Đóa Hoa Tulip Trắng Nở Rộ...
Kastova Antonov Nguyễn Bá Hùng, Nacoli Tomahawk, Kastova Antonov
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

[Thiên Thần Nơi Tử Địa] - Ký ức tiền kiếp

Chương 12: Cuộc Chiến Nơi Hậu Phương

9 Bình luận - Độ dài: 4,497 từ - Cập nhật:

     Vài giờ sau, những đoàn xe Westalyast cũng tới căn cứ. Tôi và Ilaina bèn chào tạm biệt những người đồng đội của mình rồi cùng nhau lên chuyến xe bus quay về thành phố Kritchenburg để xem xét tình hình ra sao và giúp mọi người ở đó hồi phục lại. Để tránh gặp nguy hiểm, tôi đã cẩn thận giấu đi một khẩu súng lúc nhỏ phòng thân.

     Số thức ăn đóng hộp để sống sót trong hai đến bốn ngày, một tá đồ cứu thương và thuốc men các thứ đều được bọn tôi gói gém trong các vali màu đen bằng kim loại để bảo quản rồi chất lên xe. Tôi và Ilaina nhanh quay về thủ đô trên con đường mòn và bụi băm, cánh cửa thép của quân khu xa dần và khép lại qua kính chiếu hậu. Đằng trước mắt tôi, bầu trời buổi sáng mới xám xịt làm sao, không có một tí nắng nào chạm đất khiến con đường trở nên thật lạnh lẽo, âm u đến rợn người.

     Tới thành phố, cả hai thẫn thờ khi nhìn thấy khung cảnh thành phố gần như bị san bằng. Chẳng còn tòa nhà nào nguyên vẹn. Chúng hều hết đã sụp đổ và trở nên đổ nát. Người chết nhiều đến đáng kinh ngạc. Xác xe tăng, binh lính Eastkrovia đổ bộ từ máy bay la liệt đường phố. Đất đá bay ngổn ngang. Đâu đâu cũng tỏa ra mùi tử khí và chết chóc. Bầu trời như bị mây đen và khói bụi che phủ đi. Những đoàn dân tị nạn chỉ đành ngồi im một chỗ, chờ đợi đoàn cứu trợ nhân đạo tới để cứu rỗi tâm hồn của họ.

“Xem ra nơi này hỗn loạn hơn em tưởng tượng nhỉ?”

“Ừ, anh cứ tưởng mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát nhưng mà thế này thì đáng báo động đấy. Vẫn còn rất nhiều người bị kẹt, mình mau lên thôi. Nhớ bám theo anh nhé, đừng có đi lung tung, nguy hiểm lắm.” – Tôi lo lắng nắm tay Ilaina.

     Chúng tôi chạy tới khu nhà Quốc hội, nơi đang là bệnh viện dã chiến tạm thời. Nơi này đang chật kín người bị thương, tiếng kêu và la hét lấn át đi mọi thứ. Giòi bọ, chuột chạy lông nhông khắp nơi nhưng chẳng ai còn đủ sức để ý nữa rồi. Có những người đã chết nhưng xác lại không được mai táng, thay vào đó, họ dùng chính những xác chết này để làm đồ ăn cho dân nghèo. Đến món thịt người cũng trở nên xa xỉ, đồ ăn trong các bãi rác và cống ngầm đã bị chén sạch từ lúc nào không hay.

     Công việc cũng rất vất vả, đó là cứu người dân. Khi phân phát lương thực và nhu yếu phẩm, chúng tôi luôn phải đối mặt với các cuộc bạo loạn lớn nhỏ, bị người dân chửi rủa vì tốc độ chậm trễ. Chúng tôi chủ yếu lái xe tải Kamaz tiêos tế đạn dược cho các đội An ninh trật tự vũ trang và đồ ăn nước uống cho dân thường nên hay phải đối chọi với băng đảng xã hội đen.

    Cảnh vật thật nặng nề và xám xịt.

