• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Tập 1. Hoàng đế bất đắc dĩ

Chương 05: Một Pha Chơi Lớn Xem Thiên Hạ Có Trầm Trồ 4

1 Bình luận - Độ dài: 7,734 từ - Cập nhật:

Từ bên ngoài cửa sổ, khi những tia sáng đầu tiên của bình minh vẫn chưa ló dạng khiến căn phòng của Trần Bảo Khánh vẫn chìm trong màn đen u ám. Dưới tấm chăn ấm áp, anh vẫn đang say giấc, một cơn buồn ngủ nặng nề kéo dài, kéo anh vào những giấc mơ mơ hồ và chậm chạp. Những làn sóng mệt mỏi từ cơ thể khiến anh không muốn mở mắt, không muốn thức dậy. Nhưng rồi, một âm thanh thì thầm nhẹ nhàng phá vỡ yên tĩnh, từ đằng xa vọng đến.

“Hoàng thượng… Hoàng thượng… đã đến giờ rồi…”

Tiếng thì thầm của cung nữ vang lên, thoang thoảng như một làn gió nhẹ, nhưng lại như những cái kim đâm vào đầu anh. Trần Bảo Khánh khẽ nhíu mày, đôi mắt vẫn chưa mở, chỉ biết vươn tay ra, tìm kiếm cảm giác quen thuộc của chiếc gối mềm mại. Dường như không có ý định dậy sớm như thế này, anh vẫn cố gắng chìm vào giấc ngủ.

Nhưng tiếng gọi lại không ngừng. “Hoàng thượng… xin người dậy…”

Anh cảm thấy như đang bị đẩy ra khỏi những làn sóng của giấc mơ, một sự cản trở nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để khiến anh bực bội. Mắt anh từ từ mở ra, đôi mắt còn ngái ngủ và mơ màng, anh nhìn về phía  âm thanh đang thì thầm như thể những giọt nước nước nhỏ long tong vào trán anh. Họ đứng bên ngoài của cẩn thận cất giọng, sợ rằng một hành động quá đột ngột sẽ khiến anh giật mình.

Một sự bực bội trào dâng trong lòng anh. Hết lần này đến lần khác, anh đã nói với họ rằng: “Hãy hét lên với ta nếu cần. Quát vào mặt ta, nói lớn lên nếu các ngươi muốn đánh thức ta một cách tử tế.” Nhưng mỗi lần anh nói như vậy, họ lại càng sợ hãi, càng thu mình lại, không dám làm bất cứ điều gì ngoài việc cẩn trọng quỳ xuống, miệng run rẩy trả lời: “Nô tì không dám, hoàng thượng.”

Trần Bảo Khánh nhắm mắt lại, thở dài. Trớ trêu làm sao, một người đứng trên đỉnh quyền lực, là hoàng đế của Đại Vũ, lại bị những kẻ dưới quyền ép phải dậy sớm vào lúc tờ mờ sáng. Đến mức anh còn phải tự trào phúng chính mình, nghĩ về việc làm ông chủ lớn mà lại bị một đám nhân viên non nớt ép phải thức dậy trong khi cả thế giới vẫn còn ngủ say.

“Hoàng đế mà lại phải khổ sở thế này… Trò đùa của trời đất.” Anh nghĩ thầm, mắt vẫn lim dim.

Mặc dù những cung nữ chỉ có thể đứng từ xa, không dám lại gần, nhưng sự lặp đi lặp lại của những lời gọi vẫn khiến Trần Bảo Khánh không thể tiếp tục ngủ. Anh từ từ ngồi dậy, một cử động chậm rãi, như thể anh đang chiến đấu với chính cơ thể mình. Mắt anh từ từ mở ra, chạm vào ánh sáng nhợt nhạt của ngọn nến lấp ló bên ngoài cửa và rồi anh bật ra một tiếng thở dài nặng nề.

“Đúng là một trò đùa.” Anh lẩm bẩm, mắt nhìn chăm chăm vào trần nhà, không vội vã gì. “Một ông chủ bị đám nhân viên ép dậy sớm… Trớ trêu làm sao.”

Một lần nữa, cung nữ lại thì thầm từ xa. Trần Bảo Khánh chỉ biết ngồi dậy, bước xuống giường với đôi chân nặng trịch, lòng vẫn còn đầy mệt mỏi, và trong đầu anh lặp đi lặp lại những suy nghĩ mỉa mai về những chiếc đồng hồ báo thức chạy bằng cơm này.

Trần Bảo Khánh ngồi trên mép giường, tay chống hờ vào thành gỗ được chạm khắc hoa văn rồng uốn lượn. Cử động của anh chậm chạp, lười biếng, như thể muốn kéo dài thêm chút thời gian để đánh lừa bản thân rằng ngày mới vẫn chưa bắt đầu. Đôi mắt anh lim dim, vẻ ngái ngủ hằn rõ trên gương mặt, nhưng không kém phần mỉa mai. Cảm giác lạnh lẽo của buổi sớm lướt qua làn da, khiến anh khẽ rùng mình, nhưng đôi tay vẫn bám chặt lấy thành giường, như níu giữ chút ấm áp còn sót lại từ giấc ngủ.

Những cung nữ bước vào, bắt đầu công việc của mình với sự cẩn trọng cao độ, mỗi người giữ một khoảng cách nhất định, sợ rằng chỉ cần lỡ tay hoặc bước chân hơi mạnh cũng đủ làm "bức tượng sứ" trước mặt họ vỡ tan. Một người nhẹ nhàng đặt chậu nước ấm xuống, hơi nước mỏng bốc lên, mang theo mùi hương nhè nhẹ của lá trà tươi. Người khác cầm khăn lụa trắng, vắt khô bằng một động tác khéo léo và chuẩn xác đến mức không để lại một giọt nước nào rơi xuống sàn.

Từng động tác chạm vào người anh đều nhẹ như cánh bướm, một bàn tay lau qua mặt, một bàn tay khác vuốt dọc cánh tay, như thể đang vệ sinh một món bảo vật quý giá hơn là chăm sóc một con người. Mỗi lần khăn lụa chạm vào, anh đều nhướn mày, ánh mắt lướt qua từng gương mặt đang cúi gằm xuống.

"Chà..." Anh nghĩ thầm, khóe môi nhếch lên một nụ cười nửa miệng. "Cứ như là một pho tượng sứ quý hiếm nào đó, chỉ cần mạnh tay một chút là sẽ vỡ tan vậy. Mỗi lần chạm vào là một lần thở gấp. Đúng là... tuyệt tác."

