Tôi muốn trở thành nước m...
Shiki Taiga Yanagi Sue
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Vol.1

Chapter 1

3 Bình luận - Độ dài: 7,879 từ - Cập nhật:

ce4cec0d-798d-48ee-af44-07dc24817208.jpg

“Mẹ của cháu, bị Bệnh Clorua hóa.” [note48714]

Người bác sĩ ngồi trên chiếc ghế tròn nói vậy. Anh ta trông ở khoảng độ tuổi cuối ba mươi, nhưng cũng có nét như đầu hai mươi. Ánh mắt của anh ta trông rất trẻ nên rất khó đoán tuổi. Đằng sau cặp kính gọng đen vuông vức đó là đôi mắt to tròn cùng lông mày rậm nhướng lên đầy khó hiểu.

“Một căn bệnh khiến cơ thể dần bị thay thế thành Natri Clorua, bắt đầu từ các phần ngọn của cơ thể.”

Không hiểu ý anh ta muốn nói gì, tôi ngước nhìn cô y tá đứng đằng sau bác sĩ. Cô cúi xuống, đưa mắt lên ngang tầm mắt với tôi, và tôi nói: “Cháu xin lỗi, nhưng cháu không hiểu bác sĩ đang nói gì cả.”

“Từ từ từng chút một, từ đầu ngón tay tới ngón chân, cơ thể cháu sẽ hóa thành muối và tan vỡ.”

Cô y tá xinh đẹp với khuôn mặt trang điểm mỏng ra hiệu. Bàn tay phải, giống như một con dao, cô ấy cắt bàn tay trái của mình từng chút một, bắt đầu từ ngón tay. Và rồi cuối cùng dừng lại ở trái tim.

Tôi cứ nhìn chằm chằm vào bàn tay cô ấy, chết lặng. Sau khi suy nghĩ của tôi bắt kịp được sự tình, tôi hỏi.

“Mẹ cháu…sẽ chết sao?”

Bác sĩ để lộ vẻ bối rối. Anh ta chề môi dưới xuống, giông giống một con cá.

Im lặng như vậy là xác nhận. Không thể chấp nhận được sự thật, tôi hỏi.

“Toàn bộ cơ thể hóa thành muối ư? Sao chuyện đó lại có thể xảy ra chứ..?”

Vị bác sĩ, với vẻ mặt bối rối, dùng ngón giữa của bàn tay để xoa xoa môi dưới, chà thật mạnh,

“Cơ thể con người bao gồm chủ yếu là hydro, oxy, carbon, nitơ, phốt pho và lưu huỳnh. Xem nào, có một học thuyết tại sao nguyên tử, không, tại sao lại phải là natri clorua──” [note48725]

Cô y tá xen ngang.

“Không ai biết được cả. Đây là một căn bệnh hiếm gặp, trên thế giới này chỉ có một số ít gặp phải trường hợp như vậy thôi. Có rất nhiều bệnh nhân trên thế giới này với loại bệnh không rõ nguyên do như vậy.”

“Vậy là mọi người không thể chữa cho mẹ cháu được sao…?”

Sự im lặng bao trùm. Bác sĩ còn không hề chớp mắt. Như một con cá giả vờ ngủ.

Tôi quay trở về phòng bệnh của mẹ tôi ở tầng một.

Mẹ nhìn ra cửa sổ hướng Tây. Cánh cửa sổ tựa như một cái khung, ở giữa là một cây dương đào đang nở hoa. Gió khẽ thổi qua khung cửa sổ, những bông hoa trắng bỗng lay động. Ánh nắng ấm áp lúc ba giờ chiều đang nhuốm nhẹ mái tóc bạc màu của mẹ.

Mẹ nhận ra tôi và quay lại. Trông mẹ như một cô gái nhỏ sắp bị ai đó mắng. Tôi ngồi xuống chiếc ghế tròn cạnh giường của mẹ, nắm chặt tay vào đầu gối,

“Tại sao mẹ không nói với con sớm hơn?”

Giọng tôi nghe có vẻ tức giận. Thực sự tôi đang rất tức giận. Mọi thứ diễn ra quá đột ngột và khó hiểu, thậm chí chính tôi còn không biết mình đang cảm thấy gì nữa.

“…Mẹ xin lỗi.”

Điều duy nhất mẹ nói được là câu xin lỗi.

Tôi biết mẹ muốn tránh làm tổn thương tôi càng nhiều càng tốt. Mẹ tôi rất nhạy cảm và dịu dàng. Mẹ thà cho tôi ăn đồ ngon chứ không muốn dành riêng tự mình ăn. Thà làm bản thân biến mất chứ không muốn làm tổn thương ai khác…mẹ là kiểu người như vậy đấy. Mẹ tốt bụng tới mức tàn nhẫn.

“Tay mẹ, cho con xem đi.”

Mẹ xắn chiếc tay áo bệnh nhân lên. Tôi thở gấp.

Từ phần giữa tới cuối cẳng tay của mẹ đã biến mất. Mặt cắt được bao phủ bởi một thứ trông giống như tinh thể. Tay tôi cảm nhận được cảm giác thô ráp khi chạm vào giường. Nhìn kĩ lại, tôi thấy trên đầu ngón tay mình dính những hạt trắng.

Tinh thể muối…

Cuối cùng tôi chợt nhận ra mẹ rồi sẽ trở thành muối. Mẹ sẽ biến thành muối và rồi mất đi. Mẹ sẽ mất đi rồi trở thành một thứ thô ráp trên chiếc giường này. Ngọn gió lay động những bông hoa sơn thù du sẽ mang mẹ đi đâu đó…

Tôi òa khóc. Tôi ôm bụng mẹ, vừa khóc vừa nói, “Con xin lỗi mẹ nhiều lắm.”

“Đau…phải không mẹ, đau lắm phải không…”

Qua những âm thanh nghèn nghẹn phát ra từ bụng mẹ, tôi biết mẹ cũng đang khóc. Một giọt nước mắt lành lạnh rơi xuống gáy tôi.

“Mẹ không đau…mẹ không đau đâu con…”

Nói đoạn, mẹ vặn người tới mấy lần. Những chuyển động đáng buồn.

Mẹ cố gắng ôm lại tôi, nhưng không tể với tới──

-

Tôi học trường tiểu học công lập Sakuranoshita ở thành phố Koriyama, tỉnh Fukushima.

Những cây anh đào được trồng xung quanh khuôn viên trường, và cứ đến mùa xuân, chúng lại nở rực rỡ tới nỗi người dân xung quanh cũng kéo đến để ngắm hoa.

Tan học, tôi đi dạo một mình trong sân trường yên tĩnh sau khi mọi người đều đã về hết. Tôi lượn một vòng quanh sân trường, những bông hoa anh đào cháy rực cả một góc trời xanh. Cả màu sắc của những bông hoa lẫn tiếng gọi của những chú chim chích chòe đều không lọt vào tâm trí tôi. Chỉ có sự khác biệt mờ nhạt giữa những tia sáng và bóng râm của mặt trời và bóng cây, và sự khác biệt nhỏ trong mùi, được ám chỉ như những ký ức xa xăm.

Tôi không biết bản thân mình đã đi lanh quanh được bao nhiêu vòng. Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng nhạc.

Giai điệu của dương cầm──

Có lẽ buổi biểu diễn vừa mới bắt đầu, hoặc có lẽ tôi cuối cùng cũng nhận thức được một điều gì đó đã diễn ra cả một quãng thời gian rồi. Trên nền trời xanh, những bức tường của ngôi nhà sáng trắng. Tôi nhìn lên cửa sổ phòng nhạc tầng ba. Những cánh hoa anh đào rung rinh trong gió.

Tôi nghĩ đó là một màn trình diễn âm nhạc rất hay. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy âm nhạc thật đẹp. Như thể đống bùn làm tắc nghẽn mắt lẫn tai tôi đã ngay tức khắc biến mất, và thế giới trở nên thật sáng sủa và sống động.

Tiếng xào xạc của những bông hoa anh đào đang cháy, cảm giác bâng khuâng của âm thanh bị bầu trời xanh cuốn hút lấy, tốc độ của những cánh hoa rơi…., một điều gì đó ẩn giấu những thứ này đã bị kéo ra, rung nhẹ theo giai điệu của tiếng đàn dương cầm.

