Tổng quan về lối viết văn cổ trang và kể lể linh ta linh tinh
Members

Làm ơn hai tên ác nhân đừng thấy bài này lam on lam on lam on toi se chet vi nhuc mat

Chuyện là mình đang đổi cách viết so với từ trước tới nay, mình đang ở giai đoạn chân ướt chân ráo bắt đầu tập bò, trong quá trình đó có thu nhặt được nhiều cái co ve hay hay, nên mình tổng hợp lại vào đây, mong có thể giúp ích phần nào. Vì mình không phải là người học chuyên về văn học hay có kiến thức nổi trội gì, nên sẽ có sai sót, mong mọi người góp ý.
I. Biền ngẫu
Nếu mọi người đọc nhiều các tác phẩm cổ thời Trung Đại sẽ để ý thấy lối viết này. Về bản chất, đây là các câu tiểu đối, tạo nên một nét "thơ" cho câu văn. 
Vậy tiểu đối nói riêng hay đối nói chung là gì? Và làm sao để viết văn biền ngẫu cho hay? Viết văn biền ngẫu phải chú ý cái gì.

Trước hết ta tìm hiểu về đối.
Đối là gì, nói nôm na đối là cách vận dụng, sắp xếp các từ ngữ để đối với nhau về thanh(trắc, bằng), ý và từ loại.

Ví dụ hai câu của ông hoàng chơi đối Nguyễn Khuyến:
"Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt
Trắc-Trắc-trắc-bằng-trắc, trắc-trắc-bằng-bằng-bằng-trắc-trắc

Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn"
Bằng-bằng-bằng-trắc-bằng, bằng-bằng-trắc-trắc-trắc-bằng-bằng.
Như ta có thể thấy, hai câu này chỉnh với nhau hoàn toàn về tiếng. Xét về nghĩa, đều chỉnh nghĩa. Về loại từ, có thể thấy danh đối danh(Tết - Xuân, tuế nguyệt - giang sơn...), cảm từ đối cảm từ(Ủa - Kìa!), phụ từ đối phụ từ(chẳng lẽ - thôi đành)

Xét một vài cái xa hơn, ví dụ đối đáp của Mạc Đĩnh Chi đối với quan triều Nguyên, có:
"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan (Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa qua)

Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối (Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước)

Khi dịch sang thuần Việt thì ta thấy hai câu này vẫn chưa hay, nhưng xét về Hán, vế ra gồm ba từ "quá" bốn từ "quan" dùng với nhiều nghĩa. Vế đối cụ Đĩnh Chi đối lại đúng ba "tiên" bốn "đối". Chỉnh từng câu, từng chữ.

Xét thêm một ví dụ về chuyện đối đáp của cụ Hồ Xuân Hương với người bạn Chiêu Hổ, có một vế đối "tục" như sau:
"Tán vàng, lọng tía, che đầu nhau mỗi khi nắng cực"
Chiêu Hổ đối lại:
"Thuyền rồng, mui vẽ, vém buồm lên rồi sẽ lộn lèo"
Chỉ xét mặt chữ nghĩa có sao đọc vậy, ta thấy hai câu chỉnh với nhau về thanh về ý về từ. Xét nghĩa "sâu xa" ta thấy nắng cực và lộn lèo đều là cách nói láy của hai cụ để ghẹo nhau!

Ấy là cái hay của đối. Và còn ti tỉ cái khác, nhưng mình không bàn đến vì trình của mình nó ở cấp 1, bàn mấy cái cấp 1 tỷ thì vô lí quá. Nhưng để mọi người biết đối có thể ảo diệu tới mức nào thì cụ Nguyễn Khuyến có một câu đối chỉ dùng hai chữ "trưởng tràng":
"長長長長長長長 Trưởng trưởng tràng tràng tràng trưởng trưởng
長長長長長長長 Tràng tràng trưởng trưởng trưởng tràng tràng"

Về ý nghĩa và câu chuyện đằng sâu câu đối này, mọi người tự tìm hiểu nhé, sẽ thấy cái hay của cụ.

Quay lại với biền ngẫu, sau khi đã hiểu đối là gì rồi thì ta có thể định nghĩa biền ngẫu chính là sự hợp nhất giữa viết văn xuôi và dùng câu đối! Ví dụ trong hịch tướng sĩ ta có:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

Ta thấy các câu: "tới bữa quên ăn/nữa đêm vỗ gối", "ruột đau như cắt/nước mắt đầm đìa", "trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ/nghìn thây ta bọc trong da ngựa"

Mọi người có thể thấy cái vần điều, đọc câu văn này rất thuận tai, lại cảm nhận rõ cảm xúc rất nhiều so với cách diễn đạt thông thường. 

