• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

oneshot

oneshot ...one oppoturnity

3 Bình luận - Độ dài: 2,163 từ - Cập nhật:

Vào một buổi chiều muộn, khi tôi cùng bà đã ăn xong bữa chiều, lúc ấy nhà tôi chưa có điện như bây giờ nên bữa cơm chiều phải ăn vào lúc mặt trời còn nằm trên đường chân trời, bố tôi trở về với một vẻ mặt tươi rói như vừa mới bắt được vàng, bố làm ra vẻ bí hiểm gọi tôi lại chỗ bố.

“An” ông gọi “Lại đây.”

“Có chuyện gì hả bố?”

“Lại đây.”

“Bố có chuyện gì thì cứ nói đi, con nghe được mà.”

“Bảo lại đây thì cứ lại đây.”

Tôi cứ nhì nhằng cho đến khi giọng bố bắt đầu đanh lại. Rốt cục thì tôi cũng phải ra chỗ bố để xem bố định nói gì hay khoe cái gì.

Rốt cục thì tôi cũng phải há hốc mồm trước cái thứ mình đang thấy trước mắt. Bố đang cầm trên tay một sợi dây, đầu kia là một con vật có hình thù giống con ngựa, nhưng trông nó ngô ngố hơn con ngựa mà tôi thấy ở nhà chú L. Chú L có nuôi một đôi ngựa màu nâu dùng để chở hàng hoá. Cứ mỗi tuần một lần chú phi ngựa đến thị trấn bên kia ngọn núi để mua hàng hoá, bà tôi thì thoảng cũng nhờ chú mua hộ một ít kim chỉ hay vải vóc gì đó.

Con vật đang đứng trước mặt tôi có có một bộ màu nâu xám phủ khắp cơ thể trừ phần lông bụng là màu trắng. Và nó có một đôi tai dài ngỏng về phía trước trông như tai thỏ. Con mực thì sủa ầm, chạy lăng quăng khắp nhà thi thoảng nó tiến lại gần con vật lạ hửi hửi rồi nhảy bật ra xa giữ khoảng cách.

“Bà ơi ra xem cái này nè” tôi gọi to vào trong. “Con này là con ngựa con phải không bố?”

“Không, nó là con lừa.”

Tôi chả biết con lừa là con gì. Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy có một con vật có tên hài hước đến vậy.

“Sao lại là con lừa. Nó hay lừa người ta lắm hay sao bố?” tôi hỏi. “Bà ơi ra xem có con lừa nè.”

Thú thực là tôi chắc là mình có nói đúng như vậy khi đó hay không nữa. Một phần nó cũng đã gần hai mươi năm trôi qua, một phần khi đó tôi quá là vui sướng và phấn khích.

“Ai cho vậy?” bà tôi hỏi

“Ông…” bố tôi đáp.

Tôi không nhớ tên ông ta. Sau này có lần tôi đã đến nhà cái người mà cho bố con lừa đó một lần, ông ta là chủ một trang trại nuôi ngựa lớn. Tôi không thấy con lừa nào mà chỉ có ngựa.

Bà biết thừa ai đó cho chứ bố con lừa này chứ không thể có chuyện bố mua. Lúc ấy nhà tôi còn nghèo, rất nghèo nữa là đằng khác. Nhà tôi có ba người: bà nội, bố và tôi cũng nhau sống trong một ngôi nhà ở một ngôi làng hẻo lánh, hẻo lánh đến mức nhìn quanh bốn phương tám hướng đều là đồi núi, rừng rú và mây trời.

Cả làng có đâu đó mấy chục hộ dân sống rải rác trên một khu vực rộng lớn kết nối với nhau bằng một con đường mòn đi nhiều mà thành.

Ngôi làng nghèo, còn chúng tôi thì nghèo thuộc hạng nhất làng. Thứ có giá trị nhất của chúng tôi chính là ngôi nhà. Ngôi nhà rất chắc chắn, những thanh trụ được chọn từ những cây gỗ từ sâu trong rừng. Chỉ với ba người thì không thể nào cất được ngôi nhà như vậy. Thanh niên trai tráng trong làng đã hợp sức cũng nhau giúp đỡ chúng tôi có một ngôi nhà che mưa che nắng, với một điều kiện chúng tôi sẽ phải giúp đỡ khi người khác cần. Tất nhiên là phải trừ chuyện tiền bạc.