Tôi ngây người đứng đó, như thể bị tê liệt.

Và rồi, tôi đi tới phòng âm nhạc. Tôi vòng qua lối vào, xỏ giày và leo lên cầu thang được mặt trời sưởi ấm. Thật kỳ lạ, không có một bóng người nào trong tầm mắt. Như thể vùng biển sôi động bỗng chốc trở nên trống rỗng.

Tôi băng qua hành lang lờ mờ sáng, đứng trước phòng âm nhạc. Cửa sổ nhỏ của chiếc cửa trượt được che phủ bởi một tấm rèm đen tuyền.

Đặt tay lên cánh cửa – tôi lưỡng lự. Tôi là vị khách không mời mà đến. Nhưng tôi thực sự muốn biết ai đang chơi đàn. Tôi nhẹ nhàng mở cửa, tránh không gây ra tiếng động.

Cây đại dương cầm ở phía sau bên trái, và người chơi đàn thì ở trong bóng tối, khuất tầm nhìn. Thứ duy nhất tôi nhìn thấy là một cái chân gầy guộc đạp lên bàn đạp. Tôi bước về phía cây đàn dương cầm. Bài nhạc vừa lên đến đoạn cao trào, và tôi cảm thấy hơi bất an.

Khi giai điệu chậm lại, tôi đã thấy người chơi đàn.

Ngay lập tức, tôi choáng váng.

Một cô gái thật xinh đẹp.

Hàng mi dài của cô ấy mơ màng rung rinh, cô đang đắm chìm trong màn trình diễn của mình. Một làn gió thoảng hương hoa anh đào khẽ lay động đến mái tóc đen dài bóng mượt của cô. Ánh sáng nhàn nhạt xuyên qua cửa sổ chiếu vào làn da trắng nõn, chỉ có đôi môi đỏ anh đào là lấp lánh những viên ngọc trai nhỏ. Thân hình mảnh mai cùng chiếc váy màu xanh da trời rực rỡ──làm tôi như có cảm giác bị một mảnh trời xuân bất chợt rơi trúng mình.

──Buổi trình diễn kết thúc, gió đã tắt.

Mặt trời vẫn tỏa nắng. Tiếng chim chích chòe lại vang lên.

Cô gái mở mắt và nhìn tôi. Đôi mắt cô ấy to, hình quả hạnh và sáng rực──tựa như hai ngọn lửa bừng sáng lên, tựa như hai bông hoa đang nở rộ.

Thời gian như thể đã ngừng lại. Cả hai đã nhìn nhau bao lâu rồi?

“Rất hay.”

Tôi tự thân nói trước. Những từ đó là tất cả những gì tôi lôi ra được để nói.

“…Cảm ơn.”

Cô gái trông có vẻ hơi khó hiểu, rồi mỉm cười. Tôi cũng cười đáp lại. Cô hơi nghiêng người về phía trước ra khỏi ghế và nói.

“Tớ đã theo dõi cậu đấy. Cứ nghĩ trong này có tên kì quặc cơ.”

“Kỳ quặc?”

“Cậu vừa mới đi vòng quanh sân trường còn gì?”

Tôi khúc khích. Má tôi hơi nóng, tôi cố gắng giấu đi.

“Tớ thua rồi.”

“Trông cậu khá mất phương hướng đấy.”

Cô gái khúc khích và cười phá lên. Khi cô ấy cười, đôi mắt to của cô ấy nheo lại, mống mắt nổi lên chảy lệ những giọt nước mắt tròn trịa của cô rất đáng yêu. Cô đột nhiên tỏ ra hứng thú và nghiêng người về phía trước để hỏi.

“Nè, cậu thực sự đang làm gì thế? Đang thu thập cái gì đó để bỏ túi hử?”

Bị cặp mắt đầu tò mò nhìn vào chằm chằm, tôi bỏ cuộc và nói.

“Tớ sẽ nói trước là tớ có lý do sâu xa hơn nên mới làm thế. Vậy nên xin đừng cười.”

“Tớ không cười, không cười đâu.”

Với nụ cười hơi tinh nghịch trên môi, cô gái đưa hai tay ra như thể đang múc nước. Tôi thở dài bước lại gần. Sau đó, thả từ trong túi của tôi vào lòng bàn tay của cô ấy.

Những cánh hoa anh đào rung rinh nhảy múa trong bàn tay trắng như tuyết của cô.

Cô gái nhìn lại vào tôi với vẻ tò mò.

-

Để giải thích những lý do sâu xa hơn cho việc làm này, chúng ta phải quay ngược thời gian trở lại khi tôi ba tuổi.

Khoảnh khắc đó, những nhạy cảm yếu ớt và non dại của tôi đã bị xoắn lại, méo mó, không bao giờ có thể quay trở về như thường được nữa. Giống như một mảnh thủy tinh được nung nóng nguội đi và cứng lại thành một hình dạng kỳ dị khác.

Người châm ngòi là cha của tôi──Ryunosuke Saegusa.

Cha của tôi là một tiểu thuyết gia. Ông được đánh giá cao nhờ phong cách viết độc đáo cùng những mạch truyện kỳ lạ được tạo ra nhờ sự nhạy cảm của bản thân. Ông ấy là một người bạo dạn, dám sử dụng hẳn tên thật của mình làm bút danh dù nó giống với tên của một tiền bối vĩ đại, Ryunosuke Akutagawa. Việc đặt tên cho con trai mình là Yakumo đã phần nào thể hiện được tính cách kiêu ngạo và bất cần của ông. [note48706]

Vào một ngày nọ, lúc chạng vạng tối, hai chúng tôi đang đi dạo dọc sông Abukuma.

“Sao mà cha lại bị mất một bên mắt thế?”

Lúc ba tuổi tôi đã hỏi vậy. Cha tôi vuốt râu mình và nói với nụ cười đầy mê hoặc, “Ufufu…”

“Vì nó cản đường, nên cha móc nó ra luôn. Phập một cái là xong rồi.”

“…Thế mắt của cha đâu?”

“Bố ăn mất rồi.”

Tôi dừng lại, kinh hoàng và hét lên.

“Cha nói dối!”

Sau đó, cha tôi quay lại, bước đến lại gần tôi, cúi ngang tầm mắt, và nói.

“Là thật đó, tên nhóc này.”

Rồi ông tháo miếng bịt mắt đen trên mắt phải của mình ra.

Một khoảng trống nhỏ be bé, tối đen như mực mở toang hoác.

Hoàng hôn đỏ hỏn như máu hoàn toàn không chiếu sáng được cái lỗ. Tôi cảm thấy tiếng róc rách của cả sông Abukuma lẫn ánh sáng phản chiếu trên mặt sông một khi bị hút vào đó sẽ không thể nào quay trở lại.

Ngay lúc đó, sự nhạy cảm yếu ớt của tôi bị vặn vẹo.

Tôi cảm thấy một cơn đau kỳ lạ. Cảm thấy đau đớn tại cái hố sâu bóng tối nơi nhãn cầu mất đi ấy.

“Sự biến mất” của mắt phải thật “Đau đớn” ──

Không phải là do vết thương làm tôi đau, mà là sự vắng mặt của thứ gì đó đáng lẽ phải ở đó – Nói cách khác, “Khoảng trống” khiến tôi đau đớn. Ví dụ, khi chiếc đuôi của con Godzilla của tôi bị gãy, tôi sẽ khóc, cảm thấy đau đớn vì “Khoảng trống”  do chiếc đuôi đã mất để lại.

──Vài tháng sau, tôi bị ngã cầu thang ở chung cư.

Tôi thu mình một lúc trên chiếu nghỉ giữa tầng hai và tầng một. Rồi cuối cùng tôi cũng đứng dậy, cố gắng vượt qua cơn đau và từ mình leo lên tầng ba, nhìn vào gương trong phòng tắm. Thái dương bên trái của tôi đã bị rạch toang, máu chảy theo dòng. Tôi lau máu đi, tôi đã nhìn thấy xương.

