Chào mọi người, đặc biệt là các bạn tác giả mới, chủ đề này là một số gợi ý giúp các bạn viết đỡ bị "khoai" hơn.
Giờ đi vào vấn đề chính luôn nhé.
1/ Nguyên nhân chương mở đầu của bạn đọc dở tệ.
Đầu tiên, việc các bạn không hài lòng với chương đầu tiên hoặc bị người khác (phần lớn là độc giả và tác giả cứng tay, đôi khi là mod) vào vả thì... mình hoàn toàn hiểu được.
Thứ hai, dù các bạn có chỉnh sửa, đốt cháy, xóa bỏ đi viết lại hay làm bất cứ cái gì đi nữa thì các bạn vẫn không ưng với thành phẩm cuối cùng đó (đôi khi là cả những người mình nêu ở trên).
Ngắn gọn, bạn (họ) ghét nó, muốn dúi nó vào lò, đốt tan nát, đạp lên đống tro tàn đó cho nó loãng ra như không khí mới thôi.
Vậy, nếu như mình nói có một cách cho phép các bạn viết 1 chương có thể nắm bắt sự chú ý của người đọc ngay từ trang đầu tiên thì có tin không?
Nếu mình nói cách này có thể làm họ quan tâm tới nhân vật của bạn vào khoảnh khắc nhân vật đó được giới thiệu thì bạn có muốn thử hơm?
Về phương diện người mới bắt đầu viết thì cái này có thể hơi bất khả thi dù nhìn thế nào đi nữa. (Trừ phi sinh ra đã có tài)
Nhưng yên tâm, cái này chả liên quan vẹo gì tới tài năng, nó còn chẳng liên quan quái gì tới kĩ thuật viết văn nữa.
Nói gì thì nói, não của 1 con người xử lí rất nhiều thông tin (triệu triệu) nhưng tiềm thức sẽ là cái chắt lọc cái gì đáng để chú ý, tức một lượng nhỏ thông tin thực sự quan trọng đối với cá nhân người đó trong khoảnh khắc đó.
Vậy phần còn lại?
Nó gạt sang 1 bên hết rồi. (Còn hỏi tại sao lại vậy thì đôi khi mấy phim kiểu khai sáng não bộ 100% rồi hóa thần hóa thánh hoặc đôi khi mất trí và tâm thần là 1 ví dụ khá tốt á)
Thế tại sao cái trên quan trọng?
Độc giả cũng là người có não, và bạn đã biết được cách mà não của đại đa số (nếu không phải là toàn bộ) người đọc hoạt động như thế nào.
Để viết 1 cái gì đó có thể khiến tiềm thức của họ chú ý và bảo với họ rằng "ê bồ, cái này quan trọng nè" thì tức là bạn đã thành công.
Thế thì phải làm thế nào bây giờ?
Là 1 tác giả, các bạn phải tự hỏi bản thân rằng điều gì thực sự thu hút sự chú ý của độc giả để khiến họ dán mắt vào cái đống chữ kia...?
Điều gì giữ một người đọc... tiếp tục đọc?
Là cái gì đã kéo họ vào trong tròng?
Tại sao bạn (họ) lại cần biết điều gì xảy ra tiếp theo?
Thế tóm gọn tất cả những câu hỏi trên, thành phần bí mật ở đây là gì?
Rất nhiều bạn tác mới viết câu rất bay, rất ảo, giải thích rất nhiều đôi khi là tường chữ dày đến ngộp thở, một số thì là do đú theo phong trào hoặc đơn giản hơn là khoái hàng ngoại hơn hàng nội.
Nhưng sao cũng được, đều ok cả.
Câu trả lời cũng chẳng có gì khó, chỉ là những bạn lúc viết chương đầu tiên ngó lơ nó thôi.
Để thu hút sự chú ý của độc giả, cái mà bạn – một tác giả viết ra phải là cái gì đó quan trọng với họ, sau đó thì ta mới có thể đánh vào câu hỏi chí mạng nhất về truyện mà mình viết ra.
Tại sao nó quan trọng?
Hầu hết các tác mới viết truyện hoặc đôi khi là những người viết rất lâu vẫn không biết câu trả lời... trước và cả sau khi đặt tay vào bàn phím đánh chữ viết ra 1 chương.
Đó là lý do tại sao cái chương đầu tiên của đại đa số tác mới (hoặc không mới lắm) đều rất tệ. Mà nói thẳng thì đó là lý do sao cả tác phẩm của 1 số bạn bị gọi bằng Rác. (chấp nhận đi, không ai quan tâm bạn bị tổn thương như nào đâu)
Vơi tư cách là 1 độc giả nằm vùng (tác giả cũng được ahihi), mình xin phép giải đáp cho đa số.
Điều khiến bọn này quan tâm đến tình tiết trong truyện của bạn là biết tại sao những gì xảy ra lại quan trọng với các nhân vật. (Có những truyện có kĩ thuật viết rất tốt nhưng lại bị bơ thì đây cũng là 1 trong những lí do chính yếu)
Nếu bọn này, tức người đọc không biết tại sao điều đó là quan trọng với họ, tức nhân vật... thế cũng như việc cả đám chẳng biết tại sao nó lại quan trọng với với bản thân mỗi cá nhân.
Tóm lại, sự chú ý của bọn này đã "bị đánh mất".
Không quan trọng bạn viết nó ảo diệu, rộng lớn, lắm hành động nguy hiểm, văn vẻ hay những điều thú vị diễn ra ở điểm xuất phát hoặc miêu tả mĩ miều như nào... tất cả những cái đó đều được quy vào "xung đột bên ngoài".
Xung đột ngoài mà không có "xung đột nội bộ" thì cái mà các bạn viết ra đều được xem là vô nghĩa.
Vậy xung đột nội bộ là gì?
Mục tiêu và rủi ro.
Hay có thể hiểu đơn giản hơn đó là mong muốn đụng độ với sợ hãi.
Sợ hãi = Tôi sợ cái gì?
Mong muốn = Cái gì khiến tôi vui, khiến tôi hài lòng, đem tới hạnh phúc?
Rất cơ bản.
Để mình giải thích sâu hơn nhé.
Đầu tiên, nhân vật bạn tạo ra muốn một cái gì đó (bị xe tải tông này, muốn thịt con bán bún gần cây xăng này) nhưng nỗi sợ lại ngăn cản nhân vật đó theo đuổi nó (sợ chết nè, sợ nổ cây xăng nè)
Thế thì cái công thức Cứng chọi Cứng này rốt cuộc cho ra cái gì?
Mong muốn + Sợ Hãi = Niềm tin sai lầm.
Thế niềm tin sai lầm là gì?
Năm chữ thôi.
Đâu mới là sự thật?
Ta có thể hiểu nó như một lời nói dối mà nhân vật đó tin là đúng về bản thân họ và về thế giới. (Câu "đừng tự dối lừa con tim" trong sa số bài hát đều có nghĩa lý sâu xa như thế ớ, mà có khi éo đâu, theo mô thì nó chỉ là câu view thôi) => (Thấy mình vừa làm gì không, thấy thì nắm được rồi đó)
Giờ nhé, nếu chương đầu tiên của bạn như hạch thì đó là bởi vì không có xung đột nội bộ. (Oa! Mình được triệu hồi sang isekai rồi, ai quan tâm cuộc sống sau này hay gia đình mình ở trái đất sẽ ra sao chứ, cứ bật hack rồi thu gái chính là thực tại hahahaha) => (Xin lỗi mình nhịn không nổi, xin lỗi)
Nói sao cho các bạn dễ hình dung nhỉ?