    Bọn tôi đi ngang qua nhà máy sản xuất vũ khí và quân trang, nơi bốc lên mùi tanh kinh tởm và kim loại khét lẹt khó ngửi. Nói vậy thôi chứ nơi này là nơi tẩy rửa, xóa sạch các vết máu, vết bùn trên quần áo của những binh lính hi sinh xong may vá lại. Vũ khí thì được rửa qua cho hết mùi tanh. Tình trạng thiếu thốn vì để giảm thiểu tối đa chi phí chiến tranh ngày một nặng nề.

    Tới cả những cỗ xe tăng chúng tôi đang dùng cũng là đồ từ những năm 1979. Hầu hết chúng đã bị gỉ sét, lỗi thời và lạc hậu quá nhiều. Đến cả một quả lựu đạn nhỏ bằng nắm tay cũng khiến chúng bị hư hại đáng kể bộ giáp phản ứng nổ. Đó là lý do số lượng xe tăng bị bắn hạ lại cao ngất ngưởng đến mức ấy. Hầu hết các kíp lái đều tử vong vì nổ khoang đạn.

    Máy bay chiến đấu cũng không khá hơn là bao. Westalyast dù có máy bay khá hiện đại nhưng trình độ phi công lại tồi tệ tới trông thấy. Quá đỗi là nguy hiểm khi bạn có thể chết vì sự ngu dốt của quân mình chứ không phải là từ đối phương.

    Chiến tranh vẫn sẽ kéo dài mãi trên cái mảnh đất khô cằn mà chết tiệt này. Hòa bình sẽ tới, nhưng đó mới là mặt nổi của tảng băng chìm. Hòa bình cũng chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tiếp theo. Hận thù giữa Westalyast và Eastkrovia đã khắc sâu hơn trăm năm. Cách duy nhất để chấm dứt mối hận thù này là xóa sổ một trong hai.

    Hôm nay, cả bọn được giao nhiệm vụ vận chuyển đồ ăn để cung ứng tới những mặt trận cứu trợ đang bị thất thoát.

    Tôi bước ra khỏi phòng sau khi đã thay xong quân phục, nhanh chóng đi tới nhà kho của căn cứ. Ở đó là Ilaina cùng Mikhail, Augusta. Đằng sau họ, không gì khác là một đoàn xe Kamaz chở đầy đạn cối và pháo 120mm. Tôi rảo bước tới, vội nói:

“Mọi người đã tập hợp đầy đủ chưa? Ta còn thiếu ai không? Vũ khí chuẩn bị ra sao?”

“Mọi người đều có mặt hết rồi. Vũ khí đã được chuẩn bị chu đáo. Mỗi người sẽ có một khẩu Avtomat và một khẩu RPG phòng thân.”

“Ừm. Chuẩn bị lên đường thôi. Bọn phản động chống phá sẽ cố hết sức để giết ta đấy. Đừng chủ quan mà lơ là cảnh giác. Cái giá phải trả không rẻ đâu.”

    Tôi bước vào trong xe, nổ máy, kiểm tra mọi thứ qua một lượt. Ilaina mở cửa, trèo lên và ngồi vào ghế phụ. Ngay lập tức, cô ấy liền phàn nàn:

“Lạy chúa, mùi kim loại với xăng nồng quá. Em chết mất thôi.”

    Thấy vậy, tôi lấy ra khẩu trang y tế xong đưa cho cô.

“Đeo cái này vào đi, em sẽ cảm thấy đỡ hơn. Chúng ta sẽ phải đi xe tầm 100 km nên sẽ vất vả đó. Mikhail, đi thôi. Nhớ bám sát theo hàng.”

“Vậy là ta lại phải vác mặt ra tiền tuyến. Lại phải ăn đạn nữa rồi. Mới hôm qua bị hành lên bờ xuống ruộng xong. Giờ lại phải đi. Mẹ kiếp.” – Mikhail lẩm bẩm.

    Augusta huýnh vào khuỷu tay Mikhail, cười rồi bảo:

“Lần này cậu nhớ cẩn thận vào. Tớ không cứu cậu mãi được đâu.”

