Đóa Hoa Tulip Trắng Nở Rộ...
Kastova Antonov Nguyễn Bá Hùng, Nacoli Tomahawk, Kastova Antonov
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

[Thiên Thần Nơi Tử Địa] - Ký ức tiền kiếp

Chương 18: Tắt lửa

0 Bình luận - Độ dài: 3,443 từ - Cập nhật:

“Mẹ kiếp! Rốt cuộc là chúng ta đã mất bao nhiêu quân lính chỉ trong vỏn vẹn vài ngày vậy. Rõ ràng mới hôm qua đại bản doanh còn nhộn nhịp lắm mà... Sao bây giờ lại...”

“Cứu thương! Cứu thương đâu! Mau giúp đồng đội của tôi đi, làm ơn đó. Anh ta mất phăng cánh tay và chân rồi. Gắng lên!”

“Đau quá. Làm ơn, dùng thuốc giảm đau đi! Arghhh! Tay tôi biến mất rồi!”

“Mau đưa người này ra kia, anh ta sắp chết vì mất máu rồi đó.”

     Bỏ ngoài những lời kêu la và rên rỉ thảm thiết của đám thương binh, năm người chúng tôi uể oải đặt mình xuống một góc trạm xá đầy rẫy xác người nằm la liệt. Cả đám thở hổn hển sau khi trải qua vô vàn trận đánh sinh tử sâu trong nội thành. Mồ hôi chảy ra ướt đẫm hết quần áo, khuôn mặt nhợt nhạt vì phải chiến đấu liên tiếp không ngừng nghỉ suốt hai tuần trời. Súng trường hầu như đều đã quá nhiệt và hỏng hóc nặng nề. Quân phục sờn rách, nhuốm màu bùn đất và máu.

   Máu đổ ra loang lổ mặt đất, kèm theo những hố bom lổm nhổm, các vết đạn chi chít khắp nơi. Đường phố đến đâu cũng toàn trông thấy thiết giáp bị bắn tan tành nằm bất động, đen kịt lại thành từng mảng. Thi thoảng bắt gặp những đoàn tù binh bị hành quyết ngay tại chỗ. Nhà cửa ngổn ngang mảnh vỡ vụn từ cửa sổ hay từ bức tường mỏng manh tới độ có thể sụp đổ bởi một lực nhỏ tác động. Những dãy phố chỉ còn là những đống gạch vụn nham nhở, sau những cuộc oanh kích không ngừng của pháo binh và không kích. Bầu không khí ảm đạm và âm u bao trùm lấy thành phố xa hoa và phồn thịnh mang tên Moskwatov.

Chúng tôi đi xuống giao thông hào. Ánh mặt trời chiếu xuống tận đó. Giao thông hào vàng hoe, khô ráo và dội tiếng. Tôi ngắm nghía cái chiều sâu đều đặn, vách hào nhẵn nhụi gọt xén bằng xẻng. Tôi thích chí nghe tiếng động rõ ràng, gãy gọn của giầy chúng tôi bước trên mặt đất cứng hay trên những tấm phên gỗ, từng miếng gỗ nhỏ đặt nối tiếp với nhau làm thành một thứ sàn.

Những đám cây con mọc viền hai bên đường, lá cành chằng chịt với nhau. Chúng tôi đi một lúc giữa cái màu xanh dịu dàng đó. Một làn ánh sáng cuối cùng trải băng trên đường, dồn vào cành lá những đốm vàng nhạt tròn, giống như những đống tiền vàng. Vài hộp đạn nằm bất động dưới giao thông hào.

Chúng tôi đã từng qua những ngày gian khổ, những đêm bi thảm trong rét mướt, trong nước, trong bùn. Giờ đây dẫu vẫn còn là mùa đông, một buổi sáng đẹp trời đầu tiên đã báo hiệu cho chúng tôi và làm chúng tôi tin tưởng rằng một lần nữa, mùa xuân sắp trở lại. Miệng chiến hào đã điểm trang cỏ xanh mơn mởn và trong những đợt rùng mình sơ sinh của đám cỏ non ấy, từng đóa hoa thức giấc. Sắp hết những ngày ngắn ngủi, chật hẹp. Xuân về từ trên và cả từ dưới hầm. Chúng tôi vui sướng thở hít. Chúng tôi vui mừng, vui mừng vì những năm tháng tồi tệ đã kết thúc.