*Thế làm sao để viết biền ngẫu hay nói chung là đối hay?

Toi khong biet? Tại vì tôi đã hay đâu mà chỉ được. Để làm được câu đối thì rất là dễ, nhưng làm câu đối hay và chỉnh thì khó vô cùng. Đòi hỏi bạn phải có vốn từ vựng, cách dụng từ phải hay và ý phải hợp.  Nhưng có bađiểm mình nghĩ mọi người cần lưu ý khi viết đối như sau(tại mình bị miết):

Thứ nhất: CÂU ĐỐI KHÔNG PHẢI ĐỌC THẤY NÓ VẦN LÀ ĐƯỢC.

Ví dụ:
"Ở trời Nam, canh khuya nhiều cớ sự"
"Nơi đất Bắc, tướng giỏi lắm gian nguy"

(That ra lỗi canh khuya - tướng giỏi là mình lấy từ một lỗi sai câu đối của bạn nào ấy hồi trước mình đọc trên mạng)
Thì cái câu này nhìn thì có vẻ chỉnh về thanh, nhưng xét về nghĩa và từ thì nó sai be bét. Canh khuya là danh từ chỉ thời gian đối với tướng giỏi là cụm danh tính từ(tướng + giỏi) thì sai bét nhè. 


Thứ hai: CÓ NHỮNG THỨ GIỮ NGUYÊN ĐỪNG ĐẢO HAY CHẾ

Ừa thì hơi ngại tại mình là đứa chuyên gia bị cái lỗi này, nhưng mà có một số từ đối phải đi kèm với nhau ví dụ: "Đông tây - nam bắc" chứ viết "tây đông - bắc nam" thì không được. Hay "phong hoa thì tuyết nguyệt" mấy cái này thì mọi người đọc nhiều, tra từ điển nhiều mới không phạm sai thôi tại mình sai hoài à nên cũng không biết chỉ kiểu gì =))

Thứ ba: Đúng về thanh, hợp về từ loại không có nghĩa là nó chỉnh.

Hơi ngại nhưng mà ví dụ câu đối của mình:

"Diễn khúc hành lâm, rừng sâu không lối thoát.

Đàn bài nhập thế, sự lạ vạn lời ra."

E hèm, nhìn thì nó đúng hết về trường từ vụng, thanh điệu nè NHƯNG MÀ nó sai á mọi người, do mình chưa nghĩ ra câu đối khác để thế vào hồi một nên mình giữ ở đó để thị uy =)))) 

E hèm, nó sai ở đâu thì không bàn tới việc dùng Hán Nôm linh tinh, thứ nhất: vế đầu của hai câu của mình đồng nghĩa, nhưng vế sau lại trái nghĩa, là không hợp về kết cấu.

Thứ hai, hành lâm - nhập thế, đối như này vô nghĩa, cũng như rừng sâu và sự lạ, về mặt ý nghĩa, đối như này không hợp lý.

Đối khó chơi lắm bà con :9

II. Điển tích, điển cố.

Đúng vậy.

Viết truyện cổ trang Á Đông mọi người không thể nào trích dẫn lí luận triết học phương Tây thời kì Phục Hưng được đúng không? Ờ thì trừ khi đây là cổ trang phake...

Mọi người phải dùng điển tích, điển cố của phương Đông ta, từ những cái ai ai cũng biết như điển tích kết nghĩa đào viên, Từ Thức gặp tiên, Ngưu Lang - Chức Nữ... bla bla cho đến những cái hay ho hơn từ theo nhu cầu sử dụng và điều mọi người muốn truyền tải. Nói chung là, đọc nhiều lên (khụ khụ toi nen noi cau nay voi chinh minh, làm ơn hai "sư phụ" ác nhân đừng đọc được bài này, tôi block đấy)

Fun fact: mọi người thường xài những thứ thuộc về điển tích nhưng mọi người không nhận ra. Ví dụ như "lọt vào mắt xanh" thật ra là một điển tích cổ (mình có sử dụng trong truyện Vấn Thiên Trường khúc và có giải thích nên neu moi nguoi khong ngai thi co the-)

Hay ví dụ như câu của cụ Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch Tướng Sĩ "nghìn thây này gói trong da ngựa", thật ra đến từ điển tích "da ngựa bọc thây" đấy.