    Ilaina mặt khác cũng chen vào cuộc trò chuyện.

“Đấy, vợ nhắc kìa, lần sau đừng để Augusta phải lao ra nhé. Tự cứu mình đi.”

    Đoàn xe vận tải bắt đầu lên đường. Bốn người tôi đi qua những thành phố huyên náo, qua những làng quê vắng lặng nhưng thật đỗi yên bình và đẹp đẽ. Những khu rừng xanh biếc, dòng sông trong vắt. Cảnh vật thiên nhiên thật đỗi tươi đẹp và mơ mộng. Đoàn xe không ngừng lại mà đi tiếp, qua những chặng đường khung cảnh đã dần trở nên tối tăm và bi thương hơn, khói bốc ra từ những mặt trận nảy lửa, bốc ra từ những thị trấn bị biến thành chiến trường.

    Xe tải Kamaz đi tới tiền đồn số 86, nơi những binh đoàn trước đã ngày đêm cử người tới các khu phố để rồi bị xóa sổ hơn nửa quân số bởi đám thổ phỉ. Mỗi đợt càn quét là lại có người chết, xe tăng và máy bay trực thăng bị bắn cháy đã nằm xếp thành một ngọn đồi lớn. Ngoài ra, họ còn phải đối chọi với đợt đánh phá bằng pháo cối thường xuyên của thổ phỉ. Người dân tị nạn tới đây cũng lên tới bốn chữ số.

    Nhìn thấy xe chở hàng cứu trợ của chúng tôi, đám người dân tị nạn và binh sĩ trong tiền đồn 86 liền mừng rỡ chạy tới, cuống cuồng lấy đi hàng hóa. Họ trông thật gầy gò, ốm yếu còn hơn cả bọn tôi. Mắt thì thâm quầng, tay chân nổi đầy gân xanh. Quần áo của họ lem nhem bụi bẩn, bốc lên mùi khói khét và tanh gay mũi của máu. Tôi đưa cho họ vài thùng thức ăn đóng hộp, nước uống, kèm theo đó là súng trường Avtomat và đạn cho binh lính để họ có thể chống lại giang hồ.

    Mikhail cùng mấy cậu lính khác khiêng vác đồ vào bên trong tiền đồn mục rữa và tàn tạ này. Bên trong chủ yếu là vỏ đạn rơi vương vãi và mảnh vỡ thủy tinh. Rêu mốc mọc cũng kha khá nhiều. Việc dọn dẹp hẳn sẽ ngốn không ít thời gian đây. Bọn tôi cất các thùng đạn cối vào trong nhà kho, đồng thời dùng tấm bạt để ngụy trang tránh pháo kích của địch.

    Đang mải khiêng vác đồ, đội tôi bỗng nhiên bị kẻ thù pháo kích dữ dội từ trên đồi. Một quả cối lớn bất thình lình rơi trúng xuống cánh đồng trước mặt tiền đồn, thổi tung một vùng đất lớn lên trời. Ngọn lửa khổng lồ phun trào, làm mặt đất không ngừng rung chuyển. Ilaina và mọi người nhanh chóng sơ tán vào bên trong tòa nhà chính. Mọi người cuống cuồng nằm rạp và ngồi xổm nhằn tránh bị mảnh bom đâm phải. Ngay sau đó, vô số quả pháo cối nã xuống tấp cập. Chỉ trong chốc loát đã cày xới tới be bét vùng đồng bằng ở phía trước. May mắn là đoàn xe vẫn chưa tổn hại là bao.

    Tôi liền buông ra những câu chửi thề tục tĩu như mọi khi.

“Mẹ kiếp. Không ngờ chúng ta được khách sộp đón chào niềm nở như này đấy. Ilaina, em có phát hiện gì chứ? Vị trí nổ súng cụ thể là ở đâu? Có dò ra được không?”

