Thuần phục nàng Yandere
海利昂黎明星 ( Hải Lợi Ngang Lê Minh Tinh )
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 09

Chương 18 Bức tranh thiếu nữ bị giam cầm

11 Bình luận - Độ dài: 2,417 từ - Cập nhật:

Làm người mẫu mệt chết đi được, không chỉ không thể nhúc nhích, còn phải giữ nguyên nét mặt. Cứ việc động tác của lão họa sĩ đã rất nhanh, nhưng chúng tôi vẫn phải giữ đúng tư thế này tròn một giờ đồng hồ.

Lão họa sĩ phác thảo xong, đặt bút xuống, sau đó lại chụp ảnh chúng tôi từ nhiều góc độ khác nhau làm tư liệu tham khảo về sau. Cẩn thận làm xong các việc cần thiết, ông ấy mới do dự mà nói một tiếng “được rồi” với chúng tôi.

Cuối cùng cũng xong rồi sao?

Thế nhưng tôi phát hiện bởi vì giữ nguyên một tư thế quá lâu, thân thể tôi đã sắp cứng đờ không động đậy nổi. Tôi miễn cưỡng hoạt động thân thể cứng ngắc, khớp xương cổ và cổ tay phát ra tiếng vang.

Toàn thân đau nhức, ngay cả gương mặt giữ vững vẻ nghiêm túc căng thẳng ban nãy cũng sắp sưng lên. Thế nhưng cuối cùng cũng xong rồi.

Tôi nhìn sang thiếu nữ bên cạnh, tình huống của cô ấy cũng chẳng tốt hơn tôi bao nhiêu, hệt như sau khi tập trung lực chú ý cao độ thời gian dài, đột nhiên thần kinh được buông lỏng xuống, cô ấy cong lưng ngồi bên cạnh sofa, tôi cũng theo cô ấy ngồi xuống nghỉ ngơi.

Lão họa sĩ cũng bày ra vẻ thả lỏng kiểu cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm của mình. Ông ấy ngồi trở lại trên ghế trước giá vẽ, thở phào một hơi.

“Hai cháu cực khổ rồi, có muốn xem thử bản thảo không?”

Ông ấy nói với chúng tôi.

“A, chúng cháu có thể xem không ạ?”

Lúc này tôi và Tưởng Mộc Thanh mới nhớ tới chuyện muốn nhìn xem bản thân được vẽ thành thế nào. Thế nhưng không phải bình thường, những danh họa không thích bày tác phẩm chưa hoàn thành của mình ra cho người khác thấy sao? Bọn họ nói gì mà tác phẩm còn chưa được hoàn thành, nếu xem nó là không tôn trọng bản thân họa sĩ và cả người xem nó. Thế nhưng dường như lão họa sĩ này lại không cố kị chuyện ấy.

Nếu đã được mời, tôi và Tưởng Mộc Thanh không do dự tới phía sau lão họa sĩ, cùng ngắm bản phác thảo còn chưa được vẽ xong kia. Tuy các chi tiết nhỏ như ngũ quan… chỉ mới được phác họa đơn giản, nhưng hình ảnh một cặp nam nữ sinh cấp ba đang tựa trên tường nói chuyện vui vẻ lại được bộc lộ rõ.

Nam sinh bày ra vẻ mặt nghiêm túc pha chút xấu hổ, cứng rắn dùng hai tay chắn nữ sinh trên tường, hệt như đang nghiêm túc nói chuyện quan trọng mà người khác khó có thể nói ra khỏi miệng. Còn nữ sinh thì lại dùng trạng thái vui cười hoàn toàn không đặt chuyện đó trong lòng để đáp lại thái độ nghiêm túc của nam sinh. Thân thể nhỏ nhắn co lại trong không gian nhỏ do hai tay nam sinh kết hợp với mặt tường tạo ra. Bởi vì quá buồn cười, thân thể cô ấy còn hơi run lên.

