Đã được mười năm kể từ khi tôi kế thừa cửa hàng này từ người ông quá cố của mình.
Tôi sẽ không nói quá rằng nơi này là bông hoa của cả thành phố đâu, nhưng ít nhất thì, nó tọa lạc bên trong khu thương mại của thành phố hiện đại nhất.
Từ nhà hàng, mất không tới ba phút đi bộ là bạn có thể đến được khu thương mại.
Một điều đáng lưu ý về khu thương mại này là có hàng dãy các nhà hàng tại đó. Mỗi ngày, vào giờ ăn trưa, tất cả những người làm công ăn lương và các quý cô làm việc văn phòng muốn ăn trưa chạy tới toà nhà gần lối vào nhất của khu thương mại này. Một toà nhà với ba tầng, một tầng trên mặt đất và một tầng bên dưới. Tầng hầm là cửa hàng với một tấm biển bắt mắt in hình một con mèo có cánh. Đó là vị trí nhà hàng của tôi.
Tên nhà hàng mà tôi sở hữu là “Nhà hàng ẩm thực phương Tây Nekoya”. Nó có một cánh cửa khác thường làm từ gỗ sồi đen với một tay nắm cửa làm từ đồng thau cổ kính. Cánh cửa in hình một con mèo đang vẫy chào với một chân trước giơ cao lên trông như một biển hiệu.
Ông nội tôi, người khi mà bị bắt chọn giữa mèo và chó thì sẽ chắc chắn chọn mèo, mở cửa hàng này vào năm mươi năm về trước, và tôi, người nếu như bị bắt chọn thì sẽ chọn chó, kế thừa cửa hàng này từ ông. Trong khu thương mại này, nơi đây có thể được xem như một nơi có tuổi.
Cho dù nói vậy, thực đơn theo kiểu Tây của chúng tôi vẫn có rất nhiều lựa chọn khác nhau. Số lượng món ăn trên thực đơn đã được tăng dần lên kể từ thời của ông nội cho tới tận bây giờ cho nên có rất nhiều món ăn hoàn toàn không phải là đồ ăn kiểu Tây.
Trong quá khứ, lúc mà tôi vừa tốt nghiệp cao học và bắt đầu phụ giúp tại nhà hàng, tôi hỏi ông vì sao nó lại thành ra như thế này. Ông không được sinh ra ở Nhật Bản, thay vào đó ông được sinh ra ở một đất nước khác (mainland). Khi chiến tranh vừa mới kết thúc, ông của tôi, người không có bất cứ họ hàng thân thích nào, tới Nhật Bản mà không có bất cứ thứ gì khác ngoại trừ bộ đồ trên người. Tôi không biết nó có phải là sự thật hay không nhưng ông là một người không có vấn vương gì với quá khứ. Bởi thế, người ông của tôi, bằng một cách nào đó ngày càng trở nên “Nhật bản hơn” nhấn mạnh điều này với tôi.
“Ẩm thực phương Tây nghĩa là những món ăn đến từ bên kia bờ biển phải không? Nói cách khác, nếu như nó chưa từng là đồ ăn xuất xứ từ Nhật bản, thì con cũng có thể gọi nó là ẩm thực phương Tây mà. Với lại, con biết đó. Nhà hàng tự gọi chính họ là loại nhà hàng gì không hề quan trọng. Chỉ cần thức ăn của họ ngon là được.”
Ngoài ra, món ăn đặc biệt của ngày hôm đó là thịt thăn hầm kiểu Nhật. Ông nội để một ít thịt hầm mà chúng tôi làm trước để dành cho ngày hôm đó, rồi múc những miếng thịt mỡ béo ngậy vào chén cơm khi nói vậy. Bởi vì tôi nhớ rằng lúc đó tôi đã nghĩ rằng “Ra là thế” và bị thuyết phục mà không hề suy nghĩ nhiều.
…Bởi vậy, chúng tôi thường thêm những món ăn không hẳn là theo phong cách phương Tây vào thực đơn cho vui. Đương nhiên sở trường của ông và tôi vẫn là những món ăn Tây mà.
