảm giác như đang được trải nghiệm giữa một thế rộng lớn. Bởi xen kẽ giữa đời sống học đường của nhóm 4 bạn trẻ kia thì còn có những mẩu truyện nhỏ những cũng không kém phần quan trọng từ không gian mạng, đời sống cá nhân của mỗi người và các mối quan hệ của họ.
Một điểm sáng khác của Phòng 306 đó là cách sự dụng ngôi số 1 đầy cảm xúc và chủ quan.
Cá nhân mình có thể cảm nhận được cảm xúc, cá tính và quan điểm của mỗi nhân vật trong Phòng 306 dù cho tác giả thường xuyên thay đổi nhân vậy dẫn truyện qua mỗi chương để mở ra một trải nghiệm mới cho người đọc. Đó là thứ mà mình gần như không cảm nhận được khi đọc các truyện đến từ đất nước thừa hoa đào. Có thể là do sự khác biệt văn hóa, hay do sự giới hạn của những bản dịch, hoặc cũng có thể do thứ mà mấy tay tác giả ấy viết ra quá kỳ quặc đối với mình cũng nên. Nhận định này có thể hơi cá nhân, nhưng xin quả quyết không vì tâng bốc cho gà nhà, mà là khẳng định, phân rõ thực lực. Còn nếu các bạn cảm thấy không thuyết phục thì hãy thử đọc Phòng 306 để kiểm nghiệm xem có đúng như những gì mình nói không nhé.
Ngôi số 1 trong Phòng 306 không một màu, mà mở ra đa góc nhìn để diễn tả lại toàn cục sự kiện, sự việc trong truyện. Điều này các bạn có thể thấy được ở chương "6: Trâm 5" và chương "9.5: Đồ maid biến đi đâu". Hai chương truyện này hẳn sẽ đủ để bạn khảo nghiệm cảm giác, tưởng chừng đang đọc một truyện chỉ bó hẹp nội dung trong trường, nhưng lại chẳng phải vậy. Và sau khi suy ngẫm một lúc, bạn sẽ lại cảm thấy nó mâu thuẫn theo cách nào đó và muốn phản bác nó.
Cơ mà, với những ai đã đọc đến đây rồi thì chắc cũng đang thắc mắc là sao chỉ toàn thấy nói và nói, chẳng có chút spoil nào để chứng minh nhỉ? Đó là bởi vì tôi không muốn spoil, dù chỉ một chút. Và tôi có thể khẳng định rằng, những gì tôi nói là chân lý, còn chân lý đó đúng sai ra sao thì còn phải chờ bạn đọc truyện Không có Từ trắc học tại phòng 306 rồi mới biết được.
4 Bình luận
Khá thích yếu tố hài hước và lối chơi chữ, ước lệ.. của tác giả.
This means a lot to me.