III. Thủ pháp hay lối viết thi trung hữu họa(trong thơ có tranh)

Cái này thì mình đang CHUẨN BỊ nhập môn nên trích nguyên văn lời hai vị đại nhân nhà tôi giảng.

Hình ảnh ước lệ được sử dụng rất nhiều trong văn học cổ trang. Hay như một câu của Lỗ Tấn nói "vốn chả có đường, người ta đi mãi thì thành đường..."

Việc này đi đôi với hai điều, thứ nhất người viết có có trình độ cao và người đọc cũng phải tương đương thì mới thấy được cái hay(sẽ nói rõ ở cuối bài). Đây cũng là lí do cho một tỉ dòng phân tích của thầy cô trên tiết văn, và vâng nó đúng đấy.

Ví dụ: hình ảnh buổi chiều, hoàng hôn thì nó thường gắn với nỗi buồn, nỗi nhớ nhà. Và thường đi kèm luôn với một hình ảnh khác là “tựa cửa“.

"Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ."

(Tự dưng biết cái ví dụ kia xong đọc hai câu này của cụ Du nó x2 nỗi buồn, x2 sự quỳ lạy cái tài của cụ hen. Đây là 1/1 tỷ bút lực của cụ mà tôi có thể hiểu được...)

Hay mọi người đọc truyện mấy anh Tàu, thường hay so sánh mĩ nhân khóc với chùm hoa lê qua câu "lê hoa đái vũ(hoa lê đón mưa)" Nó gợi ra sự tan tác, xác xơ của chùm hoa lê mong manh.

Và ừ hứ, cách để biết mấy cái này ư? Toi khong biet, chắc là đọc nhiều và chịu khó ghi nhớ...

III. Phép tu từ

Cái này thì viết tới mai cũng không hết được.

Đây cũng là phần kết tạm thời cho bài viết, cũng như giải thích một phần tại sao văn cổ trang nó lại tùm lum như thế này.

Thì... mọi người hãy thử nghĩ xem, cái văn cổ trang này nó xuất phát từ đâu? Thời trung đại! Mọi người nghĩ xem, thời đó, 100 người thì bao nhiêu người biết chữ? 

Tức là? Về cơ bản, văn cổ trang lúc đầu là do những người tầng lớp tri thức, minh xin goi la tiên nhân viết cho người cùng trình độ. Vì thế nên đọc nó rất thơ, rất tình và rất là kho hieu(ít nhất là cho tôi, toi khong hieu)? 

Họ có nào là bút pháp chấm phá, nào là thủ phấp điểm xuyến cho đến tả cảnh ngụ tình, nhìn tướng nói tâm, nhìn tên phán mệnh...

Mình chỉ nói về hai cái mình đang vận dụng trước nhá, còn mấy cái kia thì đợi 10 năm tôi nhập môn xong tôi chỉ.

Thứ nhất, tả cảnh ngụ tình: Ừm neu ai co hoc truyen Kiều trên lớp thì chắc cũng biết rồi. Mọi người đọc văn cổ trang(văn xịn nhá chả phải văn chịch, văn mạng 1 mét vuông chục cái truyện) có thấy lâu lâu tự dưng thằng cha nội tác giả đi tả mây, tả sông, tả hoa, tả lá không?

Một giọt mưa, một gợn mây nhưng đọc kĩ sẽ thấy một bầu trời cảm xúc =))) vì đơn giản, nói toẹt ra thằng nhân vật đang buồn thì thô thiển! Thế thôi, tiên nhân họ sống vậy đấy.

Nghiêm túc thì, nếu biết vận dụng thì tả cảnh ngụ tình sẽ làm văn bạn rất có hồn và đọc nó tình tới mức bạn khóc như một con chó dù cả truyện không có câu nói thằng nhân vật đang buồn. Tướng do tâm sinh: ngoại hình, nét mặt, ánh mắt, tất cả đều là công cụ để thể hiện nổi bật tính cách và cảm xúc nhân vật. Mọi người có đọc truyện Kiều sẽ thấy, cụ Du chuyên gia dùng bói tướng để phán số mệnh con người. Ví như truyện Kiều đọc tả Kiều thấy cả một cái redflag nổi lên. Lam on dung lấy cái câu "trông mặt mà bắt hình dong" ra nha trời, đây chỉ là một cách vận dụng để khéo léo tiên tri về vận mệnh nhân vật...