Một cung nữ bạo gan hơn, tay run rẩy đưa chiếc lược gỗ lên mái tóc anh. Dù mọi thứ đều nhẹ nhàng, anh vẫn cảm nhận được sự căng thẳng như dây đàn của họ. Cả căn phòng như bị bao trùm bởi một sự dè dặt kỳ lạ. Trần Bảo Khánh cố nén một tiếng cười khẩy. Anh nghiêng đầu, mắt khép hờ, như thể đang chờ đợi một "tai nạn" nhỏ nào đó xảy ra để phá tan bầu không khí ngột ngạt này.

"Giỏi lắm," anh thầm nghĩ khi tất cả hoàn thành mà không có ai làm rơi hay đổ bất cứ thứ gì. "Mấy người thật sự có thể lau chùi tượng sứ mà không lấy một vết xước. Nhưng này, tôi không phải tượng đâu, mấy vị nghệ nhân tôn kính ạ."

Khi chiếc khăn cuối cùng rời khỏi mặt anh, một giọt nước còn sót lại chảy dọc xuống cằm. Anh dùng ngón tay cái lau đi, mắt hướng về phía cung nữ vừa thu khăn.

"Xong chưa?" Anh cất giọng khàn khàn, ánh nhìn chậm rãi quét qua đám người. "Nếu lau thêm nữa, ta sợ bản thân sẽ bị các cô mài nhẵn bóng mất thôi."

Lời nói nhẹ nhàng nhưng đầy mỉa mai khiến các cung nữ giật mình, đồng loạt cúi gằm mặt, lùi một bước.  

Kết thúc màn ‘lau chùi’ Trần Bảo Khánh ngồi đó, đôi chân trần đặt hờ lên một chiếc ghế thấp, trong khi các cung nữ quỳ dưới đất, tay cầm những miếng vải ấm mềm mại được tẩm dầu dừa. Họ làm việc như những nghệ nhân tinh xảo đang chăm chút cho một tác phẩm nghệ thuật vô giá. Đầu dừa ẩm nhẹ chạm vào da anh, mơn man từng đường nét trên bàn chân, mu bàn tay, và cánh tay, như thể chỉ cần thiếu một chút độ ẩm, lớp "men sứ" kia sẽ nứt nẻ, xuống cấp.

Vẫn đang ngái ngủ, mắt anh tiếp tục lim dim, để mặc các động tác nhẹ nhàng diễn ra như đang chăm sóc một cỗ xác ướp được đào lên từ xó xỉnh nào đó đang chuẩn bị được đưa vào tủ kính viện bảo tàng cho người khác chỉ trỏ, cười đùa.

Anh nén một tiếng thở dài, đôi chân khẽ cử động, nhưng lại lập tức dừng lại khi một cung nữ giật mình lùi về phía sau, đầu cúi thấp, như thể chờ đợi cơn giận dữ từ anh. Thực tế, anh chẳng tức giận gì, nhưng cũng chẳng đủ tỉnh táo để an ủi họ.

Khi công đoạn lau chân kết thúc, một cung nữ khác tiến lên, cẩn trọng dâng một chiếc bát sứ nhỏ chứa nước muối ấm. Cô ta nâng bát bằng hai tay, cúi đầu thấp, chỉ đủ để lời nói phát ra nghe như một tiếng thì thầm:

"Hoàng thượng... mời súc miệng."

Trần Bảo Khánh khẽ nhướn mày, đưa tay đón lấy bát nước, đôi mắt đờ đẫn lướt qua bề mặt nước trong vắt. Mùi muối nhè nhẹ bốc lên, khiến anh chẳng thể nhịn được một ý nghĩ châm chọc.

"Đây rồi," anh nghĩ thầm, khóe môi nhếch lên, "khử trùng để vào kính nào.”

Anh chậm rãi đưa bát lên miệng, để nước muối len lỏi vào khoang miệng. Cảm giác mặn mà nhưng sảng khoái giúp anh tỉnh táo hơn đôi chút. Sau vài giây, anh nhổ ra vào chiếc khay bạc được đưa đến ngay lập tức và vẫn không một giọt nào bị rơi xuống sàn.

Khi các cung nữ thu dọn mọi thứ, anh đứng dậy, đôi tay chắp sau lưng, quay về phía chiếc gương lớn đặt giữa phòng. Trong gương, anh thấy chính mình sạch sẽ, chỉn chu, không một vết bẩn nào sót lại. Nhưng ánh mắt của anh lại phảng phất một nét mỉa mai chua chát.

“Xong rồi đấy à!” anh lẩm bẩm rồi thầm nghĩ: “một hoàng đế hoàn hảo, sạch sẽ và bóng loáng như một bức tượng trong tủ kính. Nhưng liệu có ai dám thừa nhận rằng, thứ thật sự cần được lau chùi không phải là da thịt ta, mà là cái đống hỗn loạn ngoài kia?”

Trần Bảo Khánh nheo mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi ánh sáng sớm đã dần dần sáng lên, nhưng cái lạnh vẫn đậm đặc như một bức tường vô hình bao trùm. Đối với anh, điều này còn khủng khiếp hơn cả việc chấm công của nhân viên văn phòng ở thế giới cũ.

“Thật là một trò đùa,” Trần Bảo Khánh lẩm bẩm, đôi mắt anh lướt qua những sổ sách và bản tấu chương mà các quan đã chuẩn bị sẵn cho cuộc thượng triều hôm nay. "Sáng sớm, phải dậy trước ánh sáng mặt trời, để làm gì? Để nghe đám quan lại phô diễn lý thuyết, lôi ra hết những con số khô khan và những lời hoa mỹ, trong khi họ vẫn sẽ chẳng làm gì cho đến khi được ra lệnh."

Anh khẽ thở dài, đưa tay sửa lại chiếc đai ngọc đang nằm lủng lẵng dưới eo. Mỗi lần tham gia thượng triều, anh cảm giác mình như một con rối trên sân khấu lớn. Những cuộc thảo luận, tranh luận dài dòng mà cuối cùng chẳng có ai thực sự chịu trách nhiệm về những quyết định. Anh là người phải chấp nhận hậu quả, nhưng mọi thứ lại không bao giờ được quyết định từ chính anh. Mỗi lần ngồi trên ngai vàng, Trần Bảo Khánh cảm giác như mình đang bị kéo vào một guồng quay không ngừng nghỉ, nơi quyền lực chỉ là một vỏ bọc mỏng manh, còn mọi thứ xung quanh đều bị chi phối bởi những mưu đồ, những toan tính của các quan lại.