Hơn nữa, chúng tôi cũng khá có tiếng tăm đó nha. Hương vị các món ăn mà ông nội chuẩn bị, đương nhiên, được nấu hướng tới khẩu vị của những người mà bụng đang cồn cào vì cơn đói, những thanh thiếu niên với cơm, bánh mì hay súp không giới hạn. Hơn nữa, món đắt tiền nhất trên thực đơn chỉ có giá 1000 yên mà thôi, đơn giản bởi vì cách tôi và ông làm việc. Điều đáng mừng, đó là vào những ngày cuối tuần, khi mà nơi đây trở thành chiến trường với những người làm công ăn lương vào những ngày thường, những công chức trở về sau khi làm việc và cả những học sinh khốn khó mò tới vì phần cơm và bánh mì không giới hạn đó, nhưng nhờ đó tôi mới có thể dư dả tiền ngay cả khi đã lo hết mọi khoản phí.
Đây từng là nhà hàng của ông nội tôi, giờ tôi là người sở hữu nó. Nhà hàng ẩm thực Phương Tây. Giờ làm việc là từ 11 giờ sáng tới 3 giờ chiều cho giờ ăn và 5 giờ chiều tới 9 giờ tối là giờ ăn tối. Chúng tôi đóng cửa vào hai ngày cuối tuần do thiếu nguồn thu từ các nhân viên văn phòng tại phố thương mại. Có mười bàn, và đặc biệt là mỗi khi đông người thì thực khách sẽ phải chia bàn cùng với những người đang ăn. Thì, tôi nghĩ đó là tất cả. Nếu như cần phải nói thì, đây là một cửa hàng hoàn toàn bình thường mà bạn có thể thấy ở mọi nơi.
…A, nhưng có một thứ. Nhà hàng này có một thứ mà những nơi khác không có.
Mỗi tuần một lần, mỗi thứ bảy. Nhà hàng ẩm thực phương Tây Nekoya có một ngày lễ đặc biệt. Hử? Chẳng phải là cửa hàng phải đóng cửa vào thứ bảy mà phải không? Phải đó. Vậy nên nó mới là ngày lễ đặc biệt. Chúng tôi không có một khách hàng nào tới từ “bên này” cả cho nên nói một cách khách quan thì cửa hàng vẫn đóng cửa. Dù có nói vậy, ngay cả tôi cũng không biết tường tận sự việc luôn á. Khoảng ba mươi năm về trước, khi mà tôi còn đang học tiểu học, ông nội bắt đầu ngày lễ đặc biệt này. Chắc ông biết nhiều hơn tôi, ông tôi đấy. Nhưng trước khi kịp nói chi tiết hơn cho tôi thì ông lại cứ thế mà qua đời.
Khá lâu về trước, ông có nói rằng: “Khi rời khỏi cõi đời này, ta sẽ giao cửa hàng này lại cho con. Vậy nên, ngay cả khi ta đã mất, ta vẫn muốn con tiếp tục duy trì ngày lễ đặc biệt này,” và giao cho tôi công việc này. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn tiếp tục ngày lễ đặc biệt này, và tôi không có quá tò mò về những thực khách sẽ đến vào mỗi thứ bảy, hay nơi ở bên kia cánh cửa là nơi nào. Đây không phải là một lời răn dạy của ông, nhưng nghĩa vụ của một nhà hàng là phải phục vụ những món ăn ngon. Mỗi khi một khách hàng đi vào, tôi phục vụ thức ăn với chất lượng tốt nhất cho người đó. Khách hàng đó nghĩ rằng món ăn đó thật là tuyệt vời rồi trả tiền trong khi ra về một cách vui vẻ. Chỉ nhiêu đó là đủ. Cho dù khách hàng đó tới từ ‘Bên này’ hay ‘Bên kia’ đều không hề quan trọng.
Bởi thế, nhà hàng ẩm thực phương Tây Nekoya còn có một cái tên khác gắn liền với nó.
“Phòng ăn dị giới.”
Đó là một cái tên khác mà ‘Những người từ phía bên kia’ gọi nơi này.
0 Bình luận