Nhìn tên phán mệnh: Thật ra thì cái này mình chế vô thôi, cơ bản nó là con cháu của cái ý tướng do tâm sinh kia. Được dùng nhiều nhất về dễ thấy trong truyện cụ Kim Dung, ví dụ trong tiếu ngạo giang hồ, Nhậm Ngã Hành, Ngã Hành tức là làm theo ý mình, và cả câu chuyện ta thấy rõ điều đó.

+ Hay như Nhạc Bất Quần, Bất Quần là đách thèm chơi với bố con thằng nào, và đúng là ông nội tiểu nhân này chỉ thích solo làm vua. 

+ Hay ngay cả Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh, thật ra là từ câu "Đại doanh nhược xung, kì dụng bất cùng". Ý nói cái đầy và cái vơi song hành với nhau thì luôn luôn đủ đầy, cũng là lời chúc phúc của cụ Kim Dung cho hai người Xung ca - Doanh muội này! Lãng mạn đúng không?

Chốt lại vấn đề: viết cổ trang không bắt buộc mọi người phải làm đủ hết trò trên(thật ra nó cũng chỉ là nhập môn thôi...) Vì tùy vào đối tượng mọi người hướng đến sẽ có chỉnh sửa cho phù hợp. Nhưng mình tin rằng, mỗi một ý trên đều giúp ích được phần nào trong việc "nâng tầm(?)" câu chuyện của bản thân lên.

*Ngoài lề: việc sử dụng biền ngẫu trong các thể loại văn khác vẫn rất okila nhé và KHÔNG HỀ LẬM TRUNG NHA TRỜI. CHỈ CÓ NGƯỜI VIẾT LẬM TRUNG, KHÔNG CÓ BIỀN NGẪU LẬM TRUNG. Ví dụ như hồi trước mình có đăng một truyện tên là "một thời tóc mây", lúc đó mình vừa học biền ngẫu xong nên mình spam 7749 chỗ, và ừ hứ, nhận xét mình được nhận nhiều nhất là "văn thuần Việt không lậm Tàu, Tây, Nhựt Bổn". Trái lại, việc sử dụng biền ngẫu hợp lý giúp câu văn của mọi người đọc rất vần điệu và có tác dụng truyền đạt cảm xúc hay hơn nữa nè.

Chốt lại 2, để dễ thấy lỗi sai khi tập viết văn cổ trang, mọi người hãy đọc Vấn thiên trường khúc. Còn nếu đọc rồi chưa thấy thì hãy like share và để lại một cmt để mình inbox bạn chỉ ra từng lỗi sai của mình(dang tim cach sua.) Hãy đọc thật nhanh từ bây giờ, vì biết đâu bạn đọc chậm quá, mình sửa hết rồi là hết học luôn!!! Đọc ngay thôi!!!

 

8 Bình luận

AUTHOR
TRANS
Ôi, đau đầu thật! Mấy cụ nhà ta làm ra quá trời quy tắc cao siêu khiến cho con cháu chẳng biết đường nào mà lần.
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
TRANS
Hì sau này cũng có nhiều cải biến khác như sự ra đời của thơ tự do nè. Nhưng mà cá nhân mình nghĩ thì các quy tắc kia là rất hợp lý. Kiểu, với người mới thì mình nghĩ không nên bắt đầu bằng thơ tự do, vì đa số các trường hợp mình gặp đều kết thúc bằng việc văn xuôi xuống dòng.

Kiểu, có đường sẵn đi còn không xong thì nói chi trèo đèo vượt suối :v Mấy cái luật nhìn thì rờm rà chứ bắt tay vào rồi thì thấy nó cũng dễ ợt hà, khó là mình nên viết cái gì, truyền đạt cái gì thui
Xem thêm
AUTHOR
Không tiếp thu hết được nhưng có nhiều đều cần chú ý thật
Xem thêm
Lại hồn trên cao , con đọc không hiểu gì hết
Xem thêm
Cap màn hình gửi ác nhân...
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
TRANS
Hứ, mụ mà biết ác nhân là ai thì tui xuống Thủ Đức lạy bà 100 cái lạy còn được hehe
Xem thêm
@Ái Kỷ: khum chắc có phải ác nhân trong bài không, nhưng toi cũng có quen một bà hoàng bắt lỗi hành văn...
Xem thêm
Xem thêm 1 trả lời