Năm đứa chúng tôi đi ngang qua dinh Tổng thống, nơi mà hầu hết đầu não chỉ huy lực lượng vũ trang Eastkrovia đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, yêu cầu toàn lính trên khắp các chiến tuyến buông súng và chấp nhận giải giáp. Tên tổng thống đã hoảng sợ và dùng máy bay để trốn thoát nên tình hình cũng dần trở nên tồi tệ hơn so với ban đầu.

Chúng tôi đi ngang qua nơi ấy, chứng kiến cảnh tượng đầy huy hoàng, khi mà con quỷ đã tra tấn bản thân sụp đổ trong sự sung sướng tột cùng của binh lính Westalyast. Bọn họ hò hét rất lớn, liên tục cả đạn lên trời để ăn mừng chiến thắng đắt giá. Bọn họ dùng lửa đốt cháy hết những di tích liên quan tới chính quyền cũ, thậm chí còn vẽ bậy lên chúng.

Thực vậy, những ngày gian khổ sắp qua. Chiến tranh cũng sẽ qua, chứ gì. Chắc chắn chiến tranh sẽ kết thúc trong mùa đẹp đẽ đương tới đây và đã rạng chiếu chúng tôi, bắt đầu mơn trớn chúng tôi với làn gió xuân mát mẻ.

Mệt mỏi mãi, cả đám tới được khu trạm xá dã chiến số 9 nằm ở cửa ngõ thành phố. Chúng tôi, cả năm đứa gồm Ilaina, Augusta, Mikhail, Petrov và tôi đều đã hứng chịu rất nhiều thương tích hơn đáng kể so với người khác. Tất nhiên rồi, vì chúng tôi là người đã tiên phong trong trận chiến khốc liệt nhất lịch sử loài người mà. Không những một mà là hai lần, Kritchenburg và Moskwatov.

Mikhail khuỵu gối xuống ngay khi cả đám về được ký túc xá, bằng một giọng uể oải, cậu ta nói đầy châm biếm.

“Haha, cuối cùng chúng ta cũng lết được xác về nhà rồi. Đúng là tồi tệ khi phải đánh nhau trong cái thành phố chết tiệt này.”

Petrov tiếp lời cậu ta:

“Pha đó suýt thì chết nhỉ? Thằng khốn lái xe tăng Marleyont ngu như lợn ấy, bắn mà chả để tâm gì cả! Augusta mà không đẩy cậu ra thì toi mạng đó, Mikhail. Trả ơn bạn gái đi chứ. Cậu phải nhưquý ngài Klaus đây này.”

“Vớ vẩn. Mấy cậu tính tiếp tục cái trò đùa ngớ ngẩn đó đến bao giờ vậy?”

“Chừng nào Mikhail chấp nhận tình cảm của Augusta.” – Ilaina chèn vào.

Mikhail lập tức đổi chủ đề:

“Vậy thì sau chiến tranh mấy cậu tính làm gì nhỉ? Dù sao gac tổng thống cũng sắp bị tóm cổ rồi. Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ được quay lại cuộc sống thường ngày.”

Ilaina đăm chiêu suy nghĩ rồi đáp lại.

“Thực tế thì chúng ta vẫn sẽ phải ở lại quân đội thôi. Sau chiến tranh, số người thiệt mạng là không nhỏ, cộng thêm nền kinh tế yếu kém thì hết cứu. Chúng ta cũng cần lưu ý mấy đám li khai ở Eastkrovia nữa, Rostavia và Volgakovich ấy.”

Petrov nhanh chóng trả lời.

“Mà đám đó có cái gì đáng sợ đâu nhỉ, toàn mấy cái đồ cổ từ thời nào đó rồi. Mình cho nó mấy quả napalm đảm bảo là không cứu được luôn. Nhưng có vẻ Rostovia vẫn đáng để quan tâm. Chúng sẽ không bám vào học thuyết quân sự kiểu cũ nữa, thay vào đó là dùng không quân trên diện rộng như chúng ta.”

Tôi thở dài, kể qua về các quốc gia cộng hòa li khai cho cả nhóm. Trước đó, khi đang truy sát tổng thống Eastkrovia, tôi đã nhặt được kha khá tài liệu mật của chính phủ nên cũng hiểu qua phần nào.

“Theo như thông báo mới nhất, Eastkrovia sắp tới sẽ bị giải thể thành nhiều quốc gia độc lập khác nhau. Lớn nhất vẫn là Volgakovich. Đám đó ngoài đất rộng còn có nhiều loại vũ khí hạt nhân nữa. Vẫn chẳng biết ta có thu giữ được không. Westalyast đã quá kiệt quệ vì chiến tranh rồi, việc sáp nhập e tằng sẽ gánh thêm không ít vấn đề chính trị nữa.”