    Ilaina tức khắc trả lời trong khi đang nắm chặt lấy tay tôi

“Không, em chịu thôi. Chúng thật sự rất khôn ngoan khi lập tức thay đổi vị trí chiến đấu để UAV không thể nhận ra, thậm chí còn ngụy trang rất giỏi, không để lại dấu vết nào. Tới cả máy ảnh nhiệt cũng khó mà nhận ra.”

    Để kịp thời tránh né các đợt đánh phá tiếp theo, tôi và những người còn lại tức tốc rời khỏi tiền đốn 86, lao thẳng tới tiền đồn 92 sau khi pháo kích ngừng lại. Những người ở lại thấy thế liền gật đầu thay cho lời chào tạm biệt, xong thì quay về trạng thái chiến đấu và bắt đầu đáp trả.

    Bọn tôi đi mãi cũng tới tiền đồn 92. Vẫn như mọi khi, vận chuyển đồ đạc, bàn giao vũ khí lương thực và rời đi. Sương mù cùng khói súng giăng đến tận ngực trên những cánh đồng cỏ. Ánh trăng rọi xuống. Lính tráng đi từng đoàn trên đường. Những chiếc mũ sắt lấp loáng sáng mờ dưới trăng. Đầu người và nòng súng nhô lên khỏi đám sương mù trắng bạc, những đầu người nhấp nhô, những nòng súng rung rinh.

    Đi tiếp lên nữa thì hết sương mù. Từ những cái đầu giờ dần hiện rõ hình hài những người lính… đầu tiên là áo, rồi quần, rồi ủng lần lượt thoát ra khỏi màn sương như ngoi lên từ một ao sữa trắng. Họ đi thành đoàn dài. Đoàn người cứ thế thẳng tiến, những bóng người kết lại thành hình một cái nêm, không còn nhận rõ từng người riêng lẻ, mà chỉ thấy một cái nêm màu tối thẫm đang tiến về phía trước, được tiếp nối một cách kỳ dị bởi những đầu người và nòng súng liên tục bơi lên từ cái ao sương mù kia. Một đoàn quân… không phải những con người.

    Những khẩu pháo hạng nhẹ và những cỗ xe chở đạn chạy trên một con đường vắt ngang. Những chú ngựa lưng lấp loáng dưới ánh trăng, chúng chuyển động thật đẹp và duyên dáng, đầu lúc lắc, từ xa vẫn nhận thấy mắt chúng sáng lấp lánh. Những khẩu pháo và những cỗ xe lướt qua cảnh quan mờ ảo, những người lính đội mũ sắt ngồi trên lưng ngựa trông chẳng khác gì những kỵ sĩ thời xa xưa; toàn cảnh có một vẻ gì đẹp đến nao lòng.

    Đám người tôi nhằm hướng kho vật liệu của công binh. Một tốp trong bọn họ vác trên vai những thanh sắt cong đầu nhọn, tốp còn lại xỏ những thanh sắt thẳng qua các cuộn dây thép gai mà khiêng đi. Khuân những thứ này vừa nặng vừa chẳng dễ chịu gì.

    Những chiếc đèn pha bắt đầu sục sạo trên bầu trời tối đen. Quét đi quét lại là những luồng sáng tựa những ánh đèn sân khấu khổng lồ, về sau mảnh hơn. Một luồng đèn pha đứng im và chỉ hơi run rẩy.

     Nhiệm vụ của bọn tôi mới chỉ được vài phần nhỏ. Quãng đường vẫn còn dài. Tối hôm đó, cả bọn cùng nhau nghỉ lại tại một vách núi. Mọi người sửa soạn, bảo trì quân trang cho ngày mai phòng ngừa quân địch có phản kích. Ilaina và Augusta thì nấu ăn, giặt giũ. Tôi cùng cấp dưới Mikhail tìm kiếm nguyên liệu và trang dụng cụ để đắp lại những vết lõm đạn trên thân xe và tìm nguyên liệu cho bữa tối thịnh soạn.