À!
Đám độc giả chúng tôi không biết tại sao hay điều gì đang xảy ra "quan trọng" như thế nào với các nhân vật, do đó nó không quan trọng với chúng tôi, thế nên cái mà bạn – tác giả viết không thu hút sự chú ý của chúng tôi.
Nó cũng giống như việc tiềm thức chỉ tập trung xem gái/zai/vtuber/streamer tỏ ra "dễ thương" trên màn hình điện thoại và máy tính mà chẳng để ý rằng thằng ăn trộm mới bê hộ cái ti vi xuống lầu ấy.
Nếu cái bạn – tác giả viết không quan trọng với chúng tôi, tiềm thức của chúng tôi – độc giả sẽ tự xô cái của bạn ra 1 xó.
Đọc tới đây mà các bạn tác giả (mới cũ gì đó) chưa bị nóng máu hoặc muốn kiếm chuyện với mình thì chúc mừng, các bạn đã bị tẩy nã- khụ... tiến hóa rồi đó.
Nhưng thôi, có lẽ các bạn vẫn đang thắc mắc làm sao để đưa tất cả những xung đột nội bộ mình nói vào 1 chương mở màn ngắn ngủi?
Nói dễ, cơ mà để thực sự hiển thị cho người đọc thấy tại sao những gì đang xảy ra lại quan trọng tới nhân vật chính, để bạn – một tác giả biết... và sao nhỉ... thậm chí còn tìm ra những gì quan trọng với nhân vật chính... thì phải làm gì?
Hãy tự hỏi bản thân các câu hỏi phù hợp, và đây là 1 trong số những cái mình nghĩ là có ích cho các bạn tác mới chân ướt chân ráo múa bút...
+Nhân vật chính của mình không hài lòng với cuộc sống của họ như thế nào?
+Nhân vật chính của mình nghĩ cái gì sẽ mang lại cho họ kết quả mãn nguyện, điều gì sẽ cho họ hạnh phúc thực sự, phải làm gì với cuộc đời và hiện trạng này để khiến bản thân họ vừa ý, bằng lòng?
+Nhân vật chính của mình có thể thực hiện các bước hành động nào để biến giấc mơ thành hiện thực?
+Làm thế nào mà nỗi sợ hãi của nhân vật chính níu chân, giữ lấy họ khỏi thực hiện hành động đó?
Câu trả lời cho tất cả những dấu "+" trên đều phải rõ ràng với người đọc tại ngay chương đầu tiên của các bạn.
Tất nhiên mình không yêu cầu các bạn phải bỏ những cái như sự kiện thú vị đang diễn ra cho nhân vật chính hay hành động rực lửa hoa hòe này nọ, các bạn có thể làm. Trên thực tế thì cứ làm đi, mình cũng làm suốt. Cứ liều thử đi, hãy dùng nó thu hút sự chú ý của người đọc đi. Nhưng phải luôn nhớ làm gì thì cũng phải tung ra chiêu cuối, và cũng là chiêu thu hút sự chú ý của độc giả...
Cho họ thấy tại sao nó quan trọng. (Cũng như cách mà mình đang cố cho các bạn thấy tại sao cái shjt mình đang cào phím ra này quan trọng)
Vậy nên tìm nó đi, hỏi bản thân những câu hỏi phù hợp, ghi lại, nhớ chúng, theo sát và dệt câu trả lời vào chương đầu tiên đó.
Thể hiện cho họ thấy tại sao họ cần phải quan tâm.
Thêm nữa... vì đây là topic của mình nên mình éo sợ bố con thằng nào cả, vậy nên mình sẽ nói luôn. (ngon giết tau đi con hime kia... khụ)
Ai khuyên trái khuyên ngược gì thì dẹp mịa đi, đọc tới đây tức là mô mặc định đúng :)) (xin lỗi, mình xin lỗi.)
Mà đừng cân nhắc cái mình cào ra là đúng hay là sai, cứ nhớ rằng xung đột nội bộ là chiêu cuối, và cũng là thành phần bí mật để thu hút sự chú ý của người đọc. Khi người đọc biết tại sao điều đó quan trọng đối với các nhân vật, họ ắt sẽ biết tại sao nó quan trọng với chính bản thân.
Và khi điều gì đó quan trọng với bản thân mình thì...?
Chúng mình rất chú ý đến nó.
Thế thôi.
Còn ai không tin... cứ mò vào các truyện top bên sáng tác đọc bình luận ấy... (khen có, chê có, nhưng khen nhiều hơn chê đó)
Nhớ đọc Gaia của mỗ nhóe =)) (xin lỗi mình bị bệnh ngứa tay, cào ra mới hết ngứa không nổi, xin lỗi mà)
2/ Âm mưu và Nhân vật
Âm mưu hay còn được biết đến như "Plot" – cốt truyện là chuỗi các sự kiện mà mỗi sự kiện ảnh hưởng đến sự kiện tiếp theo thông qua nguyên tắc nhân con mợ nó quả.
Nhân vật – tự nó giải thích rồi hen.
Vấn đề thứ hai mình muốn nói đó là câu truyện có tính âm mưu và những câu truyện do nhân vật điều khiển.
Câu hỏi ở đây là hai cái trên có gì khác biệt và tại sao điều này lại quan trọng.
Ừm, câu trả lời là tìm ra sự cân bằng giữa cả hai thứ.
Đây tuy chỉ là dựa theo kinh nghiệm cá nhân nhưng tất cả những câu truyện hay đều do nhân vật điều khiển, mình thực sự tin như vậy.
Ờm, tất cả luôn. (Cãi tau xóa bình luận :v)
Đào sâu vào chút nào.
Quên nữa, ai đã từng dò định nghĩa và khái niệm về cái vấn đề mà mình đang nói này bằng google thì quên nó đi hen, chuyện ở đây biết ở đây thôi. (Lộn xộn tau báo cán bộ :v)
Còn ai chưa dò, tốt, dễ tẩy nã- à ừm... nói chuyện hơn.
Mà đừng hiểu lầm gì, những cái định nghĩa kia nó sida bỏ bà, và vấn đề này là cái mang tính tranh cãi, song, mình luôn đúng (xin lỗi mà ahihi).
Truyện của các bạn viết có ra sao thì ra, với mình, sự chuyển đổi nội tâm và mối quan hệ giữa các nhân vật luôn là nền tảng cho một tác phẩm được xây dựng tốt và có ý nghĩa.
Cái trên mình sẽ quy vào truyện theo định hướng nhân vật, gọi vắn tắt là truyện nặng nhân vật.
Còn truyện theo định hướng âm mưu, gọi vắn tắt là nặng plot (cốt truyện) thì sẽ ngược lại.
Giữ chân độc giả chỉ có nhân vật.
Cốt truyện là cái để phát triển nhân vật
Xây dựng thế giới sẽ là người phụ họa.
Thế giới có thể gãy khúc, cốt truyện có thể sida, nhưng nhân vật thì phải xây dựng tốt.