“Vậy chúng ta vẫn phải ở lại quân đội sao? Chán quá đi mất. Biết bao giờ mới thoát khỏi cái nơi địa ngục chết tiệt này đây. Ngày qua ngày phải dùng đi dùng lại một bộ quần áo, luôn phải xách theo khẩu súng trường nặng trịch bên vai nữa.” – Augusta bắt đầu than vãn.

“Hi vọng đám sĩ quan đó sẽ cho ta nghỉ phép sớm. Giờ mà đánh nhau nữa thì Petrov này thà tự sát còn hơn. Đánh đấm cái chó gì nữa. Cùng lắm là xử bắn mấy thằng quan chức Eastkrovia cũ rồi tịch thu hết vũ khí của chúng là xong. Hết chuyện.”

“Cậu không thể nghĩ sâu xa hơn chút à anh bạn. Chưa tính tới đám li khai kia thì ta vẫn phải xử lý cái nền kinh tế oặt ẹo này hoặc chết đói. Tớ không muốn con của mình phải cạp đất để sống đâu.”

   Chúng tôi vô thức cười, thật mừng vì sau cùng cả đám vẫn bình an vô sự dưới cơn mưa tên lửa, dưới những chiến hào, dưới những tầm hầm chật chội của vùng đô thị. Chúng tôi đã sống sót, là những người cuối cùng của thế hệ này. Một thế hệ đã bị cuộc chiến phi nghĩa cuốn lấy và xé toạc ra trăm mảnh. Chúng tôi không còn nhớ mặt những người quen, cũng chẳng nhớ lại những địa điểm xưa cũ. Tất cả đều đã biến mất.

  Sẽ khó mà tưởng tượng được rằng chúng tôi đã thật sự chấm dứt nó, thứ đã cướp đi mạng sống của mẹ, của cha, của gia đình hay người thân mình mà vẫn toàn mạng. Trong khi đó, những người khác lại chẳng thể may mắn tới vậy. Nhiều người chết, chết trong đau đớn, chết mà không biết mình là ai, mình tới đây để làm gì.

  Thật tội nghiệp cho số phận bi thảm của họ, những nạn nhân của cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Như những con rối nằm trọn vẹn trong tay lãnh đạo cao cấp, họ lao lên, chém giết những con rối khác mà không cần hay biết đó là ai. Mặt khác, tư tưởng dân tộc cực đoan đã đẩy lên đỉnh điểm, khi những học sinh non trẻ của hai đất nước bị nhồi sọ. Những mầm non ấy được cho đọc những kiến thức đầy báng bổ lịch sử.

  Trong đó, người ta luôn nói rằng những kẻ nơi Đông Quốc tức Eastkrovia hoặc Tây Quốc Westalyast đều là ác quỷ, và các em phải học tập không ngừng để có thể tước đoạt mạng sống, mổ xẻ và tàn sát hết chúng một cách dã man hết sức. Phải chăng đó là do quy luật tự nhiên? Một rừng không thể có hai hổ?

  Những ngôi trường được ví von là mái nhà thứ hai bị hô biến thành những thành trì quân sự. Những đồ chơi dành cho trẻ em như flycam, xe điều khiển từ xa cũng quá thừa để giết chết một người trưởng thành. Các em, những học sinh nhỏ bé đã bị bắt tới chiến trường xa xôi, được ban cho thứ gọi là “súng” để định đoạt mạng sống người tới từ thế giới khác..

.

.

Chuyến tàu chở thương binh lại đến. Khu vực chúng tôi nhận thêm vài trăm người khác, đặc biệt là hai người nghệ sĩ nổi tiếng đã tình nguyện tham gia chiến tranh. Các y bác sĩ không bao giờ mang theo dao khi cho cậu ta ăn; có lần cậu ta đã giằng được con dao từ tay một cô y tá. Mặc dù đã cẩn thận đến thế, vẫn xảy ra chuyện.

Tối nọ, đang cho chàng trai mù ăn thì bị ai đó gọi, chị y tá riêng phải chạy đi một lát, bèn đặt cái đĩa cùng chiếc nĩa lại trên bàn của cậu ta. Cậu ta sờ soạng tìm được cái nĩa, cầm lấy nó và dùng hết sức đâm thẳng vào tim mình, đoạn cậu ta vớ một chiếc giày và ra sức đập thật mạnh vào chuôi nĩa. Chúng tôi kêu cứu, rồi phải cần đến ba người mới nhổ được cái nĩa ra. Những răng nĩa cùn đã ngập sâu vào ngực. Cậu nhạc sĩ chửi bới chúng tôi suốt đêm, làm chẳng ai ngủ được. Sáng ra cậu ta lên cơn khóc lóc và la hét rồi chết một cách đau đớn tức tưởi.