Nhưng tôi vẫn bình tĩnh. Tôi điềm đạm chạm vào vết thương, căn chỉnh vết rách lại. Mình biết mà, tôi nghĩ.

Tôi không thiếu bất kỳ mảnh vỡ nào.

Các vết rạn khớp với nhau một cách hoàn hảo, không tồn tại chút “Khoảng trống” nào.

Đối với tôi, vết rách này không thực sự quá đau đớn.

Tôi dùng vài miếng băng để cầm máu, cảm thấy nhẹ nhõm và bắt đầu xem phim hoạt hình trên TV. Thái dương tôi đau nhói, nhưng nó xa vời như là nỗi đau của một ai đó khác.

Một lát sau, mẹ tôi về nhà và hét lên. Bà ấy nhìn vết thương trên thái dương của tôi và bắt đầu khóc. Tôi hoàn toàn không hiểu sao mẹ tôi lại phải khóc. Chỉ là bà ấy khóc làm tôi buồn, nên tôi cũng khóc theo.

Mẹ tôi thì khóc còn tôi thì hoang mang – yếu tố ấy đã bị đảo ngược khi mẹ tôi mắc bệnh Clorua hóa.

Tôi cảm thấy đau đớn tột cùng trước những chi bị mất trống rỗng của mẹ tôi.

“Đau…phải không mẹ, đau lắm phải không…”

Và mẹ tôi, không thấu hiểu được nỗi đau của tôi, khóc vì bà ấy thấy buồn khi tôi nức nở như vậy.

“Mẹ không đau…mẹ không đau đâu con…”

Bà ấy lặp đi lặp lại, cố gắng ôm tôi vào lòng nhưng không thể…

Tôi không thể nào đối phó được với loại cơn đau bí ẩn đặc biệt này.

Dù gì nó vốn dĩ cũng là nỗi đau của người khác, hay thứ gì đó đáng lẽ không tồn tại. Tôi mang nó trong lòng, không biết phải làm gì với vết thương vô hình vẫn đang đau đáu này. Tôi đã tìm cách băng bó đặc biệt cho vết thương đặc biệt này. Cuối cùng tôi cũng tìm ra cách để xoa dịu đi nỗi đau.

Nhặt một thứ gì đó để lấp đầy vết thương. Bất cứ thứ gì. Một nhánh cây, một tảng đá sạch, hay một mảnh thủy tinh.

Yếu tố quan trọng nhất là cầu nguyện. Mong những thứ tôi nhặt được sẽ lấp đầy được vết thương ấy. Mong nó chữa lành được nỗi đau. Cứ tiếp tục cầu nguyện như vậy.

Tôi cảm thấy vô cùng đau đớn trước tứ chi bị mất của mẹ, và tôi tìm kiếm thứ gì đó để lấp đầy khoảng trống. Trước tiên là đi vòng quanh lớp học. Thước kẻ hình tam giác lớn giáo viên hay sử dụng để kẻ trên tấm bảng đen thì thế nào? Không, không, làm thế sẽ khiến mẹ tôi trông như một con Gundam vậy. Còn phấn thì sao? Còn hộp bút chì ai đó đã bỏ quên lại thì sao? Và rồi, tôi nhìn thấy hoa anh đào nở rộ trong sân trường.

Trên nền trời xuân dịu mát, sắc hoa anh đào rực rỡ đến nao lòng. Khi gió thổi, trông chúng tựa như những tia lửa đang nhảy múa trên không trung. Tôi ngước nhìn những bông hoa anh đào rồi lại đưa mắt nhìn xuống chân mình. Những cánh hoa rơi dưới bóng cây như ngọn lửa hừng hực cháy ngọn núi xa. Khi tôi chạm vào chúng, những cánh hoa mát lạnh. Khi cầm chúng vào lòng bàn tay, hơi nóng như tỏa ra từ bên trong đường nét điểm tĩnh của chúng.

Tôi có cảm giác những cánh hoa anh đào này sẽ lấp đầy khoảng trống cho mẹ tôi. Tôi cảm thấy chúng sẽ hòa vào gió và trở thành những chi mới. Chúng sẽ sưởi ấm những nỗi đau lạnh giá.

Vậy nên tôi đi nhặt từng cánh hoa anh đào. Tôi đi quanh sân trường, từng cánh từng cánh một, từng mảnh từng mảnh một.

Tôi cứ vừa đi vừa nhặt, cầu mong mẹ khỏe lại dù chỉ là một chút.

-

Tôi ngồi bên bàn ngay cạnh cây đàn dương cầm, nhìn chằm chằm vào hai bàn tay đang khoanh lại suốt cả quãng thời gian đó. Là một đứa trẻ ngây thơ, nói về bản thân mình làm tôi cảm thấy xấu hổ.

Tôi nói xong và nhìn lên. Cô gái đã che mặt. Trong một khoảnh khắc, tôi nghĩ mình đã nhìn thấy một thứ gì đó lấp lánh lăn dài trên má cô. Cô ấy khóc ư…?

Nhưng cô gái ngay lập tức xoa mặt đi và nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt cô có hơi đỏ, nhưng tới cuối cùng tôi cũng không thể biết cô có khóc hay không.

“Cậu – kì lạ thật đấy. Thứ đặc biệt kỳ lạ là cậu thấy đau vì khoảng trống đó, nhưng những cảm quan khác của cậu cũng rất kỳ lạ. Không có đứa trẻ bình thường nào lại đi so sánh hoa anh đào với ngọn lửa đâu.”

Khi cô ấy nói từ ‘Kỳ lạ’, người tôi nóng lên. Tôi cũng đã tới cái tuổi biết khác biệt với thường thức xấu hổ tới nhường nào. Thấy tôi như vậy, cô gái vội nói.

“Ah, nhưng tớ hiểu mà. Hoa Đam mê – Nói chung là, mỗi khi tớ muốn thể hiện một thứ gì đó như bông hồng đỏ rực hay là hoa giấy, tớ sẽ chơi đàn phát ra âm thanh như lửa vậy. Vậy nên tớ nghĩ cậu có cảm quan nhạy bén hơn rất nhiều người. Giống như tớ có khả năng cảm âm tuyệt đối ấy.” [note48709]

“Cậu biết cảm âm tuyệt đối hả?” 

Tôi đứng dậy và tiến tới cây đàn Guitar của mình, nó được xếp dựa vào đối diện với cây đàn dương cầm. Tôi chơi nốt La. Tôi chỉ biết chơi mỗi Doremifasolasido thôi.

“Cậu biết âm này chứ?”

Cô gái cười.

“La. Có lẽ là gần với ‘G#’ hơn một chút. Dù cho tớ có cảm âm tuyệt đối nhưng cảm giác về cao độ cũng rất lờ mờ xung quanh âm ‘La’ vì lý do nào đó. Tớ bị ‘La’ kìm chân đó.”

“Waa, đỉnh thật đó!”

“Này, cậu có cảm nghĩ gì sau khi nghe tớ đàn vậy?”

“Cậu chơi đàn giỏi lắm.” 

“Đúng hơn là, những ngôn ngữ bất thường này, khiến cậu cảm thấy như thế nào?”

Tôi suy nghĩ trong một chốc. Tôi cứ nhìn chằm chằm vào đôi mắt của cô gái, đôi mắt như muốn hút tôi vào. Và rồi tôi nói.

“…Tớ không cảm thấy đau chút nào…Mỗi âm thanh đều rất đẹp như đã nằm đúng trên vị trí nó cần đứng. Như thể nó đã ở đó ngay từ đầu…Cái đó gọi là gì nhỉ?”

“…Định mệnh hả?”

“Đúng vậy. Như tiếng số phận vang bên tai ấy.”

“Như thể định mệnh văng vẳng bên tai…”

Cô gái lặp lại với vẻ mặt hơi ngạc nhiên. Cứ như đang cố gắng định hình ra thứ mình nhặt được trong bóng tối bằng cách lăn nó trong lòng bàn tay.

Bỗng nhiên, cô gái nở một nụ cười tươi như hoa nở.

Rồi, có chút ngại ngùng, cô nói.