Nói cách khác, truyện nặng plot sẽ là cái mà một tác giả không muốn tác phẩm của mình trở thành.
Tất nhiên mình chả bảo ai phải cắt cái plot đi cả, tuyệt đối éo được làm thế.
Cốt truyện (plot) là cái cần thiết vì nó là cái xung đột bên ngoài, nếu không có nó thì câu chuyện, nhân vật của bạn sẽ không thay đổi.
Nhưng...
Nếu mâu thuẫn và xung đột nội tâm không có, cốt truyện vô nghĩa.
Đây giống như 1 ranh giới mong manh mà các bạn tác khi viết cần phải cân bằng, nếu không thì truyện của bạn sẽ không tác động được tới (đại đa số) người đọc.
Ai tinh ý đọc cái "1/" ở trên sẽ tự hiểu xung đột bên ngoài là cốt truyện, tức cái gì đã, đang và sắp xảy ra. Còn xung đột nội bộ (nội tâm) bên trong câu chuyện thì sẽ là về lý do tại sao nó quan trọng.
Cũng vì cái trên mà đó càng là lý do các bạn phải đưa ra xung đột nội bộ trước, bởi vì nếu không thì nó - cái tác phẩm bạn viết ra chẳng qua chỉ là 1 đống sự kiện, 1 nùi thứ xảy ra mà không có ý nghĩa thực sự với nhân vật chính.
Đây là phần rất quan trọng khi viết truyện và thành thật mà nói mình đọc 1 đống sáng tác mới thì 7/10 người đăng (không tính sai luật) đều làm sai cái này. (Đó là còn chưa nói tới 1 số truyện dịch, nhưng vì là hàng dịch + đa số các con hàng đều sính ngoại nên miễn bình luận, đụng vô chả khác nào 1 mình chống mafia)
Có một truyện bên sáng tác mà mình không tiện nêu tên nên chỉ nói ví dụ đơn giản thôi nhé...
Mình sẽ không bàn về cách mô tả hay hành văn vì cách bác tác này dùng từ quả thật rất tốt, cái này mình không phủ nhận.
Tuy nhiên, tác này viết một loạt những thứ nguy hiểm điên rồ xảy ra với nhân vật của mình ngay từ đầu mà không thực sự cho mình thấy lý do tại sao bất kỳ cái nào trong số chữ bạn tác ấy viết ra đó lại quan trọng với các nhân vật trong chuyến giao hàng đó.
Để bình phẩm cho gọn gàng thì là có ngoài mà không có trong. (mình cũng kiên nhẫn đọc thêm 2 chương nữa nhưng cuối cùng trụ không nổi ở chương 4, thế nên... ừ, có lẽ giống bạn tác nói, không hợp.)
Chung quy, đừng để các nhân vật mà bạn, một tác giả tạo ra chỉ như bao cát cho cốt truyện. Nhân vật của các bạn không thể cứ chỉ dành toàn bộ thời gian hấp thụ những gì xảy ra, để nó cứ thế đập vào mặt mình banh bách...
Đúng hơn mà nói, nhân vật của bạn phải là tác nhân của sự thay đổi, nghe dễ hiểu chớ?
Nếu chưa thì ý mình muốn nói ở đây đó là mong muốn hoàn thành một cái gì đó sâu sắc thúc đẩy động cơ hành động của nhân vật chính đối đầu, xung đột với nỗi sợ hãi đang níu giữ chính nhân vật đó lại. (nội tâm đó bà con)
Tất nhiên tiền đề truyện nặng plot luôn là cách rất hay để thu hút sự chú ý của người đọc vì nó liên quan đến các cảm nhận mang tính cơ bản nhất mà một "nhân vật" biết phản ứng và bày tỏ cảm xúc có thể có trong phạm trù văn phạm và chữ viết.
Song, bạn phải vượt ra ngoài điều đó, kiểu lẹ thật là lẹ ấy.
Có thể bạn viết nặng plot ngay từ đầu nhưng bạn tốt nhất cũng nên cho bọn này – đám độc giả này biết lý do tại sao điều đó lại quan trọng và nhanh dùm, không nhanh thì bái bai nhá, khỏi tiễn.
Tới đây thì cái mình sắp nói tiếp nó hơi cá nhân nhưng mà thôi, đó giờ có gì nói thẳng vẫn hay hơn là im lặng giả ngâu rồi giữ cái ngâu đó xuống mồ mà éo biết mình ngâu hay gì hết.
Chắc ai cũng từng đọc sách, xem phim bla bla gì gì đó nhưng lại ếu thể ngửi nổi vài phút (5 hay 10 hay 30 gì gì đó) vì không có gì trong đó khiến mình quan tâm tới nhân vật rồi. Nhớ lại xem tại sao lại thế, hm... có lẽ là vì cái shjt đó không cho bản thân thấy cái nguyên do tại sao điều ấy xảy ra lại như thế... cũng như nó có quan trọng gì với bất kỳ ai hay nhân vật nào chăng...?
Mà nói vậy thì dễ có nhiều bạn trigger (bình tuỹnh) bảo còn mấy cái sách nổi tiếng + phim theo tiền đề nặng plot thì nàm thao? (nói thật toàn bọn hám đồ ngoại bị mờ mắt thôi, cơ mà hơi lạc đề rồi ahihi)
Vấn đề ở đây là mấy cái đó thành công, ừ, thành công bởi nhiều yếu tố lắm.
Cơ mà thế nào mới là thành công?
Các con số sao?
Quả thật số liệu không biết nói dối.
Nhưng đó là cách các công ty đo lường thành công.
Là tác giả viết truyện thì thế nào mới tính là thành công?
Được xuất bản?
Số lượng sách in ấn được bán ra hay được chuyển thế lên như animu?
Cá nhân mình và một số người xem việc viết lách này như sở thích... ừm... nghiêm túc mà nói thì đo lường mức thành công dựa theo mức độ tẩy nã- khụ, người bị ảnh hưởng. Có thể 1 tác phẩm có cốt truyện thú vị và khiến người đọc lật trang tiếp theo hoặc nhấp chơi vì chờ thuốc của 1 truyện nào đó... mình vẫn phải nói như này.
Truyện nặng plot không ảnh hưởng gì tới tư duy của họ, đây là hiện thực.
Tại sao?
Đầu tiên, nó không thử thách niềm tin của họ.
Thứ hai, nó không thay đổi cách họ nhìn nhận bản thân cũng như cách họ nhìn nhận mọi những người xung quanh. (đôi khi là cả thế giới)
Mà xàm lắm làm gì, nói quy chuẩn thì họ - độc giả sẽ quên về cái truyện nặng plot đó trong vài ngày, có khi là vài tuần hoặc tháng.
Tem tém mà nói thì truyện nặng plot đó... nó chả có cái gì đọng lại cả.
Và mình thì ếu thích cái mình viết ra nó sẽ bị như thế.
Còn người có ý kiến trái chiều có muốn vậy không?
Truyện của mình bị mọi người quên béng đi rồi còn được nghe câu kiểu "truyện hay đó mày, mà tao chả nhớ nó đặc biệt chỗ nào nữa."
Có lẽ là vì truyện của bạn không đủ mạnh để lay chuyển đến cốt lõi của họ chăng?