Đó là tất cả những gì tốt nhất người ta có làm cho nhau.

Ấy vậy mà có một người tốt đã cho bố tôi một con lừa.

Đêm ấy tôi không ngủ được, cảm giác giống hệt cái đem bố đem con Mực về. Mực là một chú chó lông vằn cũng được bố đem về nuôi từ khi hai tháng tuổi. Giờ nó đã hai tuổi rưỡi.

Tôi muốn vuốt ve bộ lông của con lừa, ôm ấp nó như cách tôi vẫn hay thường làm với con Mực.

“Nhưng con lừa thì không được, nó đá lủng ruột” bố nói thế rồi nhốt nó vào cái nhà tắm lộ thiên được dựng ở mé hông nhà.

“Ừ phải đó” bà  tôi nói thêm.

Tôi không biết bố định làm gì với con lừa cho đến một buổi sáng nọ, bố lại gọi tôi khi tôi đang bận cắt cỏ cho con lừa. Bố đã giao nhiệm vụ đó cho tôi ngay khi mang con lừa về, việc khá đơn giản vì xung quanh nhà không thiếu cỏ. Cứ sau mỗi bữa sáng tôi chỉ cần xem thời tiết như thế nào rồi nhặt chiếc liềm cắt cỏ của bà ra đồng để cắt cỏ.

Bố dắt con lừa ra giữa sân. Trên lưng nó lúc này đã buộc một chiếc yên ngựa (đáng ra phải gọi là yên lừa) bằng mây tre do bà tôi đan. Quanh thân con lừa buộc đủ thứ dây rợ trông y hệt con ngựa ở nhà chú L.

Bố xốc nắch tôi đặt lên chiếc yên, hoàn toàn vừa vặn. Bám vào cái gờ, bố nói. Tôi bám vào cái gờ như bố nói rồi bố dắt nó đi vòng quanh sân. Con vật chậm rãi tiến về phía trước. Một lúc sau khi đã quen hai bố dắt con lừa ra chỗ con dốc để nó đi thử. Tôi phải bám thật chắc vào chiếc yên và ngiêng người ra phía sau một chút khi nó xuống dốc; còn khi lên dốc tôi phải gập người ra phía trước.

Tôi đặt tên cho con lừa là Khoai Lang. Một lần không cắt được cỏ, thay vào đó tôi cho nó ăn khoai lang. Và nó ăn thật, nó nguyên củ để lại những phần thừa như chuột gặm.

Lúc ấy là cuối tháng chín, tôi bắt đầu có những bài kiểm tra sơ bộ đầu năm.

Con lừa thì khác con chó, bố không đem nó về để trông nhà mà là chở tôi đi học. Năm ấy, tôi lên lớp ba. Ngôi trường cũ dời lên một đỉnh đồi, vừa xa vừa khó đi. Mọi người bảo cần phải làm thế và cũng có lí do hợp lí để di rời. Chỗ ngôi trường cũ nằm gần một cây đa ngàn năm to lớn. Cảm giác nó như là một cái cây được tạo thành từ hàng ngàn cái cây khác. Vào những ngày nắng chói chang, đứng dưới bóng cây nhìn lên bầu trời gần như bị tán lá nuốt trọn. Không khí bên dưới mát lạnh dù nhiệt độ ở ngoài đang như đổ lửa. Khi có gió lớn thổi qua những nhánh cây đu đưa qua lại kêu lên những tiếng kêu răng rắc như sắp đổ. Nhưng lí do chính để rời đi thì ai cũng biết. Cái cây có ma.