   Có những cái giường bỏ trống. Ngày nối ngày trôi qua trong đau đớn và sợ hãi, trong tiếng rên rỉ và thở dốc. Ngay sự tồn tại của những căn buồng chờ chết cũng chẳng giúp ích gì nữa, chúng quá ít ỏi, nhiều người chết ngay trong phòng chúng tôi vào ban đêm. Đơn giản là họ chết nhanh hơn cả sự tính toán của các bác sĩ.

Dần dần vài người trong chúng tôi được phép đứng dậy. Tôi cũng được phát cho một đôi nạng để cà nhắc cà nhót tập đi. Vì vậy thỉnh thoảng tôi lỉnh ra hành lang… ở ngoài đó tôi có thể di chuyển tự do thoải mái hơn.

Nằm dưới chúng tôi một tầng là những thương binh bị thương ở bụng, cột sống, ở đầu và những người bị cưa cả hai chân. Dãy phòng bên phải là những người bị đạn vào hàm, bị trúng hơi ngạt, bị thương vùng tai, mũi, họng. Dãy phòng bên trái là những thương binh hỏng mắt, những người bị thương ở phổi, xương chậu, các khớp xương, ở thận, ở tinh hoàn, dạ dày. Phải vào đây mới thấy được con người có thể bị trúng đạn ở bất kỳ chỗ nào trên thân thể.

Hai người chết vì uốn ván. Da dẻ xám lại, chân tay cứng đờ, chỉ còn đôi mắt là sống lâu hơn cả… Ở một số thương binh, người ta phải thòng dây treo cẳng chân hoặc cánh tay dính đạn lên và hứng một cái chậu dưới vết thương để mủ rỏ xuống đấy. Cứ hai ba tiếng lại bê chậu đi đổ.

    Có những người được băng bó nắn chỉnh xương, nằm trên giường với những quả tạ nặng trĩu nhằm kéo xương. Tôi thấy những vết thương ở ruột lúc nào cũng đầy phân. Tay thư ký của ông bác sĩ cho tôi xem những tấm phim chụp xương hông, xương đầu gối, xương vai vỡ vụn hoàn toàn.

  Chúng tôi tới bây giờ vẫn không hiểu nổi vì sao bên trên gần chục triệu thân thể rách nát đến thế vẫn còn gương mặt người, và trong gương mặt đó cuộc đời vẫn tiếp tục chảy theo dòng trôi thường ngày của nó. Vậy mà đây mới chỉ là một bệnh viện dã chiến duy nhất, một trạm cứu thương duy nhất mà thôi. Những khu bệnh viện dã chiến như thế này còn có tới hàng trăm ngàn trên đất Westalyast, hàng chục ngàn trên đất Eastkrovia, hàng trăm ngàn trên đất Moskwatov.

    Thật vô nghĩa biết bao tất cả những gì bấy lâu nay đã được viết, được làm, được suy nghĩ bởi con người, khi mà thảm cảnh này lại có thể diễn ra! Tất cả nhất định chỉ là giả dối và vô nghĩa, nếu nền văn hóa qua nhiều thế kỷ không thể ngăn cản dòng suối máu đổ ra, không thể ngăn cản số nhà tù của nỗi thống khổ như thế này tồn tại. Chỉ bệnh viện dã chiến mới chỉ rõ chiến tranh là gì.

  Vài tuần sau, đúng như dự đoán, tình hình nơi đây đã trở nên hỗn loạn. Các nhóm li khai phản động đã lớn mạnh ngoài dự đoán của chúng tôi, kèm theo tệ nạn xã hội, tội phạm, xã hội đen cùng các băng đảng thanh trừng lẫn nhau. Ngoài việc khôi phục giải giáp cho đám tù binh, chúng tôi còn phải bảo vệ họ. Người dân sợ hãi, đành bỏ nhà để phiêu bạt khắp nơi. Đơn vị của tôi được cử tới một trại giam tập thể lớn gồm các thành viên cốt cán nhà nước cũ.

Hiếm khi tôi thấy bọn họ nói chuyện, và nếu có nói cũng chỉ một vài lời ngắn ngủi vô nghĩa. Họ có tình người hơn, và tôi gần như tin rằng họ đối xử với nhau có tình huynh đệ hơn là chúng tôi ở đây. Nhưng có lẽ chỉ là vì họ cảm thấy bất hạnh hơn chúng tôi. Mà đối với họ chiến tranh đã kết thúc rồi đấy. Nhưng thấp thỏm chờ mắc bệnh kiết lỵ cũng đâu phải là sống chứ?

