Math Girls
Hiroshi Yuki
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Những cô gái của Toán học

1.2 Khác biệt.

8 Bình luận - Độ dài: 799 từ - Cập nhật:

Tôi thích những buổi đêm. Khi cả gia đình đều lên giường, thì đó cũng chính là khoảng thời gian của riêng tôi. Tôi thường trải ra trước mặt những cánh rừng bằng sách, và bắt đầu công cuộc khám phá thế giới vừa tạo. Tôi nghĩ về toán, rồi tiếp tục dấn sâu vào trong khu rừng ấy. Trong hành trình đó, tôi đã tìm thấy những tạo vật huyền bí, phát hiện ra những mặt hồ tĩnh lặng, và cả những thân cây vươn cao lên bầu trời.

Nhưng buổi tối hôm nay, tôi lại nghĩ về Miruka. Nghĩ về cái bắt tay của chúng tôi. Nó mềm, và còn tỏa ta một mùi hương. Một mùi hương giống như... Giống như một cô gái vậy. Rõ ràng là cô ấy thích toán. Càng rõ ràng hơn, cô ta là một đứa lạ đời – một kẻ khác biệt. Vì chẳng có nhiều người tự giới thiệu họ bằng mấy câu đố bất ngờ, đã thế lại còn là toán nữa. Cũng may là tôi đã qua được.

Tôi cởi kính rồi đặt lên bàn, sau thì nhắm mắt lại và nhìn lại cuộc hội thoại của chúng tôi.

Câu hỏi đầu tiên, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13... Đó là dãy Fibonacci. Dãy bắt đầu với 1, 1, và những số sau thì bằng tổng hai số đằng trước nó:

1, 1, 1 + 1 = 2, 1 + 2 = 3, 2 + 3 = 5, 3 + 5 = 8...

Câu tiếp theo là 1, 4, 27, 256, 3125, 46656... Đó là dãy kiểu:

1^1, 2^2, 3^3, 4^4, 5^5, 6^6...

Quy luật chung sẽ là n^n, tôi có thể tính 4^4 và cả 5^5 trong đầu, còn 6^6? Chịu thôi!

Câu kế là, 6, 15, 35, 77, 143... Vừa nhìn tôi đoán ra ngay là phép nhân:

2 x 3, 3 x 5, 5 x 7, 7 x 11, 11 x 13...

Đúng hơn là “Một số nguyên tố” x “Số nguyên tố liền kề sau”. Khá buồn cười là tôi tính nhầm 11 x 13. “Tính lại đi”. Chắc chắn rồi.

Câu cuối cùng là 6, 2, 8, 2, 10, 18, 4, 12, 10, 6... Hay nói cách khác đó là π những mỗi chữ số trong nó được nhân đôi:

π  = 3.141592653… (Số pi.)

=> 3, 1, 4, 1, 5, 9, 2, 6, 5, 3... (Dãy các chữ số của π).

=>6, 2, 8, 2, 10, 18, 4, 12, 10, 6... (Mỗi chữ số được nhân đôi).

Điều tôi không thích ở câu này là để giải được, phải nhớ từng chữ số của π. Bạn cần phải có ngay cái quy luật trong đầu. Tức câu này phụ thuộc vào khả năng nhớ là chính.

Nhưng, Toán học không phải là cứ cố nhớ lại mang máng công thức này, công thức nọ. Toán là cả những hành hình khám phá cái mới! Chắc chắn rằng có những thứ chúng ta buộc nhớ như: tên người, tên địa điểm, chữ cái hay các kí hiệu cần thiểt. Nhưng Toán thì không thế. Với một bài toán, chúng ta có những quy tắc, những phương pháp, công cụ, nguyên liệu để giải quyết. Do đó, Toán học không chỉ dựa vào việc nhớchỉ nhớ, thứ chúng ta cần là nghĩ, việc nghĩ là điều cần thiết cốt yếu! Cho đến cuối cùng, đó là những gì về toán đối với tôi.

Dẫu thế, câu hỏi đó cũng có vài điểm thú vị. Miruka đã đưa tôi dãy sáu số, thay vì bốn số như các dãy trước. Nếu như dãy cô ấy đưa là “6, 2, 8, 2”, thì cũng không nhất thiết phải nhân đôi các chữ số của π làm gì, mặt khác sẽ có một quy luật đơn giản hơn. Ngay cả khi đó là “6, 2, 8, 2, 10” thì câu trả lời vẫn là một dãy các số chẵn bị ngăn cách bởi số 2, như sau:

6, 2, 8, 2, 10, 2, 12, 2...

Nói thế, cũng tức cô ta biết rõ mình đang làm gì khi đưa ra một dãy số dài hơn. Lúc ấy, cô còn chẳng phản ứng gì khi tôi giải đúng. Chỉ thấy khóe môi ai mỉm lên tự tin.

Miruka đứng trong khung cảnh ngập sắc trời mùa xuân, mái tóc đen cũng ánh lên cả những cánh đào hồng trong gió, ngón tay thì mảnh khảnh, uyển chuyển như đang cầm lên chiếc đũa của nhạc trưởng. Và tất nhiên là cả hơi ấm từ bàn tay, rồi còn mùi hương nữa. Những thứ ấy, cứ làm tôi nhớ mãi.

 Tối đó, tôi thực sự đã nghĩ quá nhiều.

Bình luận (8)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

8 Bình luận

Cái cuối đ đoán dc luôn mà:)
Xem thêm
Dãy các chữ số của pi thiếu số 2 kìa
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
TRANS
hehe, cảm ơn bạn!
Xem thêm
MMM
tôi mất nửa tiếng không nghĩ đc cái cuối, hoá ra là pi, chơi bẩn vl bắt thuộc thì chịu rồi :)))
Xem thêm
Đồng quan điểm =))
Xem thêm
Cùng sở thích là main mê rồi :v
Thanks trans
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
TRANS
Hehe, cảm ơn bạn!
Xem thêm