Không nên vẽ Tưởng Mộc Thanh thành đáng yêu như vậy có được không? Dáng vẻ cô ấy lúc mới rồi vốn không hề đáng yêu như vậy. Tôi nghi ngờ, chuyển mắt nhìn về phía Tưởng Mộc Thanh đang đứng phía sau lưng ông lão. Thiếu nữ đang chăm chú nhìn bức tranh kia, lộ ra vẻ giật mình.

“Ông ơi, ông vẽ quá đẹp! Lúc nào mới có thể hoàn thành bức tranh này ạ?”

“Hẳn là một tháng. Tiếp theo ông phải vẽ từng nét mới được. Nếu có thể, hi vọng hai cháu còn tới đây làm mẫu cho ông. Chứ nếu chỉ dựa vào mấy tấm hình này, sợ là ông không thể hoàn thành được.”

Lão họa sĩ nói xong lại thổi bay bụi bút chì cùng với bụi tẩy, chớp chớp mắt, bắt đầu tính toán lịch trình sáng tác của mình.

“Lục Phàm, nhất định phải tới!”

Nghe thấy lão họa sĩ nói vậy, Tưởng Mộc Thanh lập tức xoay đầu nhắc nhở tôi.

“Nhưng chúng ta không có thời gian rảnh, sắp tới kỳ thi cuối kỳ rồi.”

“Thi cuối kỳ xong rồi quay lại cũng được. Nghỉ đông sẽ rảnh đúng không?”

“Không phải còn chuẩn bị cho ngày tết sao?”

“Nói chung là Lục Phàm có thời gian!”

Tưởng Mộc Thanh thấy tôi đùn đẩy, mặt nhanh chóng đỏ lên, ánh mắt nhìn chằm chặp tôi, bắt đầu hạ mệnh lệnh cứng rắn chứ không có ý đề xuất yêu cầu.

Em đừng như vậy có được không? Người ta vẽ xong cũng chưa chắc đã cho em, em tích cực như vậy làm gì? Thế nhưng đúng là để ông lão ở nhà một mình có hơi cô độc thật, đợi khi học xong tranh thủ tới đây, chí ít cũng có thể trò chuyện tâm sự với ông lão. Nói không chừng ông ấy vui vẻ sẽ truyền cho chúng tôi một vài kỹ xảo vẽ tranh, như vậy chúng tôi cũng kiếm được lợi lớn.

“Được rồi.”

Tôi không ngừng tìm lý do gượng gạo để qua loa bản thân, đồng ý với yêu cầu của Tưởng Mộc Thanh.

“Vậy ông đây cảm ơn hai cháu trước nhé! À đúng rồi, hai cháu tên gì? Ngồi chung thời gian dài như vậy rồi mà ông còn chưa hỏi tên hai cháu.”

Ông lão híp mắt nhìn tôi và Tưởng Mộc Thanh.

Tưởng Mộc Thanh há miệng muốn trả lời, nhưng lại bị tôi đưa tay ngăn cản. Chúng tôi còn chưa quen thuộc tới mức biết tên họ của nhau thì phải. Tôi cười áy náy với ông lão, mà ông lão cũng tỏ vẻ đã hiểu ý tôi.

“Đám nhóc hiện tại đúng là tinh quái, đều do người lớn dạy… Khụ khụ. Không nói cũng được. Ông đưa phương thức liên lạc cho hai cháu, sau này nếu có rảnh thì tới chỗ ông. Trước khi tới hai đứa nhớ gọi điện thoại, ông sẽ chuẩn bị món ngon trước chờ hai đứa tới.”

Lão họa sĩ tức giận ho khan một tiếng, sau đó viết lại địa chỉ kèm theo số điện thoại nhà riêng cho chúng tôi, nhưng ông ấy cũng không lưu lại tên tuổi.

Chúng tôi đã được tính là anh em kết nghĩa rồi sao? Hai bên không coi đối phương như bạn bè mà có quan hệ trưởng bối với tiểu bối, có phần giống với tới viện dưỡng lão thăm các ông các bà…

“Hai cháu không sống trong viện tranh này đúng không? Ông thường xuyên đi tản bộ trong sân nhưng chưa từng thấy hai cháu bao giờ.”