Anh ngẩng lên, nhìn vào mình trong gương, rồi lại lắc đầu tự châm chọc: “Bảo sao các ngài ngày xưa đều không sống quá sáu mươi tuổi. Ra là ngày nào cũng bị hành hạ như thế này. Làm hoàng đế kiểu này có khi còn chẳng bằng cái móng chân của mấy tên phú hộ giàu có.”

Với mỗi suy nghĩ ấy, anh cảm thấy bản thân mình như một con ngựa mệt mỏi, buộc phải chạy mãi trong vòng luẩn quẩn, không biết bao giờ mới có thể nghỉ ngơi. Cái gọi là "nghi thức" thượng triều, vốn là một công việc quan trọng, giờ lại trở thành một gánh nặng vô hình. Cuộc sống của anh bị vây hãm trong những cuộc họp kéo dài, những lời nói giả dối của các quan lại, những buổi sáng mệt mỏi và những quyết định không bao giờ mang lại sự thay đổi thực sự.

“Được rồi,” anh thở dài một hơi hạ quyết tâm sau đó kẹp chiếc mũ xung thiên dưới nách rồi bước lên kiệu tám người khiêng.

                                                                          ***

Trong căn phòng tĩnh lặng của điện Vĩnh An, chỉ có tiếng "sột soạt" đều đặn của chén trà được đưa lên môi, cùng với hơi nước bốc lên mù mịt từ tách trà nóng. Trần Bảo Khánh mím môi, hớp một ngụm trà đắng như chính tình thế hiện tại của mình. Mùi trà nhẹ, nhưng vị đắng còn đọng lại lâu hơn nhiều. Anh thả mình vào cảm giác đó, như một cách để xua đi sự tẻ nhạt trong không gian này. Các quan lại dưới chân anh cứ lải nhải mãi về những chuyện về mấy cái tấu chương mà anh đã đọc trước đó đầu óc của anh đã quá mệt mỏi với việc nghe đi nghe lại những bài ca cũ ấy. Chỉ là những chữ viết nhòe trên giấy, không có gì mới mẻ, chẳng có chút khích lệ nào cho tâm hồn anh.

Anh đặt chén trà xuống, đôi mắt khép lại một chút, nhưng không phải vì buồn ngủ. Mà là để tránh đi cảm giác bị nhấn chìm trong những câu chuyện cũ rích đó, tăng quân, giảm thuế, công bằng. Nhưng phải công nhận rằng bọn họ thật sự có tài năng trong việc ví von, biến vấn đề khô khan thành những mẫu thông tin mang tính triết lý và  uyên thâm, cứ như thể được trích ra từ “Đắc Nhân Tâm”, thứ mà anh chỉ nghe được vài từ đầu rồi lạc mất dòng suy nghĩ

Trần Bảo Khánh nhẹ nhàng hớp thêm một ngụm trà, nhìn ra cửa sổ điện Vĩnh An. Ánh sáng bên ngoài mờ nhạt, giống như ánh sáng trong triều đình này, nơi mà mọi thứ vẫn cứ quay vòng mà không có điểm dừng.

“Trẫm đã hiểu!” Trần Bảo Khánh đặt chén trà qua một bên rồi gật đầu tỏ vẻ mình đã lắng nghe toàn bộ lời ca cẩm của họ. Anh xoa cằm một lúc, khuôn mặt hiện lên vẻ đăm chiêu rồi ngồi thẳng dậy, ánh mắt sắc bén quét qua toàn bộ trong lại đứng trong triều.

“Ta đã xem các tấu chương và tình hình thực tế được các khanh báo cáo và nhận ra rằng mọi thứ không đơn giản như ta nghĩ.” Trần Bảo Khánh thể hiện sự nhún nhường qua giọng nói nhưng ánh mắt sắc bén của anh vẫn không đổi. Tất nhiên lời này không phải là đột nhiên anh nghĩ ra để xin lỗi bọn họ. 

Nếu có điều gì còn giúp Trần Bảo Khánh chưa bị lũ sói dữ kia xâu xé và vẫn ngồi vững trên ngai vàng để chỉ tay năm ngón, thì đó chính là khả năng cao anh là điểm cân bằng mong manh giữa các phe phái lớn trong triều đình. Lịch sử luôn có tính lặp lại, đó là điều Trần Bảo Khánh rút ra được khi có anh lớn lên tại một đất nướ,c nơi mà lịch sử là môn học bắt buộc. Xung đột, nguyên nhân chiến tranh, sự sụp đổ của các đế chế vĩ đại tất cả đều có sự lặp lại mơ hồ nếu được xem xét kỹ. Và hoàn cảnh của gã hoàng đế bù nhìn này cũng không ngoại lệ. Nếu bỏ qua trường hợp các thế lực bên ngoài thôn tính thì dựa vào những điều anh được học thì có hai nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự suy yếu của quyền lực tối cao của hoàng đế, đó chính là ngoại thích và quyền thần. Nhưng trường hợp của Trần Bảo Khánh lại có chút đặc biệt, mà hoa mỹ hơn thì có thể gọi là may mắn đó là không giống với Nhà Trần, với Nhà Lý khi quyền thần và ngoại thích đều là một, thì ở đây có một khả năng rất cao là quyền thần và ngoại thích lại là hai phe phái riêng biệt, thậm chí còn là hai nhóm lợi ích chính trị có mục tiêu khác biệt nhau. Theo cách này mà suy đoán việc giữ cho gã hoàng đế bù nhìn này còn ngồi trên ngai vàng cho đến khi thực sự đủ sức đàn áp được phe còn lại may thay là cách thức hữu hiệu nhất để giữ mọi chuyện trong tầm kiểm soát. Và ở giữa hai thế lực ấy, Trần Bảo Khánh vẫn tồn tại như một cây cầu mỏng manh, nhưng là cây cầu mà cả hai bên đều chưa dám phá bỏ.

Anh hiểu rõ vị trí của mình. Không phải là một hoàng đế quyền uy ngút trời, cũng chẳng phải một bù nhìn thực thụ. Anh là trung tâm của ván cờ, nơi mọi nước đi đều phải xoay quanh. “Họ cần mình,” anh lặng lẽ nghĩ. “Cần mình để tiếp tục tranh giành, cần mình để giữ cái thế cân bằng này, dù họ có ghét cay ghét đắng sự tồn tại của mình đi chăng.”

