Đóa Hoa Tulip Trắng Nở Rộ...
Kastova Antonov Nguyễn Bá Hùng, Nacoli Tomahawk, Kastova Antonov
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

[Thiên Thần Nơi Tử Địa] - Ký ức tiền kiếp

Chương 20: Quay trở về từ cõi chết

1 Bình luận - Độ dài: 3,303 từ - Cập nhật:

Ngoài trời, ngay qua kính cửa sổ đang đóng, thế giới đang rất lạnh lẽo. Dưới phố, những cơn gió nhỏ làm bụi và giấy rách bay tứ tung. Mặc cho mặt trời đang chiếu và trời xanh thẳm đến đâu, hình như không vật gì có màu thật sự ngoài những tấm áp phích tuyên truyền của chế độ cũ dán khắp nơi. Vẻ ám xịt ấy một lần nữa bao trùm Sovetyrad, tựa như cái cách mà người dân nơi đây đang sống.

Từng ngôi nhà, từng tòa chung cư hiện ra sau lớp mây mù huyền ảo, sương mù tỏa ra, xâm nhập vào từng ngõ ngách của thành phố. Trên đường, các đoàn xe quân sự của Liên Bang Westalyast nườm nượp tiến vào trong sự nơm nớp lo sợ của người dân địa phương.

Cỗ xe tăng Marleyont nặng trịch chạy băng băng trên đường mà không gặp phải chướng ngại vật nào. Từ động cơ xe tỏa ra làn khói đen kịt, theo sau là quân lính Westalyast với vũ trang đầy đủ. Họ hành quân với vẻ kiêu ngạo của kẻ chiến thắng, họ nhìn những công dân Volgakovich bằng ánh mắt ghê tởm và khinh bỉ, cũng như cái cách mà bản thân bị giày xéo suốt nhiều năm qua. Tiếng bước chân ấy như lấn át hết tiếng khóc thương của bà mẹ, của cô vợ nhỏ bé đã mất đi người thương vì chiến tranh.

Thành phố này thật hiu quạnh và vắng bóng người. Ở trên trời, những đám mây buồn rười rượi vẫn trôi, chiến tranh đã kết thúc, nhưng những khói lửa và máu vẫn còn vương vất đâu đó bên trên bầu trời. Dù thủ đô không chút hư hại, nước mắt và nỗi đau của những người còn sống vẫn chảy thành dòng, biến thành một sự phô diễn của thực tại đau đớn. Một thất bại đau thương và đắt giá, nhưng đổi lại chẳng có gì ngoài sự ô nhục. E rằng đó cũng là cái giá phải trả cho của những sinh mạng vô tội đã bị giết chết dã man và thảm thương nơi chiến trường xa xôi.

Trong văn phòng chính của Tòa nhà Quốc hội Lâm thời Volgakovich bỗng tỏa ra một bầu không khí đầy rẫy sát khí. Tiếng cánh cửa nặng nề mở ra, đứng sẵn ở đó là hàng chục vệ sĩ cùng các quan chức chính phủ của nước thắng trận đang ngạo nghễ bước vào. Ngồi sẵn ở đó, là ban tổng cục chính trị của Eastkrovia với vẻ mặt thẫn thờ.

Dường như những vị quan chức của chế độ này đã lờ mờ đoán ra ý định nhan hiểm từ bên Westalyast. Họ biết kết cục của mình sau cuộc họp này sẽ ra sao. Đó không gì khác ngoài cái chết bi thảm nhất. Trông thấy quê hương bị giẫm đạp đến tàn tạ bởi kẻ mình ghét nhất.

Không ít số tử sĩ đã đứng lên, nhưng cũng chẳng khá hơn là bao. Chính cái sự kiện thảm sát hơn 400 sinh viên có tư tưởng chống đối chế độ quân quản do chúng tôi gây ra đã làm lay động cả tinh thần ái quốc của mọi người.

“Chào buổi sáng ngài tổng thống, chúng tôi là phái đoàn ngoại giao tới từ Cộng Hòa Liên Bang Westalyast. Như mọi người đã biết, ngày hôm nay, chúng ta sẽ tổ chức cuộc họp khẩn về tình hình chính trị và xã hội của nước Cộng Hòa Nhân Dân Eastkrovia. Đầu tiên, tôi xin được đính chính về những thông tin gần đây về việc giải thể nhà nước hiện tại là hoàn toàn chính xác.”