     Không ai là không bận bịu với công việc của họ. Hoàn thành công việc đã quá 9 giờ. Tuy vậy nhưng cả đám vẫn có được một bữa ăn tối sang trọng không kém nhà hàng. Thịt bò, trứng, rau, nước dùng đều tự làm mà có. Quả đúng là vất vả để có thể ăn tối. Bốn người uống no nê, không quên buông ra những câu đùa cợt có phần tục tĩu và bạo lực.

.

.

.

     Sáng hôm sau,chúng tôi tiếp tục lên đường. Lần này, cả bọn đi ngang qua một chiến trường đấu tăng thực sự với hàng hàng hố bom chi chít. Mặt đất chỗ ấy đã bị bới móc một cách khủng khiếp tới khó mà nhận ra nổi. Nơi này vài ngày trước là một vùng đất màu mỡ, tươi sáng rực rỡ nay đã biến thành nấm mồ của thiết giáp Eastkrovia cùng với Westalyast. Vô vàn xác xe tăng và xe bọc thép bị bỏ rơi lại vì hỏng hóc và bị bắn cháy. Chúng nằm đó im lặng và bất động, cùng với những thi thể không toàn thây.

     Có chiếc bị bắn tung cả tháp pháo lên trời, có chiếc thì lật ngửa, chiếc thì bị chặt làm đôi. Những cỗ máy chiến tranh ấy đã bị nghiền nát, kéo tháo mạng sống của kíp lái. Kíp lái của chiến xa này hầu hết đã bỏ mạng. Họ chết chủ yếu là vì lỗi nổ khoang đạn nằm ngay sát khoang lái. Bởi vậy, chỉ cần một mồi lửa nhỏ thôi cũng quá đủ để chiếc Tarkov lỗi thời nổ tung tóe từ trong ra ngoài.

     Các chiến xa Marleyont cũng không khá khẩm hơn là bao. Tuy sở hữu lớp giáp mạnh mẽ đến vậy nhưng thực tế chúng rất nhạy cảm với bùn đất và địa hình gồ ghề và dễ dàng bị chết máy. Ngoài ra, Eastkrovia đã phát triển loại đạn xuyên giáp Sakari-2, đủ sức xuyên phá lớp giáp dày cộp. Nên cũng dễ hiểu khi số lượng Marleyont bị triệt hạ cao ngang ngửa với chiến tăng Tarkov.

“Trông kinh hoàng quá, rốt cuộc đã bao nhiêu người nằm lại ở đây vậy?” – Mikhail thốt lên một cách ngỡ ngàng trước cảnh hằng sa số thiết giáp nằm lại nơi đầu mặt trận.

“Tớ cũng có câu hỏi giống cậu. Bọn họ đã xảy ra chuyện gì vậy.”

     Tôi lạnh lùng trả lời, tay giữ lấy vô lăng.

“Đấu tăng là thế đó. Thay vì ở im một chỗ bắn qua bắn lại, cả hai bên đã liều mình lao lên tấn công. Kết quả là như thế này đây, thảm khốc thật. Nghe nói có gần 200 binh sĩ lái tăng đã chết, ngang với 50 chiếc Tarkov.”

     Mikhail ở góc trầm trồ, nói:

“Nếu vậy thì thiệt hại quá lớn! 50 xe là con số khổng lồ. Không thể tin đám lãnh đạo lại ra tay với quân lính cấp dưới như vậy.”

     Ilaina cười khẩy, tham gia vào cuộc trò chuyện.

“Cậu vẫn chưa hiểu được đâu. Đám lãnh đạo đó chỉ quan tâm tới số lượng kẻ thù bị tiểu diệt thôi. Nếu có ghi trên báo cáo thì hầu như thiệt hại của ta sẽ là 50% hoặc thậm chí là không có. Đó là cách chúng xin thêm tiền trợ cấp rồi ăn chặn sạch.”