Thế... các bạn có muốn được như vậy không?
Hmm... không cần nói đầu, ừm, hẳn rồi.
Đúc kết thôi.
Điều quan trọng với một tác phẩm đó là câu chuyện nó kể được định hướng bởi nhân vật, bởi vì chỉ có nhân vật mới là người mang chân lý, giá trị và ý nghĩa cho độc giả. Chính những nhân vật đang tham gia cuộc hành trình mà các bạn - những tác giả tạo ra mới là người nhận ra sự thật về điều gì đó, cái mà họ và chỉ có họ mới có thể thay tác giả hét lên với cả thế giới. (Tất nhiên viết văn thì phải múa làm sao cho khéo và từ đó có 1 kiệt tác nhớ đời)
Mà xàm nhiều quá, giờ đi vào cái cần nói nào.
Ai xem phim SAW đều thấy cảnh mấy mắm với mấy chú chết rồi đấy, nhưng có ai để ý tại sao mình lại thấy "ẹ" ngay cảnh cái bẫy đó cho anh A chị B đó đi đời nhà ma trong khi đó éo phải mình không?
Để trả lời thì nó là do cái kia nó theo 1 chiều hướng sida nào đó rất là "giải trí" với não mình. Điều này cũng có nghĩa là miễn là mình còn tiếp tục coi thì các cảnh sinh tồn, bộp nhau hay nguy hiểm bùng nổ này nọ thì mình sẽ vẫn còn bị kẹt ở trong đó
Đó là cách mà mình dễ bị thu hút sự chú ý nhất bởi vì bản chất những cái như thế nó rất là "gây chú ý".
Cơ mà cái sự chú ý này giải trí được bao lâu?
Sau một thời gian có khi mình còn quên luôn ấy chứ đùa, tất nhiên cái này không phải mô đang bảo rằng cái mấy bồ xem không có âm mưu nguy hiểm nào ảnh hưởng tới cuộc đời nhân vật ở trỏng, cái đó là cái buộc phải có rồi, nhưng đây là nói về viết truyện.
Vượt rào luôn đi.
Đúng, cái mình đang thấy có thể khủng khiếp nếu nó xảy ra với mình, chắc rồi. Nhưng nó có ý nghĩa gì với nhân vật cụ thể này?
Tại sao nó lại quan trọng với nhân vật này? (Với tất cả những cái khát khao sợ hãi và niềm tin sai lầm mà tác gia là bạn... ban cho họ)
Viết theo kiểu nặng plot có thể xuất hiện trước, cái này rất hoan nghênh nhưng đừng đợi quá lâu để cho độc giả thấy xung đột nội tâm, bằng không, như đã nói từ đống ở trên => độc giả sẽ không biết tại sao những cái này, cái mà mình đang đọc lại quan trọng.
Hiển nhiên, viết theo kiểu ngược lại như trên lại càng được chào đón, xung đột nội tâm trước trong thực tế là nên làm thế ngay từ đầu nhưng đừng kéo dài chảy ke quá lâu mà hãy để cho một số sự kiện bên ngoài và các thứ xung đột cũng như các âm mưu bên ngoài có đất dụng võ, bước vào và đẩy họ - những nhân vật chính ra khỏi vùng an toàn của mình và khiến điều gì đó thực sự xảy ra để thay đổi họ.
Một khi đã tìm được điểm cân bằng giữa cốt truyện và nhân vật này thì bạn đã bước 1 chân vào ngưỡng cửa của một câu chuyện thực sự đáng nhớ.
Có thể nói phản ứng cảm xúc hay thế giới sự kiện hoặc các hành động nóng hổi mà nhân vật chính được bạn – tác giả chọn viết về ở chương đầu va chạm với cốt truyện là một chàng trai rất giỏi thu hút sự chú ý của người đọc. Song, xung đột bên trong nội tâm mới thực sự là cô gái nắm lấy tay độc giả và kéo họ vào, đóng cửa không cho ra.
Nếu chỉ viết truyện nặng về plot, xây dựng thế giới và các sự kiện bên ngoài để làm cho truyện của mình trở nên độc đáo thì... bạn – tác giả không chỉ nhanh chóng (thẳng thắn mà nói thì) sẽ mất sự tự tin vào nó (tin mình đi, lúc vẽ vời thì hay lắm, ngủ 1 giấc dậy đọc lại thì y như rằng "wtf" – kinh nghiệm cá nhân cả). Nhưng quan trọng nhất vẫn là người đọc không bao giờ hiểu tại sao nó, tức cái bạn viết ra thực sự quan trọng.
Là 1 tác giả, hãy luôn tự hỏi:
+Động cơ của nhân vật chính mình đang viết về là gì?
+Tại sao họ lại phản ứng với Plot (âm mưu/cốt truyện) theo cách này?
+Điều gì thúc đẩy họ và điều gì khiến họ KHÔNG BAO GIỜ muốn trở thành?
Nếu ai đọc tới đây và có thể viết ra 1 chương truyện mở đầu có thể thể hiện tất cả những điều tại các dấu "+" trên thì chúc mừng, bạn sẽ tiến rất xa, xa hơn hẳn lũ thua cuộc còn lại (mình đíu xin lỗi đâu hen, còn thấy nhột thì xin lỗi vì đã cù léc :v).
Lưu ý:
Hầu hết các tác giả viết truyện đều tin, hoặc vô thức nghĩ rằng cốt truyện tương đương với câu chuyện, nhưng cái cách nghĩ này nó đơn giản là lệch pha...
Ai đọc truyện mà thuộc dạng khó tính (không ăn tạp cái gì cũng nuốt như 1 số thành phần nào đó) sẽ nhận ra 1 câu chuyện được viết ra chưa bao giờ, và cũng không bao giờ là về những gì đã, đang và sẽ xảy ra. Mà là về cách những gì xảy ra ảnh hưởng và biến đổi các nhân vật.
Và câu nói chính xác nhất bổ sung cho lưu ý này là cờ nhíp Điều gì đã tạo nên một người hùng? – Của Matthew Winkler trên youtube (có nút cc việt hóa đấy, thích thì xem nhé) và ai không có thời gian + ngộ tính cao thì đây:
Anh hùng được tạo ra, đéo phải do vòng phép triệu hồi.
Thế cho vuông.
Mà nói tới đây rồi thì chắc các bạn tác (đang bị bế tắc hoặc muốn viết truyện đăng lên hako để bị mod bóp cổ) đã thấy được sự khác biệt giữa truyện nặng plot và truyện nặng nhân vật rồi nhỉ? Mà nói gì nói, cụm "truyện nặng plot" nghe cứ chầy cối thế vẹo nào ấy, có lẽ là vì cá nhân mình thấy nó chả bao giờ thực sự thúc đẩy câu chuyện mà mình viết về phía trước ngoài giúp mình, và các độc giả đã và đang xem Gaia của mình thấy giải trí... miễn là não của các bạn ý bị cuốn vào "ánh sáng hành động". (Xin lỗi mình bị bệnh vô sỉ, xin lỗi mừ)
Song, hành động sẽ luôn hấp dẫn hơn gấp trăm lần, giải trí và mang tính căng thẳng thần kinh hơn cả ngàn lần chỉ khi độc giả làm quen và có thể liên hệ chính họ với nhân vật bên trong (nói đơn giản là đồng cảm đó).