Điều đó không làm anh kiêu hãnh. Trần Bảo Khánh biết ngai vàng này không phải của mình  ít nhất là chưa phải. Nhưng chính sự cần thiết của anh, cái vai trò điểm cân bằng ấy, lại là thứ quyền lực lớn nhất mà anh nắm giữ. Họ có thể chê bai, khinh bỉ, thậm chí âm mưu lật đổ anh, nhưng cuối cùng họ vẫn phải giữ anh ở đó, vì không ai trong số họ đủ khả năng đối phó với bên còn lại nếu anh không còn.

“Để xem, ai sẽ cắn vào nhau trước,” anh thầm nghĩ, đôi môi nhếch lên một nụ cười mờ nhạt đầy ẩn ý.

“Vậy thì các khanh thấy sao nếu ta trao nhiều quyền tự quyết hơn cho các quan lại địa phương!” Trần Bảo Khánh nhìn vào đống tấu chương trên bàn, nhẹ gật đầu rồi đưa mắt dò hỏi các quan lại dưới triều. “Ý ta là quan lại địa phương sẽ có quyền tự điều động quân đội nhằm ứng phó với những tình hình bất ngờ phát sinh. Tất nhiên quyền tự quyết này vẫn sẽ nằm trong giới hạn được nghiên cứu tỉ mỉ trước.” Trên mặt Trần Bảo Khánh không có chút biểu cảm nào, nhưng trong lòng, anh âm thầm chờ đợi phản ứng của các quan lại.

Thái sư Lý Quốc Nghiêm là người lên tiếng đầu tiên. Ông đứng thẳng, ánh mắt lạnh lùng như băng, giọng điệu không hề lay chuyển.

"Thưa Hoàng thượng," ông nói, mắt nhìn chằm chằm vào những người xung quanh. "Việc này người cần phải cân nhắc kỹ càng hơn. Quan lại địa phương vốn đã có quyền lực lớn, việc trao quyền kiểm soát quân đội cho họ chỉ làm suy yếu triều đình. Chúng ta không thể tự tay làm suy yếu sức mạnh của hoàng đế."

Đại tư đồ Trần Văn Minh thản nhiên lên tiếng, nhìn Thái sư rồi quay sang Hoàng đế, không mảy may lo lắng về việc phản bác lại một đứng đầu quan lại triều đình.

"Thái sư," Trần Văn Minh bắt đầu, giọng ông trầm, đầy vẻ từng trải. "Những lời của ngài liệu có thể phản ánh tình hình thực tế hay không? Quan lại địa phương hiểu rõ nhu cầu của đất đai họ cai quản. Nếu quân đội không có quyền tự chủ, nếu không thể nhanh chóng ứng phó với tình hình thực tế, chúng ta sẽ chỉ thấy sự tê liệt và yếu đuối của triều đình. Liệu có thể để quân đội chỉ chờ lệnh từ xa trong khi tình hình khẩn cấp bên ngoài? Điều đó có quá mạo hiểm không?"

Lý Quốc Nghiêm, nhíu mày, ánh mắt sắc như dao, không để cho sự bất đồng này đi qua dễ dàng. Ông bước một bước về phía trước, giọng điệu trở nên cứng rắn, ánh mắt lạnh lùng hướng về phía Trần Văn Minh.

"Đó là lý do vì sao cần phải duy trì sự kiểm soát chặt chẽ từ trung ương, thưa Đại tư đồ. Chúng ta không thể chỉ để những người ở các vùng xa xôi nắm quyền lực mà không có sự giám sát. Nếu để các quan lại địa phương chi phối quân đội, chẳng khác nào chúng ta đang nuôi dưỡng những mầm mống của sự bất ổn. Hoàng đế phải là người giữ quyền quyết định cuối cùng, không phải một vài tướng lĩnh địa phương muốn làm chủ quân đội."

Dương Tĩnh thượng thư bộ hình lúc này không thể im lặng thêm. Nét mặt tuy nhẹ nhàng, nhưng trong mắt lại có sự quyết đoán rõ rệt. Đôi tay của hắn khẽ chắp lại, gương mặt thản nhiên cúi đầu cung kính với Hoàng đế rồi nói. “Thưa bệ hạ, thần cho rằng đây là một quyết định đúng đắn, chúng thần sẽ hội ý và biên soạn ngay lập tức những điều luật chi tiết hướng dẫn cho các quan lại địa phương rồi trình lên cho bệ hạ xem xét. Nói xong hắn lại liếc mắt, đưa ánh nhìn về phía Lý Quốc Nghiêm. 

"Thái sư," Dương Tĩnh bắt đầu, nhưng không vội tấn công trực diện. "Lý Quốc Nghiêm, ngài luôn nhắc đến sự ổn định, nhưng có phải chúng ta đang ổn định không? Các quan lại địa phương, họ không phải là kẻ thù của triều đình, mà là những người thực sự hiểu rõ tình hình. Nếu không trao quyền cho họ được phép tự thực thi, sự trì trệ sẽ sẽ lan rộng, việc ra quyết định ảnh hưởng đến bách tính ở xa hàng ngàn dặm trong khi ngồi ở đây có phải là điều xa rời thực tế?"

Lý Quốc Nghiêm quay sang Dương Tĩnh, ánh mắt tràn đầy sự hoài nghi. "Vậy ngài nghĩ, trao quyền cho các quan lại địa phương sẽ bảo vệ triều đình sao? Đây là sự mạo hiểm không thể tha thứ. Khi không còn sự kiểm soát từ trung ương, những tướng lĩnh có thể tự ý hành động mà không cần tuân theo chỉ đạo từ hoàng đế."

Nguyễn Thiện Duy, Thượng thư Bộ Lễ, giờ đây không thể không lên tiếng. Ông đứng vững, ánh mắt đầy quyết đoán, giọng nói không thiếu sự nghiêm khắc.

"Ngài đại Đại tư đồ, các ngài có chắc rằng những quan lại địa phương sẽ trung thành với triều đình? Nếu cho phép quân đội hành động độc lập, chẳng phải chúng ta đang nuôi dưỡng một mối nguy lớn hơn sao? Các ngài không thể chỉ nhìn vào quyền lợi trước mắt mà quên mất hậu quả lâu dài."