     Đoàn vận tải chúng đi ngang qua vùng chiến sự thì gặp được một đoàn xe tăng khác. Họ cũng có chung mục tiêu và nhiệm vụ với bọn tôi, song, nhìn chung có vẻ bọn họ đã hoàn thành nhiệm vụ với cái giá thật đắt đỏ. Cả đoàn vận tải đã bị bắn tới rách nát, thân xe tải và xe tăng bị đạn pháo găm trúng nhiều không đếm xuể. Hầu hết lái xe đều đã chết, số ít bị thương nặng. Máu đổ ra trên xe của họ loang lổ, mùi tanh đáng sợ xộc thẳng lên mũi, làm một người lính mình đầy kinh nghiệm như tôi cũng phải dè chừng.

“Mọi người ở đơn vị nào thế? Đang cung cấp đạn dược cho tiền đồn 92 à?”- Một người tài xế gõ vào cửa xe.

     Tôi khá bất ngờ khi có người biết rõ tường tận nhiệm vụ hiện tại của mình nên đâm ra tò mò.

“Là sao vậy. Có chuyện gì với tiền đồn 92 à?” – Tôi ghé ra cửa sổ để hỏi cho rõ sự tình.

“Đúng vậy, bọn họ chết cả rồi, không còn ai sống sót đâu. Về đi, trước khi quá muộn. Một tên sát nhân đã giết chết bọn họ bằng khí nhạt và súng phòng không rồi. Tới đấy cái nịt cũng chả còn đâu.”

     Tôi tỏ ra ngờ vực, để ngoài tai những lời nói ấy, tôi đạp ga xe, rồ xe hết mức lao nhanh về phía trước. Hẳn là họ đang đùa. Tiền đồi 92 là nơi có thể nói là vững chắc nhất, rất khó để xâm nhập bởi đám thổ phỉ. Mà lạ là tiền đồn 92 không hề kêu la tiếng xin viện trợ nào. Nếu bị tấn công dữ dội thì họ đã phải liên lạc rồi chứ.

     Tới đó, cả đám mới ngỡ ngàng. Nơi đây hoàn toàn im bặt, không có nổi một tiếng nói hay nổ súng. Và điều tồi tệ nhất đã hiện ra. Một kho chứa vũ khí nhưng thay vì đựng đạn và pháo cối thì chỉ toàn xác người phân hủy và bị ngạt khí. Chúng bị giòi bọ, sâu ăn mòn đi theo năm tháng. Mùi thối rữa bốc lên nồng nặc.

     Tiền đồn xem chừng đã bị pháo kích nặng nề. Bằng chứng là các công trình quân sự đều bị thủng và đổ vỡ. Thời gian cũng từ lâu nên xác chết mới bị phân hủy, rêu mới có thể mọc đầy tới các đống đổ nát, mảnh vỡ bê tông. Bốn trăm người đóng ở đây, không một ai sống sót.

     Ilaina như đã quá quen với việc này, cô ấy chỉ lẳng lặng đóng sầm cửa kho vũ khí, quay ra nói với tôi.

“Klaus. Tụi mình đi tiếp thôi, nơi này không còn ai sống nữa rồi....”

     Bốn người chúng tôi rời đi, tiếp tục chi viện cung ứng cho các tiền đồn khác. Nhưng lạ thay, dù cho có tới đâu, tất cả chúng đều có một kết cục. Không tan hoang thì cũng chết sạch. Người chết chỉ có thể đếm bằng đơn vị hàng ngàn. Dẫu vậy, họ vẫn bị quên lãng, bởi liệu có ai thèm để ý tới sự hi sinh và cống hiến của họ? Những người nơi tuyến đấu luôn sẵn sàng vào sinh ra tử chỉ để bảo vệ đất nước?

     Tôi, Ilaina, Mikhail và Augusta phân phát hết lương thực và vũ khí cho những nơi còn người sống sót. Song, chúng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trở về với sự tuyệt vọng, tôi không tài nào để bản thân thư giãn nổi. Quá nhiều áp lực đã dồn nén và khiến tôi trở thành một kẻ biến chất tới không nhận ra. Một con người bình thường giờ đây cũng không khác cái xác vô hồn là bao.