Rốt cuộc quanh di cũng phải quẩn lại, nếu bạn – tác giả còn không biết và quan tâm đến nhân vật của mình thì cái bạn vẽ vời ra khác gì cho người đọc thấy nó nguy hiểm chỉ vì bạn viết nó nguy hiểm?
Nhưng nếu cũng cùng trong 1 cảnh như thế, nhưng người đọc biết tại sao nó quan trọng và quan tâm về nhân vật thì sẽ như thế nào? Không chỉ họ thấy nó nguy hiểm chỉ vì bạn viết nó nguy hiểm, trên sự nguy hiểm đó còn có cả sự gắn bó nữa.
Và cái đó là cái làm người ta thức thâu đêm cày truyện đi cày truyện lại giống như cái Gai- à thôi, không có gì.
3/ Móc nối.
Giải nghĩa đơn giản, nó là cái móc, móc vào một người lạ mặt, xuyên qua con tim qua linh hồn hay cái gì đó mà các bạn tin vào và lôi kéo người đó đọc cái shjt bạn viết ra.
Đây sẽ đi sâu một chút vào kĩ thuật viết cho tiện giải thích.
Đọc tới đây rồi thì mình cũng nhắc lại tiếp.
Cái thằng tên "móc" này là đứa chuyên môn ép độc giả lướt qua một vài chương đầu tiên trong tác phẩm của bạn đó.
Phim, truyện ngắn, truyện dài, cái quần què nào cũng phải có một cái.
Câu hỏi ở đây không phải là làm thế nào để tạo ra thằng "móc" này.
Liệu truyện mình có cần 1 cái móc như thế?
Nầu nầu, đừng tư duy như vậy, câu hỏi ở đây phải là mình phải viết cái quái gì để có một câu chuyện đủ hấp dẫn, đủ tuyệt để lôi kéo độc giả đọc ngay từ vài ba trang giấy ở chương đầu?
Theo kinh nghiệm viết ra 1 chương của mình thì trang đầu tiên luôn luôn là cái khó viết nhất (nhưng viết qua được rồi thì những cái theo sau nó sẽ lẹ lắm), có 1 số bạn tác còn khá trẻ cảm thấy bị đe dọa bởi cái đó (đôi khi cũng là do luật sáng tác) nhưng tin mềnh đê, các bạn éo phải người đầu tiên đâu. (Mộ liệt sĩ đầy ngoài hoang đảo, nhang khói nghi ngút đầy trời)
Mà cứ yên tâm đi, khả năng viết 1 câu chuyện đáng kinh ngạc cho phần mở đầu câu chuyện chẳng phải là thứ khiến mình phải gồng cơ đít thít cơ bụng, vắt óc vắt sữa gì gì đó để nó lòi ra đâu.
Các bạn chỉ là chưa tự hỏi bản thân những câu hỏi phù hợp để có thể tìm ra cái mình cần viết thôi.
Mà nói tới đây mô lại thấy mình nhai đi nhai lại hơi lắm nhưng mà thôi :)) mô đạo đức cao lắm, 2 điểm gì đó ở bộ môn Công Dân thôi.
Như này.
Móc câu người chẳng qua cũng chỉ là 1 cách nói của xung đột nội tâm nhân vật.
Và tất cả những cái xung đột bên trong đó luôn là mong muốn so đấu với sợ hãi.
Nhiều đứa (ui mình lỡ mồm, xin lỗi nhé) nghĩ rằng cái nội tâm nhân vật tương đương với các sự kiện điên cuồng và hàng tấn âm mưu ngoằn nghoèo liên tiếp diễn ra để đẩy cốt truyện của tác phẩm đi tới phía trước.
Tất nhiên cách nghĩ trên là cách nghĩ trệch hướng. (Đó chỉ là một phần nhỏ của bức tranh, nhưng nó éo phải là cả bức tranh)
Cốt truyện là miệng, thế giới bạn tạo ra là mùi của nó, và mâu thuẫn nội bộ (nội tâm) là nụ hôn.
Thiếu mâu thuẫn nội tâm thì không có nụ hôn, song để hôn thì cần phương tiện để thực hiện nó.
Và biết gì hông?
Mâu thuẫn nội tâm là cái duy nhất và độc nhất khiến các nhân vật của những tác gia có thể liên hệ với nhau, và với cả mọi người.
Người đọc (đại đa số) không rảnh để quan tâm và cũng không có lý do gì để quan tâm đến món ăn, thời tiết yêu thích của nhân vật chính, thời gian trong ngày hoặc thậm chí cả công việc và sở thích của họ, thứ mà bạn – tác giả viết ra. (Những cái này thành thật mà nói cái này chỉ liên quan đến một nhóm người nhất định, hoàn toàn không phải đa số. Cơ mà tác giả nào chả muốn ai ai cũng đọc cái mình viết sao?)
Và cái ai cũng có thể liên hệ tới luôn luôn là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật.
Truyện hay đời thực thì ai cũng có xung đột nội tâm để đấu tranh, cái này rất thực tế. Mình muốn gì, thích gì, khao khát cái gì chính bản thân mình đều rõ ràng, và đi song hành cùng với những cái đó luôn là một "ai đó" ở phía sau kìm hãm mình lại, và kẻ đó là rủi ro, là sợ hãi, là kẻ giới hạn niềm tin của mình. Những gì mình nói với bản thân theo thời gian là luôn đúng với mình, ví dụ như cái mình viết là hay là không cần chỉnh sửa, nhưng thực tế lại không đúng, nó lỗi tè le hột me và nát éo chịu được
Người thì phải như vậy, nhưng đây cũng có nghĩa rằng để nhân vật giống "người", họ phải đấu tranh với bản chất của chính bản thân, như ví dụ trên:
~~~
Mình sẽ sửa hay không? Sửa thì được cái gì? Sẽ tốt hơn sao? Mình tốn quá nhiều công sức cho 1 chương và con mod đó bảo rằng "đây là truyện hả bạn", hay 1 đứa mod đọc oneshot nào đó kêu "rác"... không phải mình viết quá hay nên tụi nó muốn dìm mình sao???
Không không.
Có lẽ là cả cái cộng đồng này đều tệ hại như vậy.
Và mình phải lập topic, kêu gọi 500 anh em tạo drama cho tụi nó thấy ai mới là người đúng!
~~~
Hãy chú ý xem xung đột nội tâm khởi nguồn từ trước cả khi sự việc xúi dục xuất hiện và phá hủy giấc mơ (cuộc sống) của họ.
Như ví dụ trên, đâu phải tới lúc biết tới hako các bạn mới có mộng viết truyện, nó đã có từ lâu lắm rồi. Nhưng khi đăng truyện thì bạn nhận được cái gì? Khen, chê, bơ?
Trên thực tế mà nói, sự xung đột đã được đun sôi ngay dưới bề mặt suốt thời gian qua, việc bạn biết tới hako chẳng qua chỉ là một cái Plot để đẩy bạn tới khâu phát triển cái gọi là Nhân vật thôi.