Người đàn ông vừa mở lời đó, không ai khác là tổng tư lệnh quân đội Kestrel Panzer. Một con người đã tham chiến từ nhiều mặt trận, trực tiếp giành thắng lợi đắt giá cho nước nhà. Kestrel đọc lên bản hiệp định được soạn sẵn với vẻ khá khó chịu.

“Đầu tiên. Tôi muốn thành lập một liên minh gồm các quốc gia cũ để thuận lợi cho công cuộc tái khôi phục kinh tế hậu chiến. Trong đó, mục tiêu đặt ra là tiến hành cải tổ trên mọi mặt. Từ chính trị tới văn hóa xã hội. Chúng tôi sẽ tiến hành sửa đổi hiến pháp cũng như về mặt giáo dục.”

Ngay khi kết thúc lời mở đầu, bầu không khí rơi vào im lặng, không một ai dám nói gì. Thứ duy nhất người ta còn nghe thấy là hơi thở não nề và tiếng gió kêu ngoài ban công. Bỗng, một vị chính trị gia đứng lên đáp trả lại ý đồ của bên kia.

“Theo tôi, việc giải thể nhà nước nhân dân Eastkrovia là hoàn toàn phi lý và rất mang tính phiến diện. Các người tuy chiến thắng chiến tranh, nhưng không có nghĩa các anh được hành xử quá mức như vậy. Chúng tôi cũng không chấp nhận cái nền giáo dục thối nát và xét lại lịch sử này. Chế độ quân quản suy cho cùng cũng chỉ cái cớ để các người cai trị dễ dàng hơn chứ chẳng phải tốt đẹp gì.”

Kestrel thở dài rồi trả lời câu trách móc một cách thuần thục, tựa đã biết được câu hỏi từ trước. Kestrel nhìn thẳng vào cậu ta bằng ánh mắt đe dọa như đang muốn ăn tươi nuốt sống.

“Vậy, theo các anh, để hoàn trả 2.000 tỷ Pentc tiền bồi thường chiến phí, liệu Eastkrovia có đủ sức? Ngoài ra, việc giải thể nhà nước khủng bố này cũng phần nào giảm thiểu tối đa nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân. Các anh định quẩy tan nát cái đại cầu này lần nữa sao?”

“Không! Chắc chắn là không. Dù đang gặp khó khăn, nhưng tôi chắc chắn sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền đó cho lũ chó chết các anh. Chính các người là kẻ đã khơi mào cho thảm họa đại chính trị này!”

 Tôi đứng đó, bên cạnh Ilaina và đội cận vệ, chứng kiến cuộc tranh cãi không hồi kết giữa những người đứng đầu của hai quốc gia khác nhau một cách lực bất tòng tâm. Đáng lẽ sẽ chẳng có gì to tát nếu Eastkrovia chịu ký vào thỏa thuận rút quân từ tháng 4 ba năm trước, và cuộc chiến cũng sẽ kết thúc sớm mà không gây quá nhiều thiệt hại.

Nhưng cái mộng tưởng non nớt ấy cũng chẳng thành hiện thực. Dốc gần như 100% sức lực vào quân sự, bản thân Eastkrovia đã mục rữa, cộng thêm sai lầm do các đảng chính trị trong nước nên tình hình này quả là gây khó dễ cho các tiểu quốc độc lập.

Họ chỉ vừa bước ra khỏi chiến tranh, nay lại đối mặt với chiến phí lớn tới vậy, tôi dám chắc sẽ chẳng ai dám đảm nhiệm vai trò này. Khủng hoảng ập tới đối với các nhà chính trị gia chế độ cũ tưởng như chỉ xảy ra trong truyện cổ tích, không ngờ lại thành thật.

Mặt khác, mạng xã hội quốc tế tràn ngập những tin tức chĩa mũi nhọn vào Westalyast vì cho rằng chúng tôi đang gây sức ép để xóa sổ các nước Cộng Hòa độc lập mới. Nhưng họ cũng đâu biết được những gì người Westalyast chịu đựng?

“Được rồi. Lại là cái mớ lập luận vô căn cứ ấy. Rốt cuộc các người đã bị tẩy não tới mù quáng mức nào vậy! Kritchenburg trong những ngày đầu đã hứng chịu cả ngàn đợt dội bom từ cường kích Ilyushin. Người chết chủ yếu là dân thường đó! Vậy ra mục tiêu của các người là những người dân chỉ biết làm công ăn lương sao!”