    Tôi đi vào căn phòng tồi tàn của tiểu đội mình. Đặt người xuống chiếc giường cứng nhắc, tôi thở dài rồi bất giác ôm lấy đầu mình, cố gắng gạt bỏ hết những suy nghĩ vu vơ còn động lại trong tâm trí. Giết chóc, giết chóc. Chúng cứ quẩn quanh tôi, thật khó để quên đi. Bàn tay tôi đã nhuốm đủ thứ máu người. Tôi giết người, như cái cách xã hội và chiến tranh giết chết tôi.

    Không những vậy, tần suất phải nhìn thấy xác chết cũng tăng vọt. Dù không còn sợ hãi và hoảng sợ như trước, nhưng mỗi khi nhìn thấy chúng, thứ cảm xúc kì lạ. Không phải ghê sợ, nhưng cũng không buồn bã, thay vào đó lại có sự xót xa và đồng cảm. Khi đi qua những tử thi của Eastkrovia và Westalyast, tôi coathể thấy rõ sự bình thản của họ khi ra đi.

   Có lẽ họ cũng giống như tôi, đều bị chiến tranh giày vò đến mất đi lí trí, và họ không cần đối mặt với nỗi sợ chết, thuê mà những người lính tân binh không hề muốn. Ngược lại, đối với binh sĩ cừ khôi, chết chính là cách để giải tỏa hết căng thẳng đời binh nghiệp.

     Tôi trước đó đã từng nhiều lần muốn tự sát. Song, tôi lại không thể làm vậy. Bản thân tôi là một kẻ han sống sợ chết, hơn nữa tôi còn quá nhiều thứ để mất lúc này. Ilaina, Mikhail, Augusta, họ vẫn cần tôi mà?

     Đột nhiên, một bản tin bỗng được phát lên qua truyền hình Quốc Hội do các tay hacker đột nhập vào hệ thống giáo dục tuyệt mật Westalyast cố tình đăng lên mạng..Trong đó, những nội dung đã khiến mọi người sửng sốt vì khác xa với sách vở nói. Hóa ra, trước đây, vào những năm 1897, Eastkrovia và Westalyast không tồn tại, thay vào đó là đế quốc Altyrustal, một siêu cường về mọi mặt. Tuy nhiên do thực hiện nhiều chính sách cai trị sai lầm nên đất nước lâm vào khủng hoảng và suy thoái. Những kẻ quý tộc và nhà nước đã đàn áp những cuộc biểu tình của nhân dân lao động. Mâu thuẫn càng gay gắt, cuối cùng bùng phát thành nội chiến.

     Nhân thời gian ấy, một vị lãnh đạo tên là Moskwatov đã lật đổ chính phủ đế quốc, đưa quân tiêu diệt hết mầm mống của sự độc tài và bóc lột xiềng xích. Một người có dòng dõi quý tộc với bí danh Kritchenburg đã sử dụng tổ chức đánh thuê khét tiếng Hunterusk của mình và liên kết với các giới thượng lưu nhằm chống lại làn sóng đấu tranh. Sau gần chục năm chia rẽ, hai quốc gia Westalyast và Eastkrovia được thành lập. Để huy động tinh thần người dân, cả hai đã xóa sạch lịch sử, xuyên tạc, thiên biến vạn hóa thành đủ kiểu với mục tiêu hòng xóa sổ kẻ thù. Tất cả những ai có ký ức về thế giới cũ đều bị tẩy não hoặc giết sạch để che giấu.

     Chúng tôi gần như chẳng còn tin vào mắt mình nữa, hóa ra bao lâu này, những người chúng tôi đã giết hóa ra là đồng bào của mình. Cuối cùng tôi cũng hiểu ra rồi. Tôi suy cho cùng cũng là một người con của dân tộc chung dòng máu chứ không phải như trước kia, là một kẻ lang thang vật vờ, chẳng rõ mình chiến đấu cho ai và vì ai. Không ngờ con người ta lại chỉ vì mâu thuẫn mà giết chết đi một trang sử hào hùng của một đất nước và bóp méo nó tới tan nát. Suốt bao lâu nay, hàng trăm triệu người dân của hai nước đã bị tẩy não và thôi miên để rồi trở thành những con rối chịu sự điều khiển của chế độ cầm quyền.