Nếu được Khen, tốt thôi => tôi càng phải cố gắng hơn nữa để không bị như lũ thua cuộc dưới kia, tôi không muốn như chúng nó. => bạn mong muốn mình là giỏi nhất và sợ phải là kẻ rớt đất, niềm tin sai lầm của bạn đó là bạn không bao giờ nghĩ mình sẽ có ngày bị như chúng nó, lũ thua cuộc ở dưới kia. (Cho đến khi truyện của bạn bị xóa, nick bị ban và bạn nhận ra cái mà mình tin vào trong mắt người khác hóa ra chẳng lài gì cả, và đó là sự thật mà chính bản thân bạn ngộ ra, chẳng có ai nói cho bạn điều đó cả... và đó cũng là nội tâm của bạn)
Nếu bị bơ, ồ? => có lẽ tôi không viết cái hợp cạ với họ, mà không, có lẽ họ thích isekai hơn tổng tài 8 múi, không không, là đám admin mod coi trọng một bên và khinh nhược một bên, tôi chả sai gì cả. => bạn tin và mong mình đang đi đúng hướng, bạn tự lừa bản thân hài lòng với những gì mình có vì bạn sợ phải thay đổi, niềm tin sai lầm của bạn chính là mọi thứ không bắt nguồn từ chính mình mà là đều là từ kẻ khác. (Mình thấy mở ngoặc hơi thừa, nhưng cứ mở ngoặc cho các bạn tự hình dung niềm tin sai lầm của trường hợp này và sự thật ở đây là gì)
Nếu bị chê => đoạn nội tâm bên trên kìa :v hãy đoán xem.
Nó đơn giản vậy đó, nếu bạn, một tác gia không làm được điều này thì đồng nghĩa với việc sự kiện bạn đang đốc thúc tới sẽ không còn quan trọng gì nữa. (có thể nó quan trọng với chính phủ hoặc quyền lực cao hơn như phật chúa hay cái quần què gì đó ngoài vũ trụ, nhưng mà... ai quan tâm về ba cái đó, thật ấy)
Người đọc quan tâm nhân vật, và nếu nhân vật không được quan tâm thì dĩ nhiên các bạn đã câu hụt khách. (Cứ xem nhân vật như lớp da hay gọi theo ngôn ngữ game là Skin, thứ mà mình mua về, sử dụng, sống bên trong như chính mình đã hóa thân thành 1 ai đó để trải nghiệm cảm giác gắn bó với họ trong câu chuyện đó ấy)
Đúc kết: Câu chuyện viết tốt sẽ biến độc giả trở thành các nhân vật, và nếu không phát triển xung đột nội tâm chỉ có ở riêng, và chỉ riêng duy nhất mỗi nhân vật đó thì... tình huống sẽ nghịch đảo lại.
Nói cho dễ hiểu thì người đọc sẽ bị cái tình trạng tự hỏi mình các câu như Tôi sẽ làm gì trong tình huống này hoặc tôi sẽ phản ứng ra sao ở tình huống này? (Cái này là vô thức nhưng các bạn hiểu ý mình muốn nói rồi đó). Thay vì chìm đắm trong câu chuyện và đồng cảm với nhân vật bên trong, bạn – một tác giả sẽ không thích người đọc nghĩ tôi sẽ cảm thấy ra sao nếu đó là tôi?
Nó không tốt đâu, tin mình đê.
Bạn phải khiến họ nghĩ rằng tôi sẽ cảm thấy ra sao nếu người đó "chính là tôi".
Tình tiết kích động mâu thuẫn nội tâm là cái khiến độc giả thực sự quan tâm bởi vì họ được biết tại sao nó quan trọng cho nhân vật chính. Nếu độc giả không biết tại sao nó lại đặc biệt quan trọng với họ, tức với nhân vật thì "tôi sẽ cảm thấy ra sao nếu đó là tôi" sẽ là cái có thể xảy ra với bất cứ ai, không phải chính bản thân người đọc.
Nếu cần ví dụ cụ thể thì cứ mò phim hoạt hình Disney ấy, xem phim nó chịu khó để ý xem, độ 5 hoặc 10 phút đầu thôi là các bạn có thể thấy được cái cách mấy bố biên kịch của Disney hiểu tầm quan trọng của xung đột nội bộ nặng đô tới mức nào và cả cái cách họ tiết lộ nhân vật chính là ai, mong gì, sợ gì, tin vào cái gì ngay từ đầu phim thông qua nhạc hát, thường là thế...
Hãy thử tưởng tượng như mình không thấy không biết các bài nhạc giới thiệu nhân vật ấy đi, mình cá là chả ai biết mấy nhân vật đó muốn gì trong cuộc sống và những trở ngại, những thứ sợ hãi kìm hãm họ là gì.
Sẽ chẳng ai biết hay hiểu tại sao mọi thứ lại quan trọng với những nhân vật đấy nếu Disney éo cho mình thấy. (Tất nhiên đưa những cái như câu chuyện nền, hay còn được biết đến Backstory vào ngay từ đầu truyện như Disney là hoàn toàn ổn, nhưng người tác gia viết theo kiểu này thường là người tự biết tiết chế chứ không phải kiểu cứ mở chương là quất 1 cái chuyện nền như mở phim Disney. Song, việc đưa những đoạn hồi tường vào truyện của mình là cái không sớm thì cũng phải lẹ, phải cho vô => bởi vì nó xây dựng nền tảng cho lý do tại sao những nhân vật này lại như vậy => không phải tự dưng John Wick đi giết người chỉ vì con chó bị giết và cái xe bị chôm đâu nhỉ => các bồ cũng biết lý do vì sao Mr.Wick làm vậy rồi mà)
4/ Chào phát.
Mặc dù con hime có chửi mô chuyện cái truyện mô có nhiều chỗ éo ổn và mô có chỗ sửa, có chỗ không nhưng mô không thích tự gò bó bản thân theo 1 guồng. Song cái kia là cá nhân mô, và mô chỉ muốn nói với các bạn tác đã, đang và sắp hoặc thấy bế tắc khi viết truyện đó là mô nghĩ các bạn có thể làm bất cứ cái gì mình thích trong cái shjt mà mình viết ra, miễn sao nó luôn cho mô, và 1 số những bạn độc giả khó tính mà mô éo quen biết thấy rõ ràng lý do tại sao những gì xảy ra lại quan trọng với nhân vật chính của các bạn.
Mô hiểu là theo tiêu chí của con Hime (admin) viết cần phải có quy tắc chuẩn này chuẩn nọ, cơ mà quy tắc đó không nhất thiết phải "gò bó", thay vào đó nên sáng tạo hơn. (mô thử nhiều rồi cơ mà con mâm hime kia nó cứ lên cơn, má nóa chứ con bitch)
Thôi, tới đây thôi.
Mô sẽ không đào sâu vào các cái như kĩ thuật viết, hành văn cách đoạn vớ vẩn này nọ, những cái mô xổ ra không đóng góp gì cho cách thức viết và trình bày truyện của các bạn, đây chỉ là giải thích cho các bạn tác mới hoặc cũ (đang bị bế cmn tắc sao mình viết hoài mà cứ như shjt) biết vấn đề.
Và làm ơn làm phước hộ mô, làm cho nó quan trọng đi.
Tiêu chuẩn đọc truyện của mô tăng cao quá rồi... (toàn đọc tấu hài tu tiên của Trung vì chả có bao nhiêu cái gọi là "mới" ở box sáng tác hợp miệng nữa)
Rồi.