Bầu không khí trở nên căng thẳng tột độ khi phái đoàn Eastkrovia bắt đầu buông lời chửi rủa tới chúng tôi. Mặc cho máy quay đang ghi hình, họ vẫn thản nhiên đập phá, liên tục gào thét lên.

“Nói dối! Chính phủ tư sản giãy chết của các người bóc lột người dân trong các nhà máy, công xưởng tới chết đó! Chúng tao chỉ đang giải phóng họ thôi, bọn khốn. Mày đã bao giờ trải nghiệm cảm giác bị bọn chủ nô đánh đập thừa sống thiếu chết đâu mà biết!”

Tôi ngó nhìn sang Ilaina lúc này đang nắm chặt lấy bàn tay lạnh cóng của mình. Bất giác, những ký ức về thời ngày ấy lại ùa về như lũ. Một thời dù bao dung bao nhiêu nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

Không, tôi không ghét Eastkrovia. Ai lại đi ghét những cánh đồng xanh rợp trời, những gia đình thân thiện nơi đô thị rực rỡ màu đỏ ấy chứ. Thứ tôi sợ tới ám ảnh, và ghét nhất chính là chúng. Chính trị gia.

Hồi ấy, chúng tôi chỉ là những cô cậu học trò ngây thơ, chẳng hề biết đến thứ gọi là chính trị. Chúng tôi đơn giản chỉ tới trường, như lẽ sống. Không ai hoàn toàn tập trung vào việc học quá nhiều, chúng tôi vẫn còn thời gian để chơi đùa với nhau.

Song, quãng thời gian đó nhanh chóng bị chấm dứt khi sự cải cách về giáo dục diễn ra. Tư tưởng thù hằn dân tộc đã dần lộ diện và ngấm sâu vào tiềm thức của chúng tôi. Rồi từ những cô cậu ngây thơ, chúng tôi đã thoái hóa tới mức không thể thấy bản thân ngày trước nữa.

Chúng tôi u mê và chìm đắm vào suy nghĩ của những kẻ quan chức, rằng giai cấp vô sản của Westalyast bị đánh đập, cưỡng bức dã man như thế nào. Ở nơi đó, sự tự do cũng vô nghĩa, bạn sẽ luôn bị đám quan chức sỉ vả vì xuất thân khốn khổ.

Để rồi, khi tôi phải bỏ chạy, tôi mới ngỡ ngàng khi nhận ra người dân Westalyast sống rất bình yên, rất hòa thuận. Thì ra những trang sách dài đằng đẵng cũng chỉ là nói dối, muốn kích động sự non nớt thành hận thù.

Nhưng lúc này đây, những kẻ kia vẫn một mực khẳng định rằng Eastkrovia là thiên đường cho người công nhân và nông dân. Trên thực tế, hầu hết các giai tầng ở đó như một con rối. Họ chịu sự chi phối của tư tưởng chính trị lệch lạc đó, trong thời gian quá dài.

Ilaina nắm chặt lấy tay tôi, cứ như thể chẳng thể nào chấp nhận cái giọng điệu bênh vực đó. Cô ấy là người hiểu rõ sự đày đọa của cái nơi phản địa đàng ấy tới nhường nào. Tôi nắm lấy bàn tay đang run rẩy ấy, cố trấn an cô trước khi mọi chuyện tệ hơn.

“Bình tĩnh đi, nếu sự thật là vậy, tại sao làn sóng di cư bất hợp pháp và đầu hàng của các anh lại cao ngất ngưởng vậy. Theo báo cáo, đã ghi nhận tổng cộng nửa trăm vạn người dân vượt biên sang Westalyast vào năm đầu tiên của chiến sự? Nếu đúng như lời các người nói, không phải nơi bên kia là thiên đường cho người lao động?”

Kestrel đáp lời vị quan chức kia, mặt không chút biến sắc nào. Cuộc đối đầu cũng dừng lại, bên đối phương chỉ có thể câm nín mà ký tên vào bản Ký kết giải thể nhà nước Eastkrovia.

Thời gian cũng dần trôi qua.... Chỉ trong nháy mắt vậy mà đã vài tháng kể từ khi nhà nước sụp đổ. Giờ đây, các quốc gia trẻ tuổi như Cộng Hòa Nhân Dân Volgakovich, Cộng Hòa Rostovia, Liên Bang Zaluskia đã bắt đầu bước sang kỉ nguyên mới.