“Tên tớ là Yuzuki Igarashi. Yuzuki, viết theo kiểu 'Mặt Trăng rung chuyển' trong tiếng Nhật ấy. Còn tên cậu là gì?” [note48707]

“Yakumo Saegusa. Yakumo trong Tám tầng mây – Mà tên bài hát cậu vừa đàn là gì thế?” [note48708]

“‘Tristesse’, sáng tác bởi Frédéric Chopin.” [note58785]

Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với Yuzuki.

-

Tôi chia tay với Yuzuki, hứa sẽ gặp lại cô ấy vào ngày mai, và hướng đến nơi mẹ tôi đang điều trị, Bệnh viện Đa khoa Sato. Tôi đạp xe hết 40 phút và khi tới nơi thì cũng đã 5 giờ chiều. Hoàng hôn đang biến những bức tường trắng của bệnh viện ngả màu cam. Tôi đậu xe đạp ở bãi đậu xe và đi qua cửa tự động. Mùi thuốc khử trùng đặc trưng của bệnh viện thoảng qua mũi tôi. Sau khi đi qua quầy lễ tân, tôi tiến vào phòng 108 mẹ tôi đang ở──

Bàn tay đặt trên nắm cửa đông cứng lại. Từ phòng bệnh, tôi nghe thấy một giọng nói.

Tôi trượt mở cánh cửa và nhìn trộm qua khe hở.

Một ‘Bóng đen’ đứng trong phòng bệnh lúc chạng vạng tối.

Cha tôi, Ryunosuke Saesuga. Sau khi cha và mẹ ly hôn khi tôi chỉ mới 5 tuổi, ông ấy đã trở thành một cái bóng đối với tôi. Một cái bóng cao lêu ngêu, cong queo, không đáng tin cậy…

Có lẽ đó là do ông ấy mặc đồ đen. Nhưng lý do mấu chốt, tới cuối cùng, tôi cũng không cảm thấy đau đớn lắm sau khi ông ấy rời gia đình. Tôi chỉ cảm thấy hơi ngứa ngáy, bỏ mặc sự biến mất của một ai đó. Vậy nên tôi nghĩ ông ấy vốn dĩ đã là một cái bóng ngay từ đầu.

Một cái bóng mờ không tồn tại.

Chỉ có sự trống rỗng trong hốc mắt phải ông ấy đã cho tôi thấy bên bờ sông Abukuma mới là thật đối với tôi.

Tôi giấu mình trong một góc cho đến khi màn đêm buông xuống và bóng đen đó biến mất. Tôi không muốn nhìn thấy ông ta. Tôi không còn lời nào để nói với bóng đen bí ẩn đó cả.

-

Ngày hôm sau, trong giờ học, tôi không còn tâm trí gì cả.

Tôi buồn khi nghĩ về căn bệnh mẹ đang mang, tôi lo lắng và bồn chồn khi nghĩ về người tôi định gặp sau khi tan học, Yuzuki. Thời gian, một mặt, đang ăn dần ăn mòn mạng sống của mẹ tôi, mặt khác, lại đưa tôi và Yuzuki tới với nhau. Giữa những cảm xúc trái ngược ấy, tôi không thể nào tập trung học được nữa.

Vào giờ giải lao, tôi hỏi Shimizu đang ngồi ở phía sau tôi.

“Này, cậu biết Yuzuki Igarashi ở lớp 3 không?”

Shimizu sửng sốt. Không biết tôi có hỏi nhầm người rồi không. Shimizu luôn là một chàng trai to lớn, điểm tĩnh và rất thạo thông tin. Nhưng hiện tại trông cậu ta thực sự rất ngạc nhiên.

“Yacchan, cậu không biết về Igarashi-san ư? Thật đấy à?”

Tôi không phải là người đặc biệt quan tâm tới các vấn đề xã hội lắm. Yuzuki là một người khá nổi tiếng. Cô bắt đầu chơi dương cầm từ năm hai tuổi, và năm bảy tuổi đã đạt được giải vàng đầu tiên ở khối tiểu học dành cho năm nhất năm hai trong Cuộc thi Piano Quốc tế Chopin châu Á, ngay năm sau lại giành giải nhất tại hạng mục Concerto A, trở thành nghệ sĩ dương cầm trẻ nhất trong lịch sử giải thưởng - Ngay từ khi còn nhỏ cô ấy đã là một thiên tài dương cầm rồi. Cô được kỳ vọng là sẽ trở thành một nghệ sĩ dương cầm đẳng cấp thế giới trong tương lai. Tất nhiên, tới cả những cú Homerun của bản thân Shimizu còn chả biết đánh được bao nhiêu quả, vậy nên tại thời điểm đó, tất cả những gì cậu biết là “Tớ có nghe cô ấy từng đoạt được mấy giải lớn lắm đó.” [note48852] [note48855]

Tôi ngạc nhiên, nhưng đồng thời cũng phần nào tin rằng mình đã đúng. Đó là một màn trình diễn tuyệt vời của Yuzuki. Ngay cả tôi, một tên nghiệp dư, cũng có thể cam đoan như vậy.

Trong tâm trí tôi, một hình ảnh tùy ý về Yuzuki đã được gây dựng. Hình ảnh ‘Tiểu thư đài các”. Cô ấy sống trong một ngôi nhà kiểu phương Tây màu trắng phấn, chơi dương cầm sau khung cửa sổ và thỉnh thoảng ho vài tiếng. Cô ấy là một cô gái trẻ ốm yếu, cũng không kém phần thanh lịch.

Chính trong giờ nghỉ trưa, những ảo tưởng khuôn mẫu điên rồ như vậy đã tan tành từng mảnh.

Trong lúc đang chơi bóng né với Shimizu với các bạn trong sân trường, Yuzuki bất ngờ xuất hiện. Cô đi ngang qua sân cùng với tất cả bạn nữ từ lớp qua theo sau cô. Đôi lông mày của cô nhíu lại, như thể sắp sửa đập cho cả bọn bể sọ.

Tôi kinh ngạc nhìn, liên hiệp con gái dừng lại trước ba nhóm nam sinh đang chơi bóng đá. Ở trung tâm của nhóm là Sakamoto. Cậu ta là một cậu trai lực lưỡng, một thủ lĩnh.

Yuzuki bước lên phía trước và mở lời với Sakamoto.

“Cậu nên ngừng trêu chọc Koyo-chan đi.”

Sakamoto mở mắt ra, thấy Kobayashi Koyomi đang trốn sau lưng Yuzuki. Cô ấy là một người con gái nhỏ nhắn dễ thương. Cô đang nắm chặt gấu váy mình xuống. Mặt Sakamoto nhăn lại.

“Hả? Sao tao lại phải trêu đứa như nó chứ…?”

Giọng nói có vẻ không căng cho lắm. Yuzuki nói với giọng nghiêm túc.

“Cậu thích Koyo-chan có đúng không!”

Sakamoto kêu lên một tiếng “Ge!” rồi nhăn mặt. Mặt Kobayashi thì đỏ bừng lên còn miệng thì bắt đầu há hốc.

Mấy cô gái giờ đã là trung tâm của sự chú ý khắp sân trường. Sakamoto thét vào mặt họ bằng một từ tiếng Anh đơn giản.

“…Hở, đừng có đùa, sao tao lại thích cái con u ám này chứ!”

Kobayashi rơm rớm nước mắt trực trào khóc. Lông mày Yuzuki nhíu lại giận dữ.

“Này, cậu, xin lỗi Koyo-chan ngay!”

“Hả? Sao tao lại….ư ai, đau đau!”

Yuzuki nắm lấy mũi Sakamoto bằng tay phải và hết sức vặn nó. Đừng có đánh giá thấp lực nắm của nghệ sĩ dương cầm. Sakamoto vùng vẫy hét lên, nắm lấy cánh tay phải của Yuzuki bằng cả hai tay. Tôi nghĩ rằng có lẽ lúc này chân của Sakamoto sẽ rời khỏi mặt đất mất. Sức mạnh của Yuzuki đấy.

“Là một đứa con trai, mà lại đi làm cái chuyện xấu hổ như thế!”

Đúng lúc đó, một giáo viên nghe thấy tiếng ồn vào và chạy tới. Cô giải quyết tình hình ổn thỏa và giải tán mọi người.