Có lẽ cũng tại vì họ đã đoán ra được số phận bi thảm của mình sau này chăng? Rằng họ sẽ chết không vì căn bệnh kiết lỵ quái ác thì cũng do sự tra tấn, giày xéo của người Westalyast lên người? Cũng không sai. Quả nhiên, Eastkrovia đã xâm lược Westalyast. Những người đó hẳn là rất oán hận vì sự thanh bình nơi thôn quê đã bị tước đi bằng hàng tấn bom đạn.

Đám lính canh giữ họ kể rằng ban đầu họ hoạt bát hơn. Họ có những mối quan hệ với nhau, thì bao giờ chả thế, và các rắc rối thường được giải quyết bằng dao và nắm đấm. Còn bây giờ họ hoàn toàn chán chường và thờ ơ, đa số thậm chí chẳng buồn cả nói chuyện nữa, họ đã yếu quá, mặc dù trước đó nhiều khi chuyện này tệ đến mức cả trại đồng loạt tự tử.

Giá tôi biết nhiều hơn về họ, như tên họ là gì, họ sinh sống thế nào, họ mong đợi điều gì, cái gì đày đọa họ, thì nỗi bức xúc trong tôi sẽ có một mục tiêu rõ ràng và có thể chuyển thành lòng thương hại...

Họ đứng bên hàng rào; đôi khi một người lảo đảo bỏ đi, chẳng mấy chốc một người khác đã thế chân. Phần đông họ im lặng; chỉ lẻ tẻ vài người hỏi xin đầu mẩu thuốc lá đã hút hết.

Tôi nhìn những hình thù tối sẫm của họ. Râu họ phất phơ trong gió. Tôi không biết gì về họ, trừ việc họ là những tù binh, và chính điều đó làm tôi bức xúc. Cuộc đời của họ là vô danh và chẳng tội tình gì…. Nhưng lúc này tôi cảm nhận phía sau họ chỉ là nỗi đau của những cơ thể sống, sự u buồn khủng khiếp của cuộc đời và sự tàn nhẫn của con người. Không những vậy, còn là sợi dây điều khiển mà đám quan chức gắn thêm vào.

Bên chiếc bàn nào đó, một văn kiện được ký kết bởi những kẻ mà không một ai trong chúng tôi quen biết, và trong nhiều năm mục tiêu cao cả nhất của chúng tôi lại là thứ mà bình thường cả thế giới ghê tởm và đáng phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất. Ai có thể phân biệt đâu là kẻ thù khi nhìn những con người lặng lẽ với những gương mặt trẻ thơ và những bộ râu như các vị thánh tông đồ này!

Bất kỳ hạ sĩ quan nào đối với đám tân binh, bất kỳ giáo viên nào đối với đám học trò đều là một kẻ thù hung ác hơn hẳn những người này đối với chúng tôi. Vậy mà chúng tôi vẫn sẽ lại bắn họ, cũng như họ sẽ bắn chúng tôi, nếu như họ được tự do

Một mệnh lệnh đã làm những hình thù lặng lẽ kia trở thành kẻ thù của chúng tôi; giờ đây nếu muốn, một mệnh lệnh khác lại có thể biến họ thành bạn của chúng tôi.

Tôi giật mình hoảng sợ; tôi không được tiếp tục suy nghĩ như thế. Con đường này dẫn đến vực thẳm. Chưa phải thời điểm thích hợp; nhưng tôi không muốn để vuột mất ý nghĩ này, tôi muốn gìn giữ nó, tiếp tục cất giấu nó cho đến khi chiến tranh kết thúc. Tim tôi đập rộn lên: đây có phải là mục tiêu, mục tiêu vĩ đại, mục tiêu duy nhất tôi đã nghĩ đến trong chiến hào, mục tiêu mà tôi tìm kiếm như một khả năng tồn tại sau thảm họa này của nhân loại, liệu đó có phải là nhiệm vụ cho cả cuộc đời sau này, xứng đáng với những năm tháng khủng khiếp đã trải qua?

Tôi rút thuốc lá của mình ra, bẻ đôi từng điếu và đưa cho những người Eastkrovia tù binh. Họ cúi người và châm lửa. Giờ đây trên vài gương mặt lấp lóe những đốm lửa đỏ...

Bình luận (0)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

0 Bình luận