Nhưng sẽ thật lạ nếu nói rằng cuộc chiến tranh giữa Eastkrovia và Westalyast đã hoàn toàn chấm dứt. Trên thực tế, dù đã được giới cầm quyền cho là vậy, trên khắp vùng lãnh thổ của nơi đây đang gồng mình chống chịu cơn ác mộng do chiến tranh để lại.

Những mất mát của chiến tranh là một chuyện, chuyện khác lại là việc tái thiết lại cuộc sống của người dân hiện tại. Ai cũng chật vật tái thiết lại cuộc sống, công việc của bản thân mình, không ai là không bị dày vò. Sau chiến tranh, tiền mất giá, nền kinh tế lao đao chóng mặt, cướp giật, tệ nạn diễn ra khắp nơi, chính phủ phải ban hành cả các lệnh giới nghiêm để giữ trật tự trị an. Lực lượng chức năng luôn thường trực thay cho cảnh sát, mọi người không được phép ra ngoài sau tám giờ tối.

Thiết quân luật ban ra. Bây giờ, thật không khó để bắt gặp cảnh tượng quân lính tuần tra khắp mọi nẻo đường. Bất kể có là ai, có vũ khí hay không cũng đều là đối tượng nguy hiểm. Những tấm áp phích tuyên truyền của Westalyast cũng tăng dần theo đó. Họ khuyến khích người dân Sovetyrad hãy từ bỏ đất nước để đi ra nước ngoài, có cuộc sống sung túc hơn, không bị kiểm soát gắt gao một cách cực đoan.

Một đất nước suy thoái nặng nề về mọi mặt mang tên Volgakovich này trước đây và hiện tại đã khác hẳn nhau. Ngày ấy, nó là một bơi chỉ dành cho giới lãnh đạo và quý tộc, là nơi tụ họp của tinh hoa tới từ khắp thế giới. Bây giờ, nó lại mang nghĩa vụ chứa chấp đủ thứ người. Ăn cướp, giết người, sát nhân, tệ nạn? Đều có cả.

Tôi lẳng lặng bước đi trên đường phố vắng ngắt không bóng người qua lại, như bao ngày khác. Cái không khí ảm đạm này, thật khó thở và ngột ngạt quá. Nó chẳng khác nào cảm giác hàng vạn mũi tên găm trúng cổ vậy. Ngày qua ngày, tôi chứng kiến nơi đây tàn tạ hơn, ngày ngày phải xem những bản tin về cái chết tang thương của dân vô tội.

Dạo gần đây, vụ việc xét lại lịch sử của Bộ Giáo Dục cũng đang được chú ý tới. Cụ thể, trong sách giáo khoa bản mới nhất, người ta dễ dàng nhận ra đã có sự chỉnh sửa không nhỏ khi nói rằng Kritchenburg là “tội đồ” của nhân dân Westalyast. Phần công lao sáng lập cũng bị cắt giảm đáng kể, gây ra sự hoang mang lớn trong công chúng. Lực lượng chức năng đã vào cuộc nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính.

Ngoài ra, trong sách Địa Lý, phần lãnh thổ phía Tây của Westalyast đã được chú thích “từng thuộc về nhà nước Eastkrovia”. Hẳn đã có vấn đề gì đó xảy ra trong nội bộ nhà nước đây. Nhưng tại sao lại xảy ra tình trạng đó chứ? Chẳng lẽ đã có tên gián điệp do ai đó cài vào rồi gây nên sự kiện trên chăng?

Tôi vừa suy nghĩ vu vơ, vừa rảo bước trên đường phố vắng lặng của thủ đô Sovetyrad. Bên vệ đường, những người lính dưới trướng của tôi đang uể oải mà gỡ bỏ từng biểu ngữ của chế độ cũ. Áp phích tuyên truyền đều bị xé thành trăm mảnh rồi mang đi đốt.

“Quỷ tha ma bắt bọn khốn Đảng Xã Hội, ngày qua ngày chỉ biết dán mấy cái tờ rác này thôi à, ai đó cho mấy thằng nhãi này cỏ để chạm đi xem nào.”

“Im mồm đi, tao không muốn mấy thằng công nhân xưởng gỗ ngồi khóc lóc ăn vạ trước cổng doanh trại đâu. Với lại đây là thứ duy nhất ta có thể làm bây giờ.”

Bọn họ đều tỏ ra mệt mỏi với công việc nhàm chán này. Cũng dễ hiểu, làm gì có ai muốn dành thời gian ở cái chốn chết tiệt này chứ? Đường phố lúc nào cũng tràn đầy mùi máu và bạo lực, khác hẳn với vẻ sang trọng và quyền quý trước kia.