“Igarashi-san, cậu làm tôi sợ đấy…”

Shimizu run rẩy và tự lẩm bẩm với chính mình.

Biến cố đã đập tan hình ảnh một Yuzuki “Tiểu thư đài các” trong đầu tôi.

“Thiên tài dương cầm” và “Nữ chúa Amazon” – là hình ảnh mới của Yuzuki.

-

Tan học, vào thời gian đã định, chúng tôi đến phòng âm nhạc.

Tôi nghe thấy giai điệu dương cầm tuyệt đẹp. Một giai điệu rất mạnh mẽ và tinh tế. Nghĩ tới chuyện những ngón tay tạo ra bản hòa tấu như vậy lại là những ngón tay đã véo mũi Sakamoto có chút kì lạ.

Bước vào phòng âm nhạc, Yuzuki cũng không để ý. Cô ấy đang tập trung vào màn trình diễn của mình.

Tôi kéo ra một chiếc ghế, ngồi xuống để xem cô ấy chơi dương cầm. Với cặp mắt gần như nhắm nghiền cùng đôi tai chăm chú lắng nghe, cô ấy như đang đặt cảm xúc của bản thân mình vào từng nốt nhạc, như đang nguyện cầu ở đâu đó.

Khi buổi biểu diễn kết thúc và ánh hào quang cuối cùng mờ dần, tôi vỗ tay tán dương. Yuzuki ngạc nhiên.

“Nếu vào thì phải hét tớ một tiếng chứ!”

“Tớ không muốn xen ngang.”

“Mồ”…nói vậy, đôi má Yuzuki chuyển sang màu đỏ anh đào. Vẻ ngoài cô ấy xinh quá, tôi không còn phân biệt được đâu mới là cô ấy thật sự nữa, là Tiểu thư đài các hay là Nữ chúa Amazon.

Yuzuki đột ngột đóng nắp đàn lại rồi nói, “Được rồi, chúng ta đi thôi chứ?”

“Đâu cơ?”

“Nhà của tớ.”

Tôi không hiểu sao lại xảy ra loại chuyện này, đầu tôi vẫn nghiêng một góc 15 độ, nhưng Yuzuki không quan tâm mà một mực kéo tôi đi. Khoảng ba phút sau khi cả hai rời khỏi trường, cuối cùng Yuzuki cũng lên tiếng.

“Hôm nay, có xung đột, nên tớ không thể tập trung được…”

Tôi nghiêng đầu suy nghĩ và nói.

“Có phải là xung đột gì đâu, dù gì cậu cũng áp đảo một phía mà, lại còn rất tập trung nữa chứ.”

“Cậu thấy rồi à…?” Yuzuki bĩu môi ngượng ngùng. Sau đó, như để bào chữa, cô nói.

“Tớ ghét loại người như thế. Bọn họ thực sự rất phiền phức nhỉ?”

“Tớ nghĩ toàn bộ con người trên thế giới này đều phiền phức như vậy thôi."

Và rồi Yuzuki nhìn tôi, làm bộ mặt cay đắng. Kiểu mặt gì thế này…

Một ngày thật đẹp trời. Chúng tôi sống ở Sakuranoshita, một thị trấn mới cùng nhiều ngôi nhà có sân rất đẹp. Hoa Violet, hoa đỗ quyên, tử đinh hương…hoa xuân nở rộ khắp mọi nơi.

Trên đường đi, tôi chợt nghe thấy tiếng chó sủa. Yuzuki gầm gừ, thế chỗ tôi. Để ý một chút, tôi thấy một con chó lông vàng bị nhốt ở trong cũi cạnh cửa trước. Nó đang sủa Yuzuki, đuôi vẫy dữ dội.

“Con chó này ghét cậu à?”

“Không đâu. Vì quý tớ quá nên nó tè vào người tớ hạnh phúc đấy.”

Yuzuki lấy tôi làm lá chắn, ôm lấy thân tôi và xoa đầu con chó.

Tôi có hơi lo Yuzuki mà lại gần quá thì tôi sẽ bị tè vào mất, tim tôi đập như trống vang đầy khó hiểu.

-

Nhà của Yuzuki lớn hơn nhiều những ngôi nhà xung quanh. Ngôi nhà được bao quanh bởi những bức tường cao cùng với hàng rào nên không thể nhìn được từ ngoài vào.

Đi qua cánh cổng đôi trang nhã, tôi thấy một khu vườn được chăm chút cẩn thận. Trong góc có một con búp bê và nơi ở của “Bảy chú lùn”, có vẻ họ đang miệt mài tạo nên một khu vườn dành cho Bạch Tuyết. Trên sân thượng rộng theo kiểu vườn bách thảo, những bông hoa tử đằng trắng muốt chưa nở hết rũ xuống sân thượng như một tấm bình phong, vừa kịp làm dịu cơn nắng tây.

Tôi bước vào trong nhà. Một ngôi nhà với những chiếc cửa sổ khổng lồ.

Những bức tượng nhỏ theo phong cách truyện cổ tích Grimm được sắp xếp trang nhã. Bông hồng của Người đẹp và Quái vật, chiếc đồng hồ của Lọ Lem, chiếc giỏ Cô bé quàng khăn đỏ đeo theo để đến thăm bà của mình…

Cây đàn dương cầm được đặt trong một căn phòng cách âm ở phía tây của ngôi nhà. Một căn phòng rộng khoảng 10 tấm tatami, được ngăn cách bởi một cánh cửa kính lớn, ánh nắng rực rỡ chiếu qua những ô cửa sổ hai lớp cách nhiệt.

Yuzuki đặt đĩa CD của Maurizio Pollini của vào máy. Trên đầu loa là một đồ vật nhỏ của những nhạc sĩ thành Bremen. [note48710]

Màn trình diễn “Barcarolle” của Chopin được phát. ──Khi bản nhạc kết thúc, Yuzuki hỏi. [note48711] [note48726]

“Cảm thấy như nào?”

“Đẹp đẽ tới kinh ngạc.”

Tôi trả lời, Yuzuki gật đầu hài lòng. Rồi cô ngồi xuống trước cây đàn dương cầm Steinway. Tôi nghĩ đó là một loại sở thích hết sức trẻ con và lạc lõng. Yuzuki bắt đầu chơi bản “Barcarolle”. [note48712]  

Thêm một lần nữa, tôi nghĩ tiếng đàn của Yuzuki rất đẹp. Từng nốt nhạc rõ ràng và trong trẻo, như những hạt ánh sáng. Bản nhạc “Barcarolle” có phần đáng yêu, như thể những hạt sáng bay lượn trên khắp dòng nước Venice bằng cách nào đó lại mang hình dạng của những bông hoa trôi xuống dòng sông, hòa thành một dòng chảy thơm ngát.

Tôi bằng một phép màu đã có thể xoay sở truyền đạt được một thông điệp như vậy bằng thứ vốn từ nghèo nàn của mình. “Cảm ơn”, Yuzuki nói vậy, nhưng cô ấy trông không vui lắm.

“Chính xác hơn thì cậu thấy tớ đánh đàn so với màn trình diễn của Polini như thế nào?”

Polini là một trong những nghệ sĩ dương cầm vĩ đại nhất thế giới. Ông được biết đến với khả năng chơi đàn hoàn hảo, đĩa hát “Chopin 12 Études: Op.10/Op.25” của ông được phát hành vào năm 1972 cùng những màn trình diễn đỉnh cao, gắn liền với khẩu hiệu: “Mọi người còn muốn gì hơn thế này nữa?”

Yêu cầu tôi làm màn so sánh trình độ biểu diễn giữa cô ấy và một bậc thầy như vậy, đáng sợ thật. Tất nhiên, vào thời điểm đó, tôi không hề hay biết về cái sự so sánh đó và thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình bộc trực hết mức.

“…Cảm giác có hơi bình thường? Chỗ đó có một chiếc thuyền, một mặt nước nhưng lại không tồn tại chút sức sống nào?”

“Quả thực là vậy nhỉ. Vẫn còn quá nhỏ bé. Tớ muốn trưởng thành và tao nhã hơn nữa.”

“Eh, à trưởng thành và tao nhã à…”

Một cảm quan không dễ tìm ở một học sinh tiểu học.