Dù đối mặt với những ánh mắt đang đủ thứ biểu cảm đang nhìn mình nhưng Trần Bảo Khánh vẫn giữ vẻ điềm tĩnh trên ngai vàng, ánh mắt của anh sáng lên một chút như đang thẩm thấu từng lời nói, từng động tác của từng xung quanh. Mỗi một cử chỉ, mỗi cái liếc mắt, hay một nụ cười nhẹ đều ẩn chứa một thông điệp, và anh người ở vị trí trung tâm phải tỉnh táo để phân biệt đâu là mưu kế, đâu là lời nói thật. Vừa đảo mắt anh vừa hí hoáy ghi chép. Cuộc tranh luận trong diễn ra một cách đầy căng thẳng, với những tên cáo già lão luyện trong trò chơi chính trị đứng đối diện nhau. 

Lý Quốc Nghiêm đứng thẳng lưng, kéo giãn những vết gấp trên bộ quan phục làm nó căng ra làm cho ông ta sừng sững như một cây đa khổng lồ, gương mặt nghiêm nghị như một tảng đá. Đôi mắt ông sắc lạnh, như những viên đá rắn chắc, không hề chớp mắt khi nhìn về phía Trần Bảo Khánh.

"Thưa Hoàng thượng, việc trao quyền kiểm soát quân đội cho các quan lại địa phương là một sai lầm lớn. Quân đội phải luôn nằm dưới sự chỉ đạo của triều đình, nếu không, chúng ta sẽ không thể kiểm soát được lực lượng này. Để quân đội trở thành công cụ của thế lực địa phương, đó là con đường dẫn đến phân tán quyền lực và sự hỗn loạn."

Ông ngừng lại, ánh mắt lướt nhanh qua Tả tướng quân Lê Chí Hào, người đang đứng ngay cạnh, rồi khẽ nhếch môi như muốn truyền tải một tín hiệu. Lý Quốc Nghiêm không hề nói to, nhưng tất cả đều hiểu rằng ông đang mong đợi sự đồng tình từ Tả tướng quân.

Lê Chí Hào, Tả tướng quân, vẫn giữ vẻ trầm tĩnh. Ánh mắt ông không mấy trực tiếp mà lại lướt qua mọi người trong phòng, như thể đánh giá tình hình từng người một. Lúc này, ông không nhanh chóng nhập cuộc với thái sư, mà thay vào đó, ánh mắt của ông hướng về Nguyễn Thiện Duy với sự tán đồng nhẹ nhàng. Lê Chí Hào hạ thấp ánh mắt, đôi mắt như suy tư về những lời của Thái sư, rồi nhẹ nhàng lên tiếng.

"Thái sư và thượng thư bộ lễ nói chí phải thưa bệ hạ. Quân đội là xương sống của sức mạnh triều đình, nếu phân quyền như vậy e rằng thiên hạ sẽ đại loạn, quân phiệt tranh đấu lúc đó khó mà phân biệt vàng thau lẫn lộn." Ông dừng lại, một cái liếc mắt nhanh về phía Lý Quốc Nhiêm, như thể đưa ra tín hiệu đồng tình. Mặc dù không trực tiếp phản đối, nhưng lập trường của ông đã đủ rõ ràng để khiến Thái sư phải suy nghĩ lại.

Nguyễn Thiện Duy, Thượng thư Bộ Lễ, tiếp tục bức ra khỏi hàng thẳng người, đôi tay chắp  lại trước ngực, không hề biểu lộ cảm xúc ra ngoài.  

"Chúng ta không thể dễ dàng trao quyền cho các quan lại địa phương mà không tính đến những nguy cơ tiềm ẩn. Họ có thể vì lợi ích cá nhân mà không tuân thủ triều đình, dẫn đến việc quân đội sẽ không còn phục tùng vua. Quyền lực không thể phân tán nếu chúng ta muốn duy trì sự ổn định."

Ông ngừng lại, ánh mắt của ông lướt qua Trần Văn Minh, rồi nhướng mày nhẹ, một cử chỉ khiêu khích, như thể ông đang thử thách những kẻ chống lại mình.

Trần Văn Minh lúc này lớn giọng, lộ ra một biểu cảm khó coi, ông ta không ngại ngần chỉ thằng tay về phía Lý Quốc Nghiêm. "Thái sư, quân đội không thể chỉ phục tùng mệnh lệnh của triều đình mà không xem xét thực tế của các vùng địa phương. Những quan lại địa phương hiểu rõ tình hình của dân chúng, và chỉ có họ mới có thể đáp ứng kịp thời khi có biến cố xảy ra."

Nguyễn Văn Hiển, Hữu thị lang Bộ Lại tiếp tục nói thêm làm cho khuôn mặt Lý Quốc nghiêm bắt đầu hơi đỏ nhẹ lộ ra những đường gân xanh mờ nhạt chạy dưới trán."Quân đội không thể chỉ là công cụ của triều đình, mà phải là công cụ của tất cả những người bảo vệ đất nước. Việc trao quyền cho các quan lại địa phương không phải là điều tồi tệ như Thái sư nghĩ. Mỗi khu vực có đặc thù riêng, và nếu chúng ta không trao quyền cho họ, chúng ta sẽ không thể đối phó với những vấn đề phát sinh."

Tất cả ánh mắt trong phòng giờ đổ dồn về phía Ngai vàng, Trần Bảo Khánh vẫn giữ im lặng, bàn tay và đôi mắt vẫn không rời khỏi những cây bút lông và những từ giấy chi chít nét chữ. Anh đăm chiêu, nghĩ ngợi một lúc rồi đưa mắt rời khỏi bàn, hướng sự chú ý về kẻ phía dưới.

“Tất cả các khanh đều nói có lý, có lẽ ta đã quá nôn nóng khi đưa ra đề xuất này!” Một số người vẫn muốn lên tiếng nhưng đều bị anh đưa tay chặn lại. Đây là điều mà anh đã lường trước. Bởi vì sỡ dĩ Trần Bảo Khánh cũng không cần bọn người này tán thành hay đồng ý với anh. Mặc kệ đám người đang nháo nhác trong điện, Trần Bảo Khánh cho kết thúc buổi thượng triều vì hôm nay anh đã thu hoạch đủ.

