Viết truyện theo kịch bản phim có phạm luật không??
Banned Members

Chào các bác :) như tiêu đề, em đang thắc mắc về thể loại truyện viết dựa trên kịch bản phim. Ở web gacsach em thấy có một bài đăng về vấn đề này, và có 1 bạn comment như thế này:

"Cái này không phải là đạo nha bạn. Nó được xem là tác phẩm phát sinh, tác phẩm phát sinh được bảo hộ và người độc lập sáng tạo ra nó được coi là tác giả của tác phẩm phát sinh đó. Vấn đề liên quan đến tác phẩm phát sinh tương đối phức tạp vì hiện tại người ta xem xét điều kiện để bảo hộ dựa trên yêu cầu tiên quyết là tác phẩm phát sinh không được gây phương hại đến quyền của tác giả đối với tác phẩm gốc.
Tóm lại mình chỉ có thể giải thích một cách dễ hiểu nhất là, một tác phẩm văn học được viết dựa trên bộ phim đã có từ trước mà không bị coi là xâm phạm bản quyền thì nó phải đáp ứng được yêu cầu:
- Không đi sao chép từ một tác phẩm khác (nghĩa là đã có người viết truyện dựa trên nội dung bộ phim đó rồi và bạn đi copy lại câu chuyện này)
- Không làm phương hại đến quyền tác giả của tác giả bộ phim (cái này mình đã nói ở trên rồi, thật ra quy định này khá chung chung, mà thực tế ngoài tác giả của bộ phim ra thì không ai có thể xác định chính xác quyền tác giả có bị xâm hại hay không).
Vậy nên nếu bạn viết một tác phẩm văn học dựa trên phim và tác giả của bộ phim đó không chứng minh được tác phẩm phát sinh của bạn làm phương hại đến quyền tác giả thì tác phẩm văn học đó của bạn vẫn được bảo hộ bình thường."

Không biết quan điểm của các bác thế nào?

Giả sử 1 tác phẩm được lắp ghép từ rất nhiều tình tiết thuộc các tác phẩm khác (truyện, phim, manga,...) và tác giả đã biến đổi các tình tiết ấy sao cho ăn khớp với bối cảnh và cốt truyện của chính mình (bao gồm cả thời gian, không gian, phương thức, vai trò các nhân vật,...), thì tác phẩm đó được coi là tác phẩm đạo nhái, tác phẩm phát sinh hay vẫn là tác phẩm chính chủ??

19 Bình luận

Không làm phương hại đến quyền tác giả của tác giả bộ phim là một cách nói khác của: thằng chủ không bắt được/ không nhận ra bị mất cắp thì mày không phải ăn trộm. Vớ vẩn hết sức.
Xem thêm
tui nghĩ ý là kiếm tiền trên cái mà mình copy á chứ không phải về việc không nhận ra hay bắt được
Xem thêm
@Gham: Nếu vậy thì tất cả tác phẩm trên mục Sáng Tác ấy, đều có kiếm đồng nào đâu? Được phép copy cốt truyện không?
Xem thêm
thực ra nó là "Tác Phẩm Phái Sinh" chứ không phải "Tác Phẩm Phát Sinh" :v
Xem thêm
CHỦ THỚT
nghe Phát Sinh thì đúng chính tả hơn bác ạ :)))
Xem thêm
@Fernando_Hierro: "phái sinh" và "phát sinh" là hai từ khác hẳn nhau nhé
Xem thêm
Xem thêm 1 trả lời
Dude... đọc hết cái quyển Luật Sở Hữu Trí Tuệ đi... khổ lắm mấy thằng đu càng tỏ vẻ có học thức... :)) Tấu hài rất tốt đến từ vị trí gacsach :))
Xem thêm
Giả sử 1 tác phẩm được lắp ghép từ rất nhiều tình tiết thuộc các tác phẩm khác (truyện, phim, manga,...) và tác giả đã biến đổi các tình tiết ấy sao cho ăn khớp với bối cảnh và cốt truyện của chính mình (bao gồm cả thời gian, không gian, phương thức, vai trò các nhân vật,...), thì tác phẩm đó được coi là tác phẩm đạo nhái, tác phẩm phát sinh hay vẫn là tác phẩm chính chủ??
Vế vấn đề mà bạn giả sử này, thì đôi lúc sẽ có những cái được cho là đạo nhái, có cái lại được cho là bình thường.
VD điển hình nhất: truck-kun và công ty chuyển sinh dị giới, trong mấy truyện isekai, cái nào mà chả gặp. Hay là 7 đại tội chẳng hạn, tuy rằng khi nhắc đến cái này thì hầu như ai cũng nghí đến thất hình đại tội, nhưng mà ở những cái khác nó vẫn có đấy thôi như Berserk of Gullutony.
Còn sẽ được quy là đạo nhái nếu phạm đến những cái đặc trưng của tác phẩm đó :
VD như: Trái Ác Quỷ, Charka, Kagune,...
Xem thêm
Tình tiết khác với chi tiết nhé, dù bạn viết trái ác quỷ nhưng bạn đẻ ra một đống kĩ năng khác nhau cũng chả ai nói gì.
Xem thêm
Giờ mới đọc câu hỏi :))
tác phẩm đó được coi là tác phẩm đạo nhái, tác phẩm phát sinh hay vẫn là tác phẩm chính chủ??
Đương nhiên là đạo. Thành thực mà nói thì dịch truyện cũng phải xì nhuận bút rồi :)) Lôi luật vào thì có mấy cổng dịch truyện là sạch sẽ :)) Chỉ là chả có tác giả nào kiện tụng cái vấn đề này mà thôi :v :v :v
Xem thêm
TRANS
Thật ra là có, hẳn là bạn chưa biết nhưng bên Nhật có một số tác giả kiếm cơm bằng mấy cái kiện tụng bản quyền đấy.
Chưa đến lượt thôi.
Xem thêm
@Shinobu Yomi: Tôi không nghĩ vậy, trừ khi sử dụng tác phẩm của người khác vào mục đích lợi nhuận, chứ mấy trang chuyên về chia sẻ như cổng truyện, bên pháp lý cũng chỉ mắt nhắm mắt mở. Đã mất công dịch cho mấy bố đọc lại còn bị đè ra phạt mấy chục trẹo thì chắc chớt.
Xem thêm
Xem thêm 1 trả lời
Bình luận đã bị xóa bởi    
Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.” Tác phẩm phái sinh gồm các tác phẩm được hình thành theo một trong các hình thức trên, ngoài những hình thức này thì không được coi là tác phẩm phái sinh.