“Dù gì thì tớ vẫn chưa có đủ kinh nghiệm để chơi “Venetian Boat Song” tốt. Có người nói rằng chúng ta phải đau lòng tới ba lần thì mới chơi tối được bản nhạc này. Ha, tớ không thể đợi được cho tới lúc trái tim mình tan vỡ nữa!”

Tôi không thể nhịn được mà mỉm cười.

“Tớ có thể kỳ quặc, cơ mà cậu cũng kỳ quặc chả kém đâu.”

“Tớ đang thực sự nghiêm túc đấy nhé.”

Đúng lúc đó. Đột nhiên có một người phụ nữ trạc ngoài ba mươi đứng sau ô cửa kính. Căn phòng vì được cách âm nên tôi hoàn toàn không nghe được gì bên ngoài.

“Ah, mẹ, bà ấy về rồi…”

Tôi lại quan sát người phụ nữ. Bà ấy đeo một chiếc kính râm tròn, mái tóc dài gợn sóng nhẹ màu nâu hào nhoáng, mặc một chiếc áo khoác dệt kim màu vàng cùng chiếc váy màu xanh đậm. Bà ấy rất sành điệu và có vẻ ngoài mang hơi hướm phong cách Milan, bây giờ tôi mới nhận ra. Ranko Igarashi – Đó là tên bà ấy. Shimizu đã từng nói với tôi bà ấy là một nghệ sĩ chơi dương cầm chuyên nghiệp. Khi tháo kính râm ra, vẻ đẹp của bà ấy được bộc lộ rõ. Đúng là có nét giống Yuzuki. Tuy nhiên, vẻ đẹp của bà ấy lại có phần sắc sảo và khó gần. Bà ấy nhìn tôi một cái như thể vừa nhìn thấy một thứ gì đó đáng lo ngại rồi bước nhanh sang phòng khác. Tôi hoang mang, không biết mình có làm gì sai không. [note48756]

“Xin lỗi nhé-“, Yuzuki nói với vẻ có lỗi, “Mẹ tớ, tính cách của mẹ rất nghiêm khắc. Tớ sắp có bài phải học rồi, thế nên hôm nay tạm biệt tại đây nhé.”

Tôi gật đầu rồi xỏ giày vào. Sau khi đã nói lời tạm biệt với Yuzuki, tôi thấy Ranko-san ở phía sau. Tôi nói, “Xin lỗi đã làm phiền ạ”, và bà chỉ đáp lại “Ừ”. Bà miễn cưỡng vẫy tay, như muốn xua đuổi tôi đi.

-

Mẹ dần hóa thành muối. Sự thay đổi cũng giống như chiếc đồng hồ cát. Cũng như những hạt cát trôi đi theo tiếng tích tắc của đồng hồ và không bao giờ quay ngược lại, mẹ cũng dần ra đi, không thể quay trở lại được nữa.

Hồi trước, tôi vẫn còn khóc nhè mỗi khi thức dậy. Tôi đã từng mơ một giấc mơ vừa kinh hoàng lại vừa trống rỗng, và tôi khóc vì buồn.

Giờ thăm bệnh nhân đã kết thúc, và tôi phải ra về, tôi ôm lấy mẹ mà khóc như một đứa trẻ. Tôi không muốn về nhà một mình trong căn phòng tối tăm đó, lại càng không muốn bỏ mẹ cô đơn trong phòng viện u ám này. Những lúc như thế, mẹ thường vỗ lưng tôi và không ngừng nói.

“Không sao đâu…Không sao đâu…Không sao cả.”

Tôi vẫn tiếp tục hái hoa tặng mẹ. Những lúc trời mưa to và hoa anh đào rơi, tôi ngắt những bông hoa dại mà tôi không biết tên. Khi hoa dại bị chèn ép, chúng biến mất. Những bông hoa biến mất tạo thành những khoảng trống dọc đường đến trường và xung quanh nhà tôi làm tôi cảm thấy tội lỗi và đau đớn khó tả. Nhưng, để lấp đầy nỗi đau khủng khiếp hơn trong tôi, tôi vẫn phải tiếp tục.

Tôi đã nghe Yuzuki chơi dương cầm và đưa ra quan điểm mà tôi cũng không biết nó có ích gì không. Đổi ngược lại, Yuzuki lắng nghe tôi. ──Chuyện của mẹ. Kể cho Yuzuki nghe về ký ức của tôi và mẹ, tôi cảm thấy nỗi đau mất mẹ cũng nguôi ngoai đi đôi chút. Tôi cảm thấy Yuzuki nhớ đến tôi đã bù đắp vào sự mất mát của mẹ tôi.

Một ngày kia, tôi nói với cô ấy mỗi khi ngắt hoa dại làm tôi cảm thất rất tội lỗi, cô ấy rất ngạc nhiên.

“Không phải cậu, đang hơi quá tốt bụng rồi sao?”

Rồi cô ấy nắm lấy tay tôi, dẫn tôi ra sau nhà Igarashi.

Chúng tôi bước qua con đường hẹp dành cho động vật, trên một con dốc thoai thoải.

Bầu trời rộng mở - Không suy nghĩ gì, tôi kinh ngạc.

Những bông hoa dại đầy màu sắc đang nở rộ trên đồng cỏ thấp, trông tựa một cái lòng chảo nhỏ. Tôi cảm thấy ấm áp khó tả, như thể màu sắc sẽ không bao giờ trộn lẫn, chúng trở thành một làn nước trong vắt lấp đầy trái tim tôi.

“Kể từ giờ, cậu có thể hái hoa ở đây-”, Yuzuki nói với nụ cười dịu dàng. “Cho dù cậu có ngắt đi bao nhiêu, chúng cũng sẽ không bao giờ biến mất. Tình yêu thế giới này ban tặng lớn hơn cậu nghĩ rất nhiều, và những bông hoa này cũng vậy. Cũng giống như việc cậu dễ dàng múc đầy một xô nước từ đại dương. Tự mình lấp đầy trái tim, cậu muốn bao nhiêu cũng được. Chỉ những người có cái xô thủng mới không thể múc được đầy nước mà thôi.”

Nghe xong, tôi ngay tức khắc cảm thấy bản thân mình được cứu rỗi. Tôi có thể ngắt hoa. Tôi có thể lấp đầy nỗi buồn trong mình bằng những bông hoa đó. Sức mạnh của thế giới này sẽ tha thứ cho tôi.

Một ý nghĩ như vậy nảy ra trong đầu tôi, không còn là lý thuyết nữa, mà là một niềm tin bền vững.

Ngay lập tức, Yuzuki đã dạy cho tôi một điều quá đỗi rõ ràng chẳng thể diễn đạt bằng lời nói. Trong tôi dành một thứ tình cảm sâu sắc, một sự kính trọng cho Yuzuki.

-

Những tháng ngày vui buồn trôi đi.

Tôi học ở trường, bảo vệ Yuzuki khỏi con chó thích tè mừng vào người cô mỗi khi đi về nhà, nghe Yuzuki chơi dương cầm và để Yuzuki nghe chuyện về mẹ tôi. Hái những bông hoa sau nhà Yuzuki và cắm chúng vào chiếc bình trong phòng bệnh của mẹ. Và rồi, lại quay về nhà khóc lóc buồn bã.

Yuzuki lắng nghe câu chuyện về mẹ tôi với vẻ hứng thú xen lẫn với ghen tị.

“Tốt quá, tớ cũng muốn có một người mẹ như thế.”

“Cậu cũng có mẹ mà, một nghệ sĩ dương cầm xinh đẹp.”

Tôi chắc chắn bản thân mình sẽ không bao giờ quên được vẻ mặt của Yuzuki lúc đó. Nở một nụ cười nhạt trên môi, nhưng đôi mắt cô lại mở to như thể đang bối rối, đau đớn. Đó là khuôn mặt của một cô gái bơ vơ, lạc lõng, cô đơn đến vô vọng.

Mãi về sau, tôi mới nhận ra ý nghĩa của câu nói này.

Vào một ngày lễ nọ, lúc đi ngang qua nhà Igarashi, tôi chợt tò mò xem Yuzuki đang làm gì. Nghĩ lại thì, tôi chưa được nhìn thấy cô ấy vào ngày lễ bao giờ.