                                                             ***

Thư phòng yên ắng, chỉ có tiếng bút lướt trên giấy và mùi hương nhè nhẹ của trà thoảng trong không khí. Ánh nắng chiều tà hắt qua cửa sổ, chiếu lên từng đường nét của Ngọc Lan khi cô cẩn thận mài mực, đôi tay uyển chuyển và nhẹ nhàng như đang thực hiện một nghi lễ. Trước mặt, hoàng đế Trần Bảo Khánh ngồi dựa lưng vào ghế, đôi mắt dõi theo từng cử động của cô với vẻ thích thú khó che giấu.

“Lan này, có vẻ trong vùng đất của ta đang có hai con sói dữ” anh lên tiếng, phá vỡ sự tĩnh lặng, chỉ về những cái tên đang nằm ngọn thành hai hàng dưới mục đề được ghi bằng mực đỏ thái hậu và thái sư. Dù đã lờ mờ biết được qua những lần được Ngọc Lan gợi ý nhưng cơ bản anh vẫn chỉ có thể đoán rằng đại khái là có hai phe trong triều đình nhưng không thể biết được thành viên của họ gồm những ai. Vì vậy thông qua việc biết được bà mẹ kế của mình có quan hệ khá tốt với các quan lại địa phương nên Trần Bảo Khánh quyết định tung ra một miếng mồi để nhằm nhử cả hai phe ra khỏi hang.

Ngọc Lan không đáp ngay, vẫn chăm chú vào việc trải giấy và chỉnh lại ngọn bút lông trên nghiên mực. Cô chậm rãi nhấc ấm trà, tự tay rót vào chén trước mặt hoàng đế. Động tác của cô mềm mại, nhưng không kém phần chuẩn mực. Sau khi đặt ấm trà xuống, cô mới nhẹ nhàng trả lời, giọng nói mang vẻ đều đều, nhưng từng chữ như ẩn giấu tầng tầng lớp lớp ý nghĩa:

“Bầy sói thường cắn nhau không vì thịt, mà vì lãnh địa. Nhưng nếu con sói đầu đàn ngồi im quá lâu, đôi khi chúng sẽ quên mất ai mới thực sự làm chủ bầy.”

Trần Bảo Khánh nhấc chén trà lên, nụ cười nửa miệng hiện trên môi. “Cô đang ám chỉ ta sao? Vậy theo cô, ta nên đứng dậy rống lên một tiếng để nhắc nhở chúng, hay cứ để chúng tự triệt tiêu lẫn nhau?”

Ngọc Lan dừng tay, ngẩng lên nhìn anh. Đôi mắt sáng, sắc sảo của cô chiếu thẳng vào anh, nhưng khóe miệng vẫn giữ nguyên một nụ cười nhàn nhạt. “Hoàng thượng có biết vì sao một người lữ hành khi đi qua núi lại luôn dừng chân trước gió lớn không?”

“Vì họ sợ ngã?” Anh hỏi lại, một chút chế giễu pha trong giọng nói.

Cô lắc đầu, đặt lại nghiên mực ngay ngắn trên bàn. Đôi tay thoăn thoắt sắp xếp lại những cuộn tấu chương, từng động tác đều tỉ mỉ và chuẩn xác. “Không phải vì sợ ngã, mà vì gió lớn sẽ quét đi những lá khô cản đường. Người khôn ngoan không sợ gió, nhưng cũng không đứng giữa bão. Họ chỉ chờ gió đủ mạnh để thấy rõ con đường.”

Một thoáng im lặng bao trùm. Trần Bảo Khánh chống cằm, ánh mắt chăm chú nhìn cô như đang cố đọc thấu tầng nghĩa sau lời nói ấy. “Cô đang bảo ta cứ ngồi yên và để chúng cắn xé nhau?”

Ngọc Lan không trực tiếp trả lời, chỉ mỉm cười mơ hồ, cầm lấy một chén trà rót cho mình. Sau khi nhấp một ngụm nhỏ, cô đặt chén xuống, giọng nói nhẹ nhàng như gió thoảng:

“Thần chỉ nói về người lữ hành. Nhưng hoàng thượng, thần nghĩ ngài không phải là kẻ đi qua núi, mà là người đang đứng trên đỉnh.”

“Người đứng trên đỉnh thì sao?” Anh hỏi, giọng đã bớt đi vẻ chế giễu.

“Người trên đỉnh không cần tìm đường,” cô đáp, vẫn giữ nụ cười như bí mật của riêng mình. “Nhưng chỉ một sai lầm nhỏ, đá dưới chân sẽ tự biến thành bão lở.”

Nói xong, cô đứng dậy, nhẹ nhàng thu dọn nghiên mực và giấy tờ, chuẩn bị lui ra. Nhưng trước khi bước khỏi thư phòng, cô dừng lại, ngoảnh đầu nhìn anh một lần nữa.

“Hoàng thượng, kẻ cắn xé nhau không bao giờ là mối nguy lớn nhất. Chỉ những kẻ im lặng, chờ gió lặng, mới thực sự đáng sợ.”

Cánh cửa khẽ khép lại sau lưng cô, để lại Trần Bảo Khánh một mình trong gian phòng. Anh đưa mắt nhìn chén trà cô pha, hơi ấm vẫn còn lan tỏa. Một nụ cười hiện trên môi anh không phải nụ cười mỉa mai thường thấy, mà là một nụ cười đầy hứng thú pha lẫn chút dè chừng.

“Cô lúc nào cũng nói mơ hồ” anh lẩm bẩm, ánh mắt trở lại sắc lạnh như thường lệ. “Nhưng chính vì thế ta mới không thể bỏ qua cô.”

Trong một gian phòng nhỏ, bài trí giản dị nhưng kín đáo, bốn con người thuộc hàng ngũ quan lại tụ tập sau giờ triều. Ánh sáng nhạt dần của buổi chiều hắt qua cửa sổ, chiếu lên khuôn mặt trầm tư của từng người. Không gian tưởng chừng yên tĩnh, nhưng bầu không khí nặng nề, chất đầy những suy nghĩ không thành lời. Cuộc tranh luận sáng nay trong triều vẫn còn in đậm trong tâm trí họ.

Lê Tấn Dũng ngồi tựa lưng vào ghế, tay vuốt cằm, gương mặt sạm đi vì ưu tư. Giọng ông trầm xuống, mang theo chút bực dọc:

“Cái sắc lệnh này… để quan lại địa phương tự điều động quân đội. Hoàng thượng nghĩ gì mà đưa ra một đề xuất như thế? Đây không phải chuyện để nói chơi!”