Lão họa sĩ nhét tờ giấy vào trong tay chúng tôi, sau đó đứng dậy cất bàn vào một góc tường, tiếp đó lại dựng đứng giá vẽ tựa bên tường.

“Đúng là không phải ạ, chúng cháu chỉ tới thăm bạn thôi.”

Tôi và Tưởng Mộc Thanh trả lời.

“Bạn?”

“Ông có biết Giản Ngọc không ạ? Cô ấy sống ở sát vách nhà ông.”

“A, biết chứ, trong viện tranh này gần như không ai không nhận ra cô bé nhà họ Giản kia. Còn trẻ đã nổi tiếng, còn nổi tiếng nhiều năm rồi, hiện tại đột nhiên lại hơi im hơi lặng tiếng.”

Lão họa sĩ nghe thấy tôi nhắc tới Giản Ngọc, ánh mắt tỏa sáng nói với chúng tôi.

Đúng là niềm vui ngoài ý muốn. Với tư cách là hàng xóm đối diện nhà Giản Ngọc, hẳn ông lão này có biết một số chuyện về Giản Ngọc nhỉ? Nói thật, hiểu biết của tôi về Giản Ngọc chỉ giới hạn trong lần đi xem phim chung với Quách Thông trước đó, còn lại cũng chỉ là vài lần nhắn tin nói chuyện với nhau khi chơi game.

Giản Ngọc hệt như sản phẩm của trí năng nhân tạo. Cô ấy hoạt động rất sôi nổi trong thế giới giả tưởng trên mạng, nhưng trong hiện thực cô ấy lại như người máy chưa hoàn chỉnh, vẻ mặt và hành động đều cứng đờ.

Tới cùng, Giản Ngọc chân thật là như thế nào? Hi vọng lão họa sĩ có thể cung cấp một vài tin tức hữu dụng cho chúng tôi.

“Ông có thể nói cụ thể hơn một chút cho chúng cháu biết không ạ?”

Chúng tôi vốn định mau chóng rời đi, nhưng vừa nghe thấy ông ấy nói ông ấy biết chuyện về Giản Ngọc, chúng tôi lại ngồi trở lại sofa.

“Cụ thể thì ông cũng không rõ lắm, nhưng cô bé này vẽ tranh rất đẹp, tuổi còn nhỏ nhưng công lực đã đủ để thay thế rất nhiều tác giả nổi tiếng trong nước.”

“Dường như cô ấy là thiên tài?”

Nhắc tới thiên tài, tôi không khỏi thở dài một hơi.

“Cũng có thể nói vậy. Hẳn là do cô bé sinh ra trong thế gia hội họa nên từ nhỏ đã bị phụ huynh dẫn dắt học vẽ tranh. Cô bé thông minh, tuổi còn trẻ đã có thể vẽ ra tác phẩm như người lớn, được giới tranh họa đẩy lên cao. Mấy năm trước con bé còn từng được lên trang bìa báo chí, hai cháu không biết à?”

Câu hỏi của ông lão trong giới hội họa khiến chúng tôi triệt để nghẹn lời. Thật xin lỗi, chúng cháu là học sinh khối khoa học tự nhiên, trong kỳ thi đại học vốn không thi chính trị cho nên chúng cháu còn chẳng cần tìm hiểu thời sự chính trị. Cho nên chúng cháu cũng chẳng mấy quan tâm tới những chuyện khác.

Thế nhưng vào thời mà ông lão nhắc tới chúng tôi còn đang nhỏ xíu, nào có hứng thú đi xem tin tức, đi chơi cả ngày còn thấy chưa chơi đủ đây.

Tuy ngày thường mẹ tôi có thể nhắc tới chuyện con của nhà nào là thiên tài dương cầm, con của nhà nào là thiên tài hội họa, con của nhà nào là thiên tài toán học… Thế nhưng bình thường chúng tôi chỉ nghe vào tai trái rồi thoát ra tai phải.