Vì thế nên tôi ghé qua nhà Igarashi, bấm chuông cửa. Không có ai phản hồi.

Mới đầu tôi nghĩ là cô ấy đi vắng, sau đó lại nghĩ có lẽ cô đang ở trong phòng cách âm. Trong đó tôi không thể nghe thấy tiếng chuông. Thế là tôi đi vòng ra sau nhà, nhìn vào căn phòng cách âm qua cánh cửa sổ hai lớp.

Yuzuki và Ranko-san đang ở đây.

Ngay lập tức, tôi biết ngay bản thân tôi đã nhìn phải thứ không nên nhìn thấy.

Mặt Ranko-san đỏ bừng, cô thét lên như một con quỷ. Giáng xuống những cái tát không thương tiếc. Một tiếng chát thẳng vào đầu Yuzuki, mái tóc đen của cô rối bù lên. Đôi vai gầy của cô run lên bần bật.

Tôi mở to đôi mắt, như hóa đá.

Yuzuki lau đi nước mắt và lại bắt đầu chơi dương cầm. Cái lưng gù xuống của cô run lên. Ranko-san lại quát tiếp. Giáng thẳng tay, “Sao mày lại không thể làm được như thế!” ──Rồi lặp lại. Tôi cảm thấy như bản thân có thể nghe rõ được mọi thứ. Tiếng đàn luôn dừng lại ở một chỗ, tiếng tát, tiếng quát mắng, tiếng nức nở, tiếng đếm nhịp đầy ám ảnh.

Khuôn mặt tươi cười của Anpanman trên cây đàn dương cầm trông cũng như sắp bật khóc. [note48713]

Ngay lúc đó, tôi nghe thấy tiếng cửa trước mở bật ra.

Chắc là bố của Yuzuki, tôi nghĩ. Có lẽ ông ấy ở trên lầu, cuối cùng cũng chịu phản ứng với tiếng chuông reo mới nãy. Tôi lén nhìn vào phòng khách qua một ô cửa sổ khác. Đúng như tôi nghĩ, có một người đàn ông đeo kính đang đứng đó, trung niên, hơi thừa cân, có vẻ ngoài tử tế - Sousuke Igarashi. Ông ta đứng đó, cầm tờ báo trên tay, nhìn về phía phòng cách âm, như muốn nói điều gì đó. Ở phía cuối tầm nhìn của ông ta, bài học chửi bới của Ranko-san vẫn đang tiếp diễn.

Tôi muốn ông ta nói với bà ta, dừng việc đó lại.

Đừng có dùng bạo lực, đừng làm cô ấy khóc, đừng làm cô ấy ghét tiếng đàn.

Nhưng Sousuke đã không làm thế. Với vẻ mặt cam chịu, ông ta nhún vai và đi lên lầu. Tôi cảm thấy vô vọng. Trái tim tôi như chuyển qua một màu xám lạnh. Không thể làm gì được, tôi rời khỏi nhà Igarashi và đi lanh quanh chỗ đó.

“Tốt nhỉ, ước gì tớ có một người mẹ như thế-“

Tôi cuối cùng cũng hiểu ý nghĩa của những câu từ đó. Yuzuki muốn được Ranko-san đối xử tốt hơn. Chứ không phải là mong đợi quá lớn. Cô ấy muốn bà ta tử tế đón nhận cô ấy, dành tình cảm cho cô dù cho cô không thể chơi đàn dương cầm giỏi.

Tôi cảm thấy như cuối cùng mình cũng nhìn ra được bản chất thật sự của Yuzuki. Không phải là một Tiểu thư đài các, cũng không phải Nữ chúa Amazon. Nốt dương cầm ấy luôn dừng lại và biến mất ở cùng một điểm.

Tôi đột nhiên nhận ra chú chó vàng quen thuộc đang nhìn tôi vẫy đuôi. Tôi bước đến bên cu cậu, xoa đầu. Cu cậu cười hạnh phúc còn làm ướt hết cả quần áo của tôi.

“Mày cũng đã yêu tao rồi đấy, chú mày-“

Ngay khoảnh khắc tôi lẩm bẩm, nở một nụ cười khổ, nước mắt tôi ứa ra, tôi không thể dừng chúng lại.

Giờ tôi đã hiểu tại sao Yuzuki vẫn luôn vuốt ve chú chó này dù cho có bị tè vào người. ──Yuzuki cũng yêu mến chú chó này. Dù không chơi đàn, nhưng chỉ cần được nhìn cô là cu cậu đã vui sướng tới mức tè hết cả ra. Cô đã được thứ tình yêu thuần khiết này cứu giúp.

Nghĩ tới sự cô đơn đang bao trùm lấy Yuzuki, tôi không ngừng khóc.

Nước tiểu dần lạnh và khai lên, nhưng tôi vẫn cảm thấy thực sự hạnh phúc.

Tôi ôm lấy chú chó mà khóc.

Chú chó liếm nước mắt của tôi và lại tè thêm một bãi mới.

Tên của chú chó này, là Melody.