Phạm Văn Định, đứng gần cửa sổ, chắp tay sau lưng, nhếch mép cười như thể ông đã nhìn thấu mọi chuyện. Giọng ông chậm rãi, pha chút giễu cợt:

“Nghĩ gì sao? Tấn Dũng, ông thật sự nghĩ ngài ấy không biết nó sẽ gây ra tranh cãi à? Tôi thấy đây chẳng qua là một mồi lửa ném vào đống rơm khô mà thôi. Một cách khôn ngoan để khiến chúng tự cháy, phải không?”

Hoàng Phúc, vẫn giữ vẻ điềm đạm, cầm trên tay một cuốn sách nhưng không hề lật trang nào. Ông khẽ gật đầu, giọng nhẹ như gió thoảng nhưng không thiếu phần sắc sảo:

“Không phải không có lý. Cuộc tranh luận hôm nay… rõ ràng phe thái hậu và phe thái sư đã bộc lộ quan điểm rất rõ ràng. Những ai phản đối gay gắt, ta đều có thể đoán được họ thuộc phe nào.”

Nguyễn Thanh, ngồi ở góc phòng, đặt cuốn tấu chương xuống và ngẩng đầu lên, ánh mắt sắc bén nhìn quét qua phòng:

“Nhưng mọi người không thấy điều này nguy hiểm sao? Một sắc lệnh như vậy, dù chỉ là để ‘thảo luận,’ cũng đủ làm rung chuyển cả hệ thống quản lý quân đội. Nếu không cẩn thận, quân đội sẽ rơi vào tay các thế lực địa phương. Lúc đó, triều đình chẳng còn sức mạnh để kiểm soát tình hình.”

Phạm Văn Định quay lại, nhìn Nguyễn Thanh với nụ cười nhạt trên môi, giọng nói nửa như trấn an, nửa như mỉa mai:

“Cô Nguyễn, tôi không nghĩ hoàng thượng ngây thơ đến thế. Ngài ấy chưa bao giờ có ý định thực sự ban hành sắc lệnh này. Đây chỉ là cách để ngài ấy xác định ai là bạn, ai là thù mà thôi. Sáng nay, chẳng phải chúng ta đều thấy rất rõ sao?”

Nguyễn Thanh nhíu mày, đôi mắt ánh lên vẻ bất mãn. Giọng cô sắc lạnh, mỗi chữ đều đầy trọng lượng:

“Nhưng làm như vậy là đặt cả triều đình vào trò chơi nguy hiểm. Nếu một phe nào đó lợi dụng cơ hội này, chẳng phải đất nước sẽ rơi vào hỗn loạn sao? Hoàng thượng cần sự ổn định, không phải trò chơi chia rẽ như thế này.”

Lê Tấn Dũng đập tay xuống bàn, ánh mắt lóe lên vẻ cương quyết:

“Cô nói đúng, Nguyễn Thanh. Dù hoàng thượng có ý định gì, quân đội không phải thứ để đem ra thử nghiệm. Ta không thể để bất kỳ thế lực nào lợi dụng chuyện này làm suy yếu sức mạnh quân sự.”

Hoàng Phúc đặt cuốn sách xuống bàn, đôi mắt nheo lại như đang phân tích từng khả năng. Giọng anh nhẹ nhàng nhưng đầy ẩn ý:

“Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều. Nếu hoàng thượng không làm gì, ngài ấy sẽ mãi là bù nhìn. Ngài ấy cần thấy rõ ai là bạn, ai là thù. Có lẽ, đây là cách duy nhất.”

Phạm Văn Định bật cười thành tiếng, nhưng trong tiếng cười mang theo sự chua chát:

“Bạn và thù ư? Định nghĩa này thay đổi nhanh lắm, các vị. Hôm nay là đồng minh, ngày mai có thể là kẻ đối đầu. Hoàng thượng muốn chơi trò cân bằng, nhưng tôi chỉ e rằng sợi dây ấy quá mỏng manh để giữ được lâu.”

Căn phòng rơi vào im lặng. Tiếng côn trùng từ xa vọng lại như nhấn mạnh thêm bầu không khí ngột ngạt. Ánh mắt của từng người chợt mờ đi, chìm vào dòng suy nghĩ riêng. Trong đầu họ, chỉ một câu hỏi hiện lên: Liệu hoàng thượng thực sự biết mình đang làm gì, và liệu họ có sẵn sàng tham gia vào trò chơi nguy hiểm này?

                                                                 ***

Mặt trời chiều nhạt dần, ánh sáng vàng vọt chiếu qua những cửa sổ cao, rọi lên từng tấm ván gỗ cũ kĩ trong thư viện của Quốc Tử Giám. Không khí ở đây thanh tĩnh đến mức chỉ còn lại tiếng quạt giấy lật phành phạch và tiếng bút lông lướt trên mặt giấy. Trần Hùng, cháu trai của Hoàng hậu, lần đầu tiên vào thư viện, không phải để học mà là vì một cảm giác bất chợt thôi thúc. Anh ta đã nghe nhiều về Quốc Tử Giám, nhưng hôm nay trực tiếp đến lại có cảm giác hồi hộp bất thường khiến anh không thể bỏ qua.

Bước vào giữa những kệ sách dài, ánh mắt của anh tình cờ dừng lại trên một bóng dáng duyên dáng đang ngồi gần một bàn đọc sách, trang phục đó không phải là trang phục học trò của Quốc Tử Dám. Cô ngồi một mình, chăm chú viết gì đó trên giấy, đôi tay điêu luyện mài mực, không gian quanh cô toát lên một vẻ bí ẩn khó tả. Trần Hùng không thể không tiến lại gần, dù có phần ngập ngừng.

Khi anh đến gần hơn, cô ngẩng đầu lên, ánh mắt bình thản nhìn thẳng vào anh như thể đã cảm nhận được sự hiện diện của anh từ trước. Một thoáng ngạc nhiên nhưng vẫn giữ vững phong thái bình tĩnh, cô cất giọng nhẹ nhàng.

“Có chuyện gì không, công tử?” Giọng cô thoảng qua như một làn gió nhẹ, không lạnh lùng nhưng cũng không quá thân mật, cứ như thể cô đã quen với việc người khác đến gần mình.

Trần Hùng hơi ngập ngừng, ánh mắt lấp lánh một chút ngạc nhiên khi thấy cô gái ấy hoàn toàn bình thản. Anh cười gượng, cố gắng giữ vẻ tự nhiên.