.

.

.

.

Sáng hôm sau, tôi được tướng Kestrel gọi lên văn phòng. Viên chỉ huy quân đoàn Liên Bang Westalyast Cận vệ số 1 đã trao cho tôi cùng cả đội một chuyến đi nghỉ phép dài hạn, đúng như mong muốn của tôi. Tôi đọc lại xem mình được bao nhiêu ngày phép. Hai bảy ngày… hai mươi bốn ngày nghỉ, cộng ba ngày đi đường. Thế này đã là quá nhiều, tôi cảm thấy mình có chút ích kỷ khi được ưu tiên nghỉ phép. Đặc biệt là trong tình cảnh hỗn loạn vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi. Tôi có nên nghỉ không? Tôi phân vân và tới hỏi tướng Kestrel với cải bản mặt lo lắng thừa hơi của mình.

Song, khác với suy nghĩ của bản thân rằng cái yêu cầu ích kỉ này sẽ bị từ chối thẳng thừng,. Không dài dòng, ông ấy đưa cho tôi một tờ giấy, tôi cầm nó lên và đọc. Ông ấy vỗ vai tôi mà vui vẻ nói:

“Cậu và đội của mình cứ nghỉ ngơi đi, Klaus. Mọi chuyện vẫn luôn nằm trong sự kiểm soát của tôi. Dành vài ngày cho đời đi.”

Nói rồi, tướng Kestrel đi ra khỏi văn phòng.

“Cảm ơn ngài vì mọi thứ!”

Tôi cúi đầu chào viên tướng, nhưng ông ấy không thèm ngoảnh lại. Tôi lặng lẽ rời đi với những tấm vé tàu cầm trên tay. Tiếc thay, năm đứa lại chẳng thể đi cùng nhau, chí có tôi và Ilaina là chung một chuyến tàu.

Tôi rảo bước trên khu vực hành lang đông đúc binh lính Westalyast qua lại với tinh thần phấn chấn. Vậy là hết, cuối cùng cả đám cũng có thể thoải mái tận hưởng bầu không khí hòa bình, thứ mà cả triệu sinh mạng chẳng thể nào có được. Vậy ra, đây chính là thứ mà ai nấy đều hằng mong ước! Đúng vậy, là hòa bình!

Ilaina, Petrov, Mikhail, Augusta, bọn họ đều đứng ở ngoài sảnh ngó vào, trông chờ hiệu lệnh từ cấp trên. Tôi chạy thẳng tới, ôm chầm lấy bốn người họ. Ngay khi nhìn thấy giấy nghỉ phép ký tên tướng Kestrel, chúng tôi hò hét đầy sung sướng như đám trẻ ngây thơ. Thậm chí Petrov, người tưởng chừng cứng cỏi nhất cả nhóm cũng òa lên khóc.

“Mọi chuyện thế nào rồi? Ngài ấy thật sự đồng ý cho chúng ta về phép không vậy?” – Augusta lo lắng hỏi tôi.

Tôi mỉm cười, đáp lại:

“Cậu không cần lo lắng đâu. Kết thúc rồi. Từ giờ ta có thể về Kritchenburg khoảng một tháng. Ngài ấy nói sẽ cắt cử người để tạm thời thay thế chúng ta. Đây, vé của các cậu đây. Cầm lấy đi nhé.” Petrov gượng cười.

“Tớ không nghĩ mình vẫn còn sống để chứng kiến điều này. Hạnh phúc thật. Rốt cuộc ngần ấy cố gắng cũng được đền đáp, không khỏi phụ lòng rồi. Klaus, Mikhail, Ilaina, Augusta, cảm ơn các cậu vò đã đồng hành cùng tớ...”

“Không có gì đâu anh bạn. Chúng ta đều xứng đáng vì nó mà. Chúng ta đã trải qua vô số ngày ở Kritchenburg, ở Moskwatov, ở Russymark cùng nhau. Có lẽ tớ sẽ nhớ các cậu lắm.” – Mikhail vỗ vai Petrov.

“Vậy, khi nào trở về, hãy hẹn nhau ở Kritchenburg nhé? Nơi mà cả đám được xếp cùng nhau ấy?”

“Nhất trí, thưa chỉ huy trưởng Klaus!”

Bình luận (1)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

1 Bình luận

Bánh ngọt đã đến 🌚
Xem thêm