Ghi chú

[Lên trên]
芥川龍之介: Ryunosuke Akutagawa là nhà văn cận đại Nhật Bản nổi tiếng với thể loại truyện ngắn, là thủ lĩnh của văn phái Tân hiện thực (shingenjitsushugi) Nhật Bản, một khuynh hướng dung hòa được những tinh hoa lý trí của chủ nghĩa tự nhiên (shizenshugi) và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mỹ (tanbishugi), thể hiện một phong cách riêng biệt hòa trộn giữa hiện thực và huyền ảo bằng bút pháp hoa mỹ mà súc tích.
芥川龍之介: Ryunosuke Akutagawa là nhà văn cận đại Nhật Bản nổi tiếng với thể loại truyện ngắn, là thủ lĩnh của văn phái Tân hiện thực (shingenjitsushugi) Nhật Bản, một khuynh hướng dung hòa được những tinh hoa lý trí của chủ nghĩa tự nhiên (shizenshugi) và sắc màu lãng mạn phóng túng của chủ nghĩa duy mỹ (tanbishugi), thể hiện một phong cách riêng biệt hòa trộn giữa hiện thực và huyền ảo bằng bút pháp hoa mỹ mà súc tích.
[Lên trên]
揺れる月
揺れる月
[Lên trên]
八つの雲
八つの雲
[Lên trên]
Cảm âm tuyệt đối là khả năng của 1 người ko cần bất cứ nhạc cụ hay note cột mốc nào họ vẫn có thể xác định cao độ 1 note bất kì khi nghe, và họ có thể hát lại 1 note bất kì nào đó đúng cao độ
Cảm âm tuyệt đối là khả năng của 1 người ko cần bất cứ nhạc cụ hay note cột mốc nào họ vẫn có thể xác định cao độ 1 note bất kì khi nghe, và họ có thể hát lại 1 note bất kì nào đó đúng cao độ
[Lên trên]
Những nhạc sĩ thành Bremen (tiếng Đức: Die Bremer Stadtmusikanten) là một truyện cổ tích nổi tiếng được sáng tác bởi anh em nhà Grimm và được xuất bản trong tập Truyện cổ Grimm vào năm 1819.
Những nhạc sĩ thành Bremen (tiếng Đức: Die Bremer Stadtmusikanten) là một truyện cổ tích nổi tiếng được sáng tác bởi anh em nhà Grimm và được xuất bản trong tập Truyện cổ Grimm vào năm 1819.
[Lên trên]
Barcarolle “Venetian Boat Song” in F# Major, Opus 60 ( ca. 1845) Frederic Chopin.
Barcarolle “Venetian Boat Song” in F# Major, Opus 60 ( ca. 1845) Frederic Chopin.
[Lên trên]
Steinway & Sons là thương hiệu đàn piano số 1 thế giới, là chuẩn mẫu của các nhà sản xuất piano. Những cây đàn piano Steinway & Sons đã gắn liền những huyền thoại dương cầm bất hủ. Nếu chỉ được dùng một từ để nói về Steinway & Sons, đó có lẽ là “đẳng cấp”. Đàn piano của hãng này là sự lựa chọn của hầu hết nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng và trở thành niềm mơ ước của tất cả những người yêu âm nhạc.
Steinway & Sons là thương hiệu đàn piano số 1 thế giới, là chuẩn mẫu của các nhà sản xuất piano. Những cây đàn piano Steinway & Sons đã gắn liền những huyền thoại dương cầm bất hủ. Nếu chỉ được dùng một từ để nói về Steinway & Sons, đó có lẽ là “đẳng cấp”. Đàn piano của hãng này là sự lựa chọn của hầu hết nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng và trở thành niềm mơ ước của tất cả những người yêu âm nhạc.
[Lên trên]
Nhân vật chính của bộ truyện cùng tên. Anpanman là một siêu anh hùng với cái đầu làm bằng bánh Anpan, một loại bánh nhân mứt đậu đỏ của Nhật, do bác Jam làm. Tên của cậu được dịch ra trong tiếng Việt là "Người Bánh Đậu Đỏ". Anpanman có cái mũi đỏ to bóng loáng giữa hai cái má đỏ hồng, tất cả đều được làm từ mứt đậu đỏ nguyên hạt. Cậu mặc bộ trang phục màu đỏ tươi với hình mặt cười trước ngực và áo choàng màu nâu, mang giày, găng tay và thắt lưng màu vàng.
Nhân vật chính của bộ truyện cùng tên. Anpanman là một siêu anh hùng với cái đầu làm bằng bánh Anpan, một loại bánh nhân mứt đậu đỏ của Nhật, do bác Jam làm. Tên của cậu được dịch ra trong tiếng Việt là "Người Bánh Đậu Đỏ". Anpanman có cái mũi đỏ to bóng loáng giữa hai cái má đỏ hồng, tất cả đều được làm từ mứt đậu đỏ nguyên hạt. Cậu mặc bộ trang phục màu đỏ tươi với hình mặt cười trước ngực và áo choàng màu nâu, mang giày, găng tay và thắt lưng màu vàng.
[Lên trên]
Natri chloride hay Sodium chloride, còn gọi là muối ăn, muối, muối mỏ, hay halide, là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học NaCl.
Natri chloride hay Sodium chloride, còn gọi là muối ăn, muối, muối mỏ, hay halide, là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học NaCl.
[Lên trên]
Gần 99% khối lượng của cơ thể người được cấu thành từ sáu nguyên tố: oxy, carbon, hydro, nitơ, calci và phosphor. Chỉ có khoảng 0,85% bao gồm năm nguyên tố khác: kali, lưu huỳnh, natri, clo và magiê. Tất cả 11 nguyên tố đều cần thiết cho cuộc sống.
Gần 99% khối lượng của cơ thể người được cấu thành từ sáu nguyên tố: oxy, carbon, hydro, nitơ, calci và phosphor. Chỉ có khoảng 0,85% bao gồm năm nguyên tố khác: kali, lưu huỳnh, natri, clo và magiê. Tất cả 11 nguyên tố đều cần thiết cho cuộc sống.
[Lên trên]
Barcarolle trên cung Fa thăng trưởng, Op.60 là một đoạn độc tấu piano của Frédéric Chopin, sáng tác từ mùa thu năm 1845 đến mùa hè năm 1846. Được viết dưới thể barcarolle, nên nó có đặc trưng bởi âm điệu lãng mạn đều đều và một chút tiếc nuối. Hầu hết phần kỹ thuật cho tay phải là đoạn 3 và 6. Đây là một trong những sáng tác lớn cuối cùng của Chopin, cùng với Op.61 Polonaise-Fantasie của ông. Nó được coi là một trong những sáng tác bị đòi hỏi khắt khe nhất của ông. Thời gian thực hiện trung bình 7-9 phút.
Barcarolle trên cung Fa thăng trưởng, Op.60 là một đoạn độc tấu piano của Frédéric Chopin, sáng tác từ mùa thu năm 1845 đến mùa hè năm 1846. Được viết dưới thể barcarolle, nên nó có đặc trưng bởi âm điệu lãng mạn đều đều và một chút tiếc nuối. Hầu hết phần kỹ thuật cho tay phải là đoạn 3 và 6. Đây là một trong những sáng tác lớn cuối cùng của Chopin, cùng với Op.61 Polonaise-Fantasie của ông. Nó được coi là một trong những sáng tác bị đòi hỏi khắt khe nhất của ông. Thời gian thực hiện trung bình 7-9 phút.
[Lên trên]
Milan - thành phố lớn thứ hai của nước Ý, không chỉ nổi tiếng với những công trình kiến trúc cổ xưa, các tác phẩm nghệ thuật giá trị, thành phố còn đặc biệt nổi tiếng về thời trang dẫn đầu thế giới. Thời trang Milan tạo ra cho mình những nét rất riêng cùng sự lãng mạn, tinh tế đậm chất người Ý. Milan là quê hương của các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Valentino, Gucci, Versace, Prada, Armani và Dolce & Gabbana
Milan - thành phố lớn thứ hai của nước Ý, không chỉ nổi tiếng với những công trình kiến trúc cổ xưa, các tác phẩm nghệ thuật giá trị, thành phố còn đặc biệt nổi tiếng về thời trang dẫn đầu thế giới. Thời trang Milan tạo ra cho mình những nét rất riêng cùng sự lãng mạn, tinh tế đậm chất người Ý. Milan là quê hương của các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Valentino, Gucci, Versace, Prada, Armani và Dolce & Gabbana
[Lên trên]
Cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin (tiếng Ba Lan: Międzynarodowy Konkurs Pianistyczny im. Fryderyka Chopina), gọi tắt là cuộc thi Chopin, là một trong những cuộc thi dương cầm cổ điển lâu đời nhất và uy tín nhất trên thế giới. Do giáo sư Jerzy Żurawlew (1887–1980) sáng lập năm 1927, đây cũng là một trong số ít những cuộc thi chuyên về tác phẩm của một nhà soạn nhạc duy nhất. Cuộc thi Chopin được tổ chức 5 năm một lần tại Warszawa (Ba Lan). Từ năm 1957, cuộc thi piano quốc tế Chopin gia nhập và trực thuộc Liên đoàn thế giới các cuộc thi âm nhạc quốc tế.
Cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin (tiếng Ba Lan: Międzynarodowy Konkurs Pianistyczny im. Fryderyka Chopina), gọi tắt là cuộc thi Chopin, là một trong những cuộc thi dương cầm cổ điển lâu đời nhất và uy tín nhất trên thế giới. Do giáo sư Jerzy Żurawlew (1887–1980) sáng lập năm 1927, đây cũng là một trong số ít những cuộc thi chuyên về tác phẩm của một nhà soạn nhạc duy nhất. Cuộc thi Chopin được tổ chức 5 năm một lần tại Warszawa (Ba Lan). Từ năm 1957, cuộc thi piano quốc tế Chopin gia nhập và trực thuộc Liên đoàn thế giới các cuộc thi âm nhạc quốc tế.
[Lên trên]
Concerto (tiếng Việt: /công-xec-tô/, tiếng Anh: /kənˈtʃɛərtoʊ/) là một thể loại hòa tấu âm nhạc. Một bản concerto trong nhạc cổ điển thường gồm 3 chương (movement): khoan thai, chậm, nhanh. Trong đó nhạc cụ độc tấu (solo) có thể là piano, violin, cello hay sáo được bè đệm bởi một dàn nhạc giao hưởng hoặc một ban hòa nhạc.
Concerto (tiếng Việt: /công-xec-tô/, tiếng Anh: /kənˈtʃɛərtoʊ/) là một thể loại hòa tấu âm nhạc. Một bản concerto trong nhạc cổ điển thường gồm 3 chương (movement): khoan thai, chậm, nhanh. Trong đó nhạc cụ độc tấu (solo) có thể là piano, violin, cello hay sáo được bè đệm bởi một dàn nhạc giao hưởng hoặc một ban hòa nhạc.
[Lên trên]
Étude Op. 10, No. 3
Étude Op. 10, No. 3
Bình luận (3)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

3 Bình luận

Bộ này hay quá trans ơi 😭
Xem thêm
Sad :(( k bt làm cách nào để bị muối hóa như mẹ main nhỉ
Xem thêm