 Đúng như dự đoán, Westalyast đang có nội chiến bên trong chính phủ. Các bên đang ra sức củng cố quyền lực ở những vùng chiếm được. Tất cả là chỉ vì cái ghế Thủ tướng và Tổng thống trong Quốc Hội. Việc này thật sự rất tồi tệ, người ta sẽ chẳng thèm quan tâm tới hậu quả mà nó gây ra, chỉ chăm chăm sao cho đạt được mục đích, thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình. Những người tài giỏi sẽ bị giết chết với cái lý do hết sức nhảm nhí, để rồi bọn quan lại tham nhũng lên ngôi.

    Người dân lao động suy cho cùng vẫn sẽ bị bóc lột đến xương tủy. Moskwatov là một nhà cách mạng, ông ấy hiểu rõ việc này nên đã dành cả cuộc đời để giải quyết nó. Song, tư tưởng của ông ấy lại quá đỗi phi lí, giai cấp của bọn quyền lực sẽ không bao giờ buông tha cho người có địa vị thấp hèn. Kritchenburg thì có vẻ là người thực tế hơn, ông đã chấp nhận hi sinh một phần dân số để phần kia có thể sống trong hạnh phúc.

     Hai người họ tuy có những điểm khác nhau nhưng đều có mục đích chung là bảo vệ cuộc sống của người dân. Nhưng giờ đây thì sao? Công sức tiến hành cải cách của họ đều bị giẫm đạp bởi những kẻ phản bội quyền lợi dân tộc. Có lẽ thế giới này sẽ cần ai đó để cứu rỗi họ.

Bình luận (9)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

9 Bình luận

Tính ra phòng không không quân west bị ép đến chết luôn, east đổ bộ đường ko giữa thủ đô mà ko lm gì dc thì chịu
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
Nói chung là skill issue, mang Raptor mà bị Flanker đấm tê tái là hiểu🐧👍
Xem thêm
uhmm đoạn kết chiến tranh khá chóng vánh tôi cứ tưởng west đẩy East tới biên giới rồi bắt đầu bên East thanh lọc nội bộ chọn ra tướng tài bắt đầu tạo một cuộc phản công bằng chiến tranh tiêu hao, sau đó West bị thương vong quá nặng không thể gánh chịu được thương vong nên mới đầu hàng, Illaina với Klaus tạm thời bị chia cắt và Klaus bị bắt làm tù binh. Cậu bị tra tấn tẩy não rồi trở thành binh sĩ của East. Vài năm sau Illaina trở thành lãnh đạo của phe kháng chiến giành độc lập lại cho West, lúc này Kalus cũng trở thành tướng của East cả hai bắt đầu cuộc chiến đối đầu nhau với 2 hệ tư tưởng khác nhau nhưng không biết ở bên kia chiến tuyến kẻ thù lại là người mình yêu, kịch bản này giống tragedy không :))
Xem thêm
Quên nữa lý do Klaus lên hàm tướng nhanh vì sau đó East đánh các nước khác và cậu lập chiến công
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
Kịch bản của tôi cũng không hẳn đi theo chiều hướng này nhưng sẽ có một nv trong tiểu đội của Klaus là chỉ huy phe kháng chiến. Và yep, cậu ta là em trai cùng mẹ khác cha của Klaus🐧
Xem thêm
Xem thêm 2 trả lời
Như là nga với ucà vậy, cùng 1 liên Xô mà giờ đánh lẫn nhau
Xem thêm
CHỦ THỚT
AUTHOR
Yes. Cơ mà nếu chuẩn xác thì nó giống như Nội chiến Nga hơn. Westalyast đi theo hướng tư sản mà:v
Xem thêm