“Nhà cô ấy vẫn luôn nhốt cô ấy trong  phòng vẽ tranh, rất cực khổ. Thế nhưng cô bé này cũng có thể lấy vẽ tranh làm niềm vui, cũng không cảm thấy có gì không vui, mỗi tháng đều có mấy tác phẩm diện thế, được bán tới giá rất cao.”

Lão họa sĩ vừa nhớ lại vừa kể, trên mặt cũng không cảm thấy giật mình vì thần đồng xuất hiện mà hiện lên vẻ tiếc hận kèm theo đồng tình.

“Nghĩ lại khi tôi còn bé, vào tuổi như con bé tôi còn đang cởi trần xuống hồ bắt tôm bắt cá. Mà con bé thì đã bắt đầu cầm bút vẽ tranh.”

Lão họa sĩ nói như đang tự giễu, sau đó ngón tay thuận thế mà chỉ tới bức tranh vẽ tôm trên tường.

“Cô ấy vẽ đẹp lắm sao ạ? Lấy ánh mắt của ông, ông thấy tranh cô ấy vẽ thế nào?”

“Nếu xét trên mặt kỹ thuật có thể tính là đạt tiêu chuẩn, nhưng lại thiếu mất một phần linh tính.”

Lão họa sĩ nghiêm túc nói ra kiến giải phù phiếm với chúng tôi.

Cái gì gọi là linh tính? Cũng chính là tác phẩm vẽ ra được có thể lan truyền bầu không khí khiến người thưởng thức phải cảm động lây. Nhưng phải làm thế nào mới có thể có được phần linh tính này đây? Dường như mỗi tác giả khác nhau sẽ có cảm thụ khác nhau.

“Vì thiếu linh tính, ông dám đảm bảo cô bạn của cháu không thể vẽ ra con tôm như ông.”

Lão họa sĩ đắc ý chỉ bức tranh chúng tôm nghịch nước trên tường. Những tia sáng và sóng nước trên vỏ tôm có vẻ rất vừa vặn, tựa như thật, giống như đám tôm đang nghịch trong nước vậy. Người chưa từng thấy cảnh ấy hiển nhiên không thể vẽ nó ra được.

Tôi luôn cảm thấy câu chuyện kế tiếp sẽ được triển khai như 《 Thương Trọng Vĩnh 》.[note35514]

Áng văn này đã được vinh quang trở thành tư liệu dạy học trong sách giáo khoa “ngữ văn” của nước ta, nhằm thức tỉnh mọi người.

Lão họa sĩ nói tới đây xong lại không khỏi thở dài một hơi.

“Sau đó, cô bé vẫn luôn tự nhốt mình trong nhà vẽ tranh. Phong cách vốn khiến người ta kinh diễm lại dần rơi vào khuôn sáo cũ, giá trị của tác phẩm cũng giảm xuống giá trị vốn có, thậm chí là càng thấp hơn. Có lẽ là do giá trị của lăng xê, cũng vì tuổi còn nhỏ đã có thể vẽ ra bức tranh như người trưởng thành vẽ, cho nên dù là tác phẩm vốn trì trệ không tiến cũng có không gian để lăng xê.”

Lão họa sĩ cảm thấy không đáng vì Giản Ngọc mới nhỏ đã bị xã hội biến thành công cụ lao động. Có lẽ vị thiên tài hội họa này sẽ bị xã hội lăng xê tới lòng hư vinh tăng vọt, tới mức không ăn khói lửa nhân gian, sau cùng quy về mức bình thường.

Sự thực chính là như vậy.

Chuyện chúng tôi không biết Giản Ngọc từng nổi tiếng là một ví dụ. Hoa quỳnh nở ban đêm vốn là tác phẩm vô giá, nhưng chỉ vì tiêu khiển chế nhạo, cuối cùng chúng đều trở thành loại hoa không được thế nhân nhớ kỹ.