Vài gợi ý nhỏ.
Trước khi viết cứ thử tạo 1 cái hồ sơ nhân vật dựa theo công thức mà bạn đã đọc xem.
Mong muốn + Sợ Hãi = Niềm tin sai lầm.
Tạo hồ sơ nhân vật của mình như vậy xem, không cần phức tạp đâu, dựa theo công thức và chế ra, lúc đó việc mong muốn của main (nhân vật chính) của mình là gì, nỗi sợ của main mình là gì, và sự không tin tưởng (niềm tin sai lầm) của họ là gì => nếu bám sát nó và viết thì không phải những gì xảy ra tiếp theo lại chẳng quá hiển nhiên rồi sao?
Cách bạn làm thế nào để thể hiện những cái đó ra giấy đã được đả thông, còn lại về cách hành văn và kĩ thuật viết các thứ đều phải xem tạo hóa (hoặc mod có đang buồn tình không, nhưng thật ra là viết nhiều thì hành văn giỏi thôi ấy mà, còn cái tài vặt khác nở rộ trong quá trình luyện bút quay tay thì mô không biết hay đảm bảo gì à nha)
Kế tiếp.
Khi viết truyện cần lưu ý:
+Hãy tập trung xem xem câu truyện này đang nói về ai và tại sao những gì "đang xảy ra" lại quan trọng với họ.
+Không cần quản những cái đang xảy ra ngoài bong bóng an toàn (ý chỉ các sự kiện bên ngoài) cũng như dẹp việc tập trung toàn lực tới việc "xây dựng thế giới" mà nhân vật chính sống (cái này lỗi tường chữ giải thích thế giới vĩ mô nhiều đến mức mềnh đếm không xuể rồi, lưu ý dùm)
Tất nhiên xây dựng thế giới là 1 điểm quan trọng vào 1 điểm thời gian nào đó, nhưng làm ơn đừng có sút nó vào ngay chương mở đầu bởi vì không 9 thì 10, cái shjt đó sẽ làm mất sự chú ý của người đọc.
Còn hỏi tại sao à?
Đếu ai quan tâm.
Mô không nói nghĩa bóng đâu nhé, đếu ai quan tâm đâu.
Bối cảnh độc đáo hay ảo diệu đến cỡ nào đi nữa thì ở cuối con đường người đọc sẽ vẫn chỉ quan tâm tới nhân vật và những gì xảy ra quan trọng với nhân vật đó – người mà chính các bạn, những tác giả viết ra mà thôi.
Thế nên lưu ý là chỉ nên xây dựng thế giới khi điều kiện nó quan trọng với nhân vật theo công thức ở trên được điền đầy. (tính nói về vụ xây dựng thế giới sao cho nó xịn xò nữa nhưng thôi, để khi khác vì nó fuck tạp với éo liên quan với tiêu đề cho lắm)
Mà thôi, hầu hết các tác giả đều mặc định có cái gọi là "tóm tắt" ở ngoài để mở câu chuyện của mình, tất nhiên đây là cái cần có để tạo một cái gì đó hoàn toàn "mới lạ" ở ngay ngoài mặt bằng chung, nhưng mà khi mà mô, độc giả, hay mod đã bấm vào chương đầu tiên để đọc, bạn tác giả tốt nhất là nên cho bọn này biết lý do tại sao nó quan trọng với anh/cô nhân vật chính đó, và lẹ dùm nhé, bọn này không có cả ngày ngồi tự luận đâu.
Bằng không hay đơn giản mà nói lề mề thì cả đám người đọc giống kiểu ở chế độ gắn máy trợ thở với nhân vật mà các bạn viết ra ấy.
Mô sẽ không cho ví dụ cụ thể 1 truyện nào ở box Sáng tác cả (lôi ra tụi nó đập vào mặt mô mất, nhưng mô nghĩ các bạn sẽ nắm được đại ý thôi, mà muốn ví dụ ảo lòi thì xem Hoa Mộc Lan bản hoạt hình với Hoa Mộc Lan bản người đóng 2020 là thấy rõ ràng nhất luôn đấy)
Gì thì gì, dĩ nhiên đặt bản thân mình vào tình huống hoàn cảnh nhân vật đó sẽ khá là éo hay (đôi khi là thảm cảnh cmn luôn ấy, nói chung là tùy cái mà bạn xem nhé, đại ý là thế). Tuy nhiên nếu ai xem 2 bộ phim 1 hoạt hình và 1 người đóng đó sẽ thấy được sự chênh lệch về cân bằng giữa nội tâm nhân vật và những gì đang xảy ra với nhân vật đó trong 2 bộ phim với cùng 1 nội dung duy nhất.
Hoạt hình cho thấy điều đặc biệt tồi tệ với nhân vật Mộc Lan vì nó thể hiện rất rõ ham muốn, nỗi sợ và niềm tin của cô sai lầm như thế nào khi nghĩ mình là nữ gia nhập quân đội miễn làm tốt, cố gắng hết sức và được làm chính mình là sẽ có ngày được tất cả công nhận. Trong khi phim người đóng thì... nếu để ý, bạn chả cảm thấy cái vẹo gì ngoài 1 đám bắn phép qua lại với CGI hoạt ảnh nhìn "vui mắt phết" cả.
Mà đọc tới đây rồi đừng ngộ nhận nói mô bảo các bạn cắm đầu vào xây dựng nội tâm nhân vật 7749 lần và thể hiện nó ra mà éo cần cốt truyện cụ thể ở ngay chương đầu nhé.
Cốt truyện là cần thiết nhưng cái mô đang bày ra đây là hướng các bạn tác đã và đang gặp vấn đề tìm được yếu tố thiết yếu mà mình cần. Xung đột bên trong nội tâm khiến câu chuyện đáng nhớ và hấp dẫn hơn 10 lần cái trò bị xe ô tô tông để lên thiên đàng (gặp chúa/thần/đấng hay cái chó gì đó) để nhận hack, bật lên đi cày nát thế giới và thu gái hết chương này đến chương khác nhiều, nhiều lắm.
Không làm được thì ừ, chế độ gắn ống thở đã được bật và truyện bạn ăn bơ, bị ngó lơ là cái không khó để hiểu. (Chỉ là nội tâm bạn đang xung đột với đức tin rằng cái mình viết là siêu thôi, úi, không phải đây là cái niềm tin sai lầm xuất phát từ nỗi sợ hãi rằng mình là đứa sai đó sao, âu mài gấu!)
Với tư cách là người nằm vùng nhai mấy cái đau đít ở box sáng tác, mô chỉ nói thế này.
Điều ngăn cách 1 bộ truyện "sống sót ổn" và 1 bộ truyện "sống sót tuyệt vời" sau bao đợt thanh trừng đó là xung đột nội tâm nhân vật.
Nó luôn đúng bởi vì ai cũng muốn tồn tại, nhân vật cũng thế thôi.
Nhưng sinh tồn là gì?
Không, ta không nên đạt câu hỏi kiểu như vậy, trái lại...
Sinh tồn có ý nghĩa gì với họ, với nhân vật ấy?
Họ sẽ làm gì nếu họ sống sót?