Quyền làm tác phẩm phái sinh là quyền tài sản nên khi cá nhân muốn làm tác phẩm phái sinh phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Khoản 7 Điều 28 Luật SHTT về hành vi xâm phạm quyền tác giả: “Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Luật này.”

Điểm i khoản 1 Điều 25 về trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao: “Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.”

Theo khoản 2 Điều 14 Luật SHTT thì tác phẩm phái sinh được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Vậy trước tiên cho hỏi là tác phẩm chuyển thể lại từ phim này đã được sự cho phép của tác giả hay chưa? Nếu chưa thì chúng ta chẳng cần bàn tới việc bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm phái sinh gì nữa vì hành vi chuyển thể kia đã xâm phạm quyền tác giả rồi.
Xem thêm
Tiếp theo là vấn đề bên dưới về “Giả sử 1 tác phẩm được lắp ghép từ rất nhiều tình tiết thuộc các tác phẩm khác (truyện, phim, manga,...) và tác giả đã biến đổi các tình tiết ấy sao cho ăn khớp với bối cảnh và cốt truyện của chính mình (bao gồm cả thời gian, không gian, phương thức, vai trò các nhân vật,...), thì tác phẩm đó được coi là tác phẩm đạo nhái, tác phẩm phát sinh hay vẫn là tác phẩm chính chủ??”

Dựa vào định nghĩa tác phẩm phái sinh nêu trên thì cái này thì hiển nhiên không phải là tác phẩm phái sinh rồi.

Giờ chúng ta tìm hiểu về đạo văn. Đạo văn về bản chất là ăn cắp hay sử dụng sản phẩm và ý tưởng của ai đó mà không ghi rõ nguồn, hoặc coi như đó là sản phẩm của bản thân mình. Vậy theo bạn “lắp ghép từ rất nhiều tình tiết thuộc các tác phẩm khác (truyện, phim, manga,...) và tác giả đã biến đổi các tình tiết ấy sao cho ăn khớp với bối cảnh và cốt truyện của chính mình (bao gồm cả thời gian, không gian, phương thức, vai trò các nhân vật,...)” nó là gì? Nó là ăn cắp, sử dụng ý tưởng của người khác mà không ghi nguồn và coi đó là của mình chứ còn gì nữa.

Tới đây thì chúng ta biết vấn đề thứ hai là tác phẩm đạo nhái, phái sinh hay tác phẩm chính chủ rồi nhé.
Xem thêm
CHỦ THỚT
“lắp ghép từ rất nhiều tình tiết thuộc các tác phẩm khác (truyện, phim, manga,...) và tác giả đã biến đổi các tình tiết ấy sao cho ăn khớp với bối cảnh và cốt truyện của chính mình (bao gồm cả thời gian, không gian, phương thức, vai trò các nhân vật,...)” nếu tác giả biến đổi đến mức bạn không thể nhận ra được tình tiết gốc thì sao? Như vậy là do tác giả che mắt quá tốt hay do người đọc kém tinh tế?
Xem thêm
Xem thêm 1 trả lời