Thay vì nói là Giản Ngọc bị xã hội phong bế thì càng nên nói là cô ấy bị bức tranh phong bế.

Thiếu nữ không bước chân ra khỏi nhà, nếu có thể ngắm nhìn thế giới tràn ngập tươi đẹp và đau khổ, còn cả khói mù nữa, nói không hừng cô ấy có thể tìm lại linh cảm của mình.

Tôi và Tưởng Mộc Thanh không khỏi nối bước lão họa sĩ, cùng thổn thức cho sự tiếc nuối này.

Ghi chú

[Lên trên]
《 Thương Trọng Vĩnh 》 là một áng văn xuôi được nhà chính trị gia, văn học gia thời Bắc Tống Vương An Thạch sáng tác. Truyện kể về một thần đồng người Kim Khê Giang Tây tên “Phương Trọng Vĩnh”, vì bị cha mình coi thành công cụ kiếm tiền, không được cha cho đi học tiếp mà cuối cùng luân lạc trở thành một người bình thường. Văn chương lấy Trọng Vĩnh làm thông lệ, khuyên răn mọi người không nên chỉ dựa vào thiên tư đơn thuần mà từ bỏ việc học tập kiến thức mới, nhất định phải chú trọng việc giáo dục và học tập ngày sau, nhất mạnh tầm quan trọng của giáo dục và học tập với việc thành tài.
《 Thương Trọng Vĩnh 》 là một áng văn xuôi được nhà chính trị gia, văn học gia thời Bắc Tống Vương An Thạch sáng tác. Truyện kể về một thần đồng người Kim Khê Giang Tây tên “Phương Trọng Vĩnh”, vì bị cha mình coi thành công cụ kiếm tiền, không được cha cho đi học tiếp mà cuối cùng luân lạc trở thành một người bình thường. Văn chương lấy Trọng Vĩnh làm thông lệ, khuyên răn mọi người không nên chỉ dựa vào thiên tư đơn thuần mà từ bỏ việc học tập kiến thức mới, nhất định phải chú trọng việc giáo dục và học tập ngày sau, nhất mạnh tầm quan trọng của giáo dục và học tập với việc thành tài.
[Lên trên]
《 Thương Trọng Vĩnh 》 là một áng văn xuôi được nhà chính trị gia, văn học gia thời Bắc Tống Vương An Thạch sáng tác. Truyện kể về một thần đồng người Kim Khê Giang Tây tên “Phương Trọng Vĩnh”, vì bị cha mình coi thành công cụ kiếm tiền, không được cha cho đi học tiếp mà cuối cùng luân lạc trở thành một người bình thường. Văn chương lấy Trọng Vĩnh làm thông lệ, khuyên răn mọi người không nên chỉ dựa vào thiên tư đơn thuần mà từ bỏ việc học tập kiến thức mới, nhất định phải chú trọng việc giáo dục và học tập ngày sau, nhất mạnh tầm quan trọng của giáo dục và học tập với việc thành tài.
《 Thương Trọng Vĩnh 》 là một áng văn xuôi được nhà chính trị gia, văn học gia thời Bắc Tống Vương An Thạch sáng tác. Truyện kể về một thần đồng người Kim Khê Giang Tây tên “Phương Trọng Vĩnh”, vì bị cha mình coi thành công cụ kiếm tiền, không được cha cho đi học tiếp mà cuối cùng luân lạc trở thành một người bình thường. Văn chương lấy Trọng Vĩnh làm thông lệ, khuyên răn mọi người không nên chỉ dựa vào thiên tư đơn thuần mà từ bỏ việc học tập kiến thức mới, nhất định phải chú trọng việc giáo dục và học tập ngày sau, nhất mạnh tầm quan trọng của giáo dục và học tập với việc thành tài.
Bình luận (11)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

11 Bình luận

mấy girl trong bộ này tội nhể
Xem thêm
Dường như ngoài an nhiên ra thì girl nào cũng khổ nhể
Xem thêm
Mlem mlem mlem
Xem thêm