“Tôi… chỉ là không nghĩ rằng có ai ở đây,” anh đáp, không giấu nổi sự tò mò. “Cô là học trò của Quốc Tử Dám à?”

Cô ấy nhìn anh một lúc lâu, không vội vã trả lời, khẽ nhếch miệng cười nhẹ, rồi chậm rãi đặt cây bút xuống bàn, ánh mắt vẫn không rời khỏi Trần Hùng.

“Không hẳn,” cô trả lời, giọng điệu không vội vàng, như thể mỗi lời nói đều ẩn chứa một tầng ý nghĩa khác. “Tôi đến đây khá thường xuyên. Quốc Tử Giám là nơi mà những người tìm kiếm kiến thức hay nghiên cứu vẫn hay đến. Còn về tôi, chỉ là một khách qua đường thôi.”

Trần Hùng không thể không cảm thấy mình bị lạc vào sự mơ hồ của câu trả lời. Cô gái này nói ít nhưng lại khiến anh phải suy nghĩ nhiều. Anh tiến lại gần thêm, cố gắng hiểu rõ hơn về cô.

“Khách qua đường?” Anh lặp lại câu nói của cô, như thể muốn thử sức với một câu hỏi khác, “Chắc chắn là một khách qua đường rất đặc biệt, vì tôi chưa từng gặp ai như cô ở đây.” Anh không thể giấu nổi sự ngạc nhiên trong giọng nói của mình. “Tên tôi là Trần Hạo, cháu trai của Hoàng hậu. Còn cô…” Anh ngừng lại, cố gắng tìm từ ngữ thích hợp, “Cô là ai?”

Ngọc Lan nhìn anh một lúc, ánh mắt của cô sâu thẳm như một hồ nước tĩnh lặng. Cô không trả lời ngay mà chỉ lặng lẽ đứng dậy, thu dọn sách vở trên bàn một cách nhẹ nhàng. Mỗi động tác của cô như một vũ điệu tinh tế, nhịp nhàng và đầy quyền lực. Khi cô ngẩng đầu lên nhìn Trần Hạo, ánh mắt ấy lại mang theo một sự bình thản, như thể mọi thứ đã được cô tính toán trước.

“Công tử,” cô nhẹ nhàng đáp, không có chút vội vã, “Có lẽ tôi không phải là người đặc biệt trong mắt công tử, nhưng tôi tin rằng mỗi người đều có câu chuyện riêng, một con đường riêng để đi. Đôi khi, câu hỏi ‘ai là ai’ không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm ra đáp án.”

Trần Hùng nghe mà không hiểu hết, nhưng anh không thể rời mắt khỏi cô. Câu trả lời của cô ấy có chút gì đó mơ hồ, nhưng chính điều đó lại khiến anh cảm thấy hấp dẫn và tò mò hơn. Cô không nói nhiều, nhưng mọi lời nói đều như ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc.

“Vậy sao?” Anh lặp lại, giọng điệu nhẹ nhàng hơn, cố gắng tạo ra một không gian thoải mái. “Có vẻ như cô là người không dễ dàng để tìm hiểu.” Anh khẽ nghiêng đầu, ánh mắt có chút đùa cợt, “Có lẽ tôi phải tìm cách biết thêm về cô rồi.”

Cô không trả lời ngay, mà chỉ lặng lẽ đứng dậy bước ra khỏi thư viện vẫy tay về phía anh, như thể một cái vẫy tay chào tạm biệt, nhưng cũng đầy ẩn ý.

“Công tử, tôi e rằng đôi khi, tìm hiểu quá nhiều lại không phải là điều tốt.” Cô nói một cách mơ hồ. “Nhưng nếu công tử thật sự muốn biết, thì có lẽ chúng ta sẽ có dịp nói chuyện thêm.”

Và rồi, cô rời đi, để lại Trần Hạo đứng đấy, trong lòng tràn ngập những câu hỏi chưa có lời giải. Anh không hiểu sao mình lại cảm thấy như thể một cánh cửa vừa mở ra, nhưng lại đầy bí ẩn và khó đoán.

Anh đứng lặng, ánh mắt dõi theo bóng dáng của cô, lòng không ngừng tự hỏi: “Cô là ai thật sự đấy?

Lời từ người viết:

Truyện này được lấy cảm hứng từ thời kỳ cuối triều Lý, Trần và Lê Trung Hưng, những giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam, khi quyền lực của hoàng đế bị lung lay bởi các quyền thần và ngoại thích. Để tạo ra một không gian tự do sáng tạo, mình đã chọn một quốc gia giả tưởng để kể câu chuyện này, nhằm dễ dàng triển khai các tình tiết mà không bị ràng buộc bởi những giới hạn lịch sử cụ thể.

Mặc dù bối cảnh của câu chuyện có thể gây liên tưởng đến các sự kiện lịch sử thực, mình muốn tạo ra một thế giới mới, nơi các nhân vật và sự kiện có thể phát triển theo hướng mình mong muốn, đồng thời tránh đi những vùng cấm lịch sử quá nhạy cảm.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khi xây dựng câu chuyện này là sự gắn kết với văn hóa Việt Nam. Mình đã cố gắng giữ sự thuần Việt trong từng chi tiết, hạn chế tối đa việc sử dụng hán việt, tuy nhiên, do bối cảnh của câu chuyện lấy cảm hứng từ thời kỳ phong kiến Đông Á, việc sử dụng một số từ ngữ hán việt là điều không thể tránh khỏi. Mình hy vọng bạn đọc sẽ cảm nhận được sự chân thật và quen thuộc trong từng câu chữ, đồng thời hòa mình vào thế giới này một cách tự nhiên nhất.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng câu chuyện này. mình hy vọng các bạn sẽ tìm thấy sự thú vị trong mỗi chương truyện. 

Xin cảm ơn mọi người đã dành thời gian quý báu để theo dõi. Đồng thời bình luận của mọi người là động lực để mình viết và hoàn thiện hơn các chương sau.

Bình luận (1)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

1 Bình luận

lủng lẵng - Phải sửa thành lủng lẳng nha bác
Ngài đại Đại tư đồ - Chỗ này là bác bị thừa 1 chữ đại hay là thiếu chữ gì đây hả bác?

Giọng văn vẫn khá ổn định. Cảm ơn bác vì chương mới
Xem thêm