Tại sao việc họ sống sót là quan trọng, tại sao nó lại khác hẳn với thực tế là nhân vật đó không muốn chết?
Nói theo tiếng tác giả thì cũng quanh đi quẩn lại 1 câu.
Tại sao nó lại quan trọng?
Nếu đến cả tác giả, người viết ra tác phẩm còn không biết thì người đọc có mơ cũng không bao giờ biết tại sao.
(Mặc dù không muốn lôi hàng mình viết lên nhưng mà lôi của đứa khác thì tụi nó vả chết nên mô sẽ nói ngắn gọn => cụ thể thì truyện của mô ngay từ chương mở đầu đã nói về sự lụn bại của 1 con game rất nổi => nhìn thì đây là 1 lí do ngoại đạo để câu khách nhưng nó rất nhanh trở thành cái đặc biệt quan trọng với hội trưởng và những con người của 1 guild trong trò chơi đó => bởi vì cái trò này thay đổi đời cậu ta và họ, cậu ta và họ sẽ không là gì nếu không có nó, tất cả đã quá quen với nó và sự chết đi của con game và những thay đổi thay kế tiếp với họ khi con game đó thành thật là quá ngộp => bởi họ không quen với điều đó, tất cả đều không thoải mái và những khó khăn cho nội tâm của mỗi cá nhân là rất khác nhau, và bla bla bla, mô biết nó hơi giống 1 truyện jap nào đó cơ mà nói chung là nó là tổ hợp của nhiều cái nội ngoại búa lua xua => phải đọc mới biết mô đang nói về cái gì nên ai rảnh thì đọc đi hén :3 => btw sao dạo này mô thấy mình phẩm hạnh cao quá => thôi thì cứ đọc mấy bộ top ấy, từ 3 dội xuống nhé, 1 + 2 đồ thời tiền sử bỏ qua đi, tham khảo thì được nhưng cá nhân mô không khuyến khích học theo bất cứ truyện nào :v)
Nhắc nhỏ cuối cùng, nếu trong quá trình đọc mà bản thân thấy mình đang bị cuốn vào 1 cái gì đó thì ngay lập tức dừng lại, tự thông báo bản thân rằng cái này hay nè, quan sát nó thật kĩ, nghiên cứu xem tại sao nó lại ra cái mà nó đang thể hiện ra, hóa học của cái đó là gì => tự hỏi bản thân đó – cái móc câu nội tâm đó là cái gì, ghi lại (chôm chỉa cũng khuyến khích bởi vì nó thực sự là vậy ahihi).
5/ Tổng kết
Mấu chốt từ 1 + 2 + 3 + 4 là những cái như sau.
+Xung đột nội tâm là xung đột trong suy nghĩ, và xung đột trong suy nghĩ là sự va chạm giữa ham muốn và sợ hãi.
+Sự kiện bên ngoài hay các cái tương tự đều được hoan nghênh, miễn sao bạn có thể nhanh chóng khiến người đọc thấy lý do tại sao nó lại quan trọng với nhân vật chính của các bạn. (Nhớ vụ mồm, hơi thở và nụ hôn không, không thì kéo lên đọc lại đi nha dm :v)
+Hãy bỏ thời gian ra để phát triển nhân vật của các bạn trước khi cốt truyện (plot) của bạn bắt đầu đặt chân vào guồng quay để tao ra các sự kiện diễn biến. (Đừng để người đọc cảm thấy thế nào nếu tôi là họ, hãy khiến người đọc xem nhân vật đó là chính họ)
+Tránh xây dựng thế giới cho tới khi cái shjt gọi là "world build" này quan trọng với nhân vật, không ai quan trọng thế giới của tụi bây có khủng và đa dạng, lắm khái niệm mới và ảo vãi linh thú tới đâu cả, điều khiến người ta quan tâm là sự thấu hiểu tại sao thế giới này lại quan trọng với nhân vật đó.
+Hãy tự hỏi bản thân tại sao, điều gì mà nhân vật chính mình viết ra sẽ mang lại cho anh/cô ta hạnh phúc và cảm giác mãn nguyện thực sự. Và nỗi sợ hãi (chướng ngại tâm lý) làm sao ngăn cản anh/cô ta đạt được cái hạnh phúc và mãn nguyện đó.
+Cái "niềm tin" vọng tưởng sai lầm của nhân vật bạn đang viết là gì, điều gì đã xảy ra trong quá khứ của họ để tạo ra cái "niềm tin" sai lầm ấy.
+Làm cách nào để bản thân có thể túm gọn tất cả những cái trên và thể hiện ra cho các độc giả, tác giả cứng tay và các mod thấy những gì xảy ra trong chương đầu tiên đang xảy ra lại quan trọng với tôi, tức nhân vật chính và chính những người đang đọc nó.
6/ Xin hết
Chúc vui và éo nhận phản pháo. (có thể nhận nhưng cái nào vui mắt mới rep, không thì tau xóa đó nhá, tau xóa đó, coi chừng tau)
7/ Hết chưa ấy nhỉ, à còn đó...
Fuck you Nig- à thôi, hút cỏ nhiều quá rồi.
Nhân tiện...
Các bạn tác mới và ai đang bị bế tắc nếu có đọc được hết cái shjt này thì làm ơn viết tốt lên nhé, mô muốn chui vào truyên các bạn sáng tác chỉ lỗi lắm nhưng cái bệnh lười bảm sinh + thấy bị xóa hoài nên mô cũng lười bình luận chi tiết vào để rồi nó bay hơi luôn... nên là, ừ.
Cố lên.
18 Bình luận
Mình vẫn chưa hiểu đoạn đó cho lắm.
Nói đơn giản là khiến những diễn biến nhân vật trải qua thực sự quan trọng đối với họ. Để làm điều này thì một cách hay là để cho nhân vật chủ động đẩy cốt truyện phát triển trong hành trình theo đuổi mục tiêu nào đó thay vì bị dòng diễn biến cuốn vào bất đắc dĩ mà nương theo đại thì hay hơn. Tức là mỗi hành động đều có suy nghĩ và đều góp phần thực hiện mục tiêu đã định sẵn. Hiển nhiên là cần phải xác định nhân vật là ai rồi cái đã.
Còn về phần "nỗi sợ" mà lão Muối nói tới, thì tôi sẽ dùng cụm từ mà John Truby thường dùng hơn, là điểm yếu.
"Muốn độc giả quan tâm tới nhân vật của bạn, thì việc cần làm không phải là tạo một nhân vật cực kỳ chi tiết... Mà là xác định điểm yếu cốt lõi và mục tiêu của họ."
Tức là tạo một nhân vật, cho họ một vấn đề cá nhân cốt lõi rất lớn, đến mức có thể huỷ hoại cuộc đời họ, và một mục tiêu, một đích đến sẽ dần sửa sai vấn đề này. Nhưng nhân vật sẽ không biết theo đuổi mục tiêu này sẽ sửa điểm yếu, vấn đề cốt lõi này. Hiển nhiên là muốn sửa phải cho nhân vật đối diện với điểm yếu trong quá trình thực hiện mục tiêu.
P/s: thực ra cũng có những bộ làm được điều trên (mới có, cũ cũ cũng có, tôi không tiện nêu tên) nhưng tốc độ ra chương chậm quá nên tôi không chờ nổi :)