Dưới tán cây có một con đường mòn đi xuyên qua ngôi làng và ngôi trường thì nằm trên con đường ấy. Năm đó trời mưa to khủng khiếp, khu đất dưới tán cây trở thành một bãi ngập lớn và tràn vào nền đất của trường. Con đường mòn giờ trở thành một bãi ngập nước, muốn đi qua đó phải đi ra một vòng đúng bằng đường viền của tán lá. Tôi nghe nói người ta còn thấy cả cá bơi trong bãi ngập gần gốc đa ấy nữa.

Không biết thực hư thế nào nhưng tôi biết tôi đã phải khổ sở như thế nào chỉ được đến trường.

Hồi còn học ở trường cũ thì ngày nắng tôi có thể một mình đến trường được. Còn ngày giông thì chỉ có nước phải nghỉ học.

Tất nhiên không chỉ có mưa giông là trở ngại duy nhất.

Từ nhà đến trường mới tôi phải trèo lên trèo xuống bốn con đốc tất thảy. Khúc đường bằng phẳng là dài nhất nhưng cũng có nhiều chướng ngại không kém. Con đường đất có được nhờ đi lại nhiều mà thành vào ngày mưa biến thành một bãi sình lầy.

Hồi đó tôi mới là một cậu nhóc bảy tuổi chứ không phải là vận động viên đi bộ đường trường. Mặc dù trường cũng thư thả cho học sinh đến tám giờ mới bắt đầu học, tôi vẫn phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị mọi thứ đến trường.

Vào ngày đầu đi học lớp hai thì những cơn mưa vẫn chưa dứt.

Bố đeo một chiếc ủng màu nâu, còn tôi thì đeo chiếc ủng màu đỏ của bà. Chỗ nào đi được thì tôi đi bộ còn không đi được thì bố cõng tôi trên lưng. Có lúc xui rủi thì bố cũng trượt chân và cả hai bố con rơi tõm xuống bãi sình, người ngợm, quần áo biến thành một màu đỏ chói như vừa đổ sơn lên người. Tôi cũng đã biết được vị của đất là thế nào, nó không có vị mà chỉ lợn cợn trong miệng, muốn nhổ ra ngay lập tức.

Chuyện đó không thường xảy ra nhưng bố lúc nào cũng mang theo một bộ quần áo sơ cua quấn trong một lớp nilon làm bằng túi bóng trong những bao phân bón.

Rồi thì tháng chín cũng đến, trời bắt đầu bớt mưa, đường xá bắt đầu cạn nước dần nhưng việc đó không thành vẫn đề nữa, tôi chỉ việc ngồi yên trên lưng con lừa là được. Tất nhiên là trừ những ngày giông bất chợt thì vẫn phải nghỉ ở nhà.

“Một ngày nào đó có thể con có thể tự mình đến trường” bố nói trong một lần khi chúng tôi cùng nhau đến trường.

Tôi không hiểu bố muốn nói gì, có thể một ngày nào đó tôi có thể tự mình cưỡi con lừa đến trường chăng? Tôi không biết.

Nhưng có một điều hơi tiếc là chỉ có mình tôi ngồi trên lưng Khoai Lang, còn bố thì vẫn phải đi bộ.

“Sao bố không cưỡi nó ạ” tôi hỏi bố.

“Nó không chịu nổi đâu. Gãy lưng nó mất” bố trả lời. “Nếu có một con ngựa thì chắc bố sẽ ngồi cùng con.”

Hồi đó tôi không biết giới hạn tối đa của một con lừa là bao nhiêu. Khoai Lang có thân hình nhỏ cỡ phân nửa con ngựa mà tôi từng thấy. Nhưng tôi cho là hai bố con có thể cưỡi lừa cùng nhau. Nghe nói hồi đó bố chỉ đâu đó ngoài năm mươi kilogram, với chiều cao một mét bảy mấy thì trông khá mảnh khảnh.

“Mai mốt lớn lên con sẽ mua cho bố một con ngựa” tôi nói, trong một phút cao hứng.

“Lo học cho giỏi là được rồi, cha nội.”

Nguyên học kì một, hàng ngày bố vẫn miệt mài dắt Khoai Lang đến trường, nhờ vậy tôi không còn phải nghỉ học thường xuyên hoặc nếm mùi đất nữa.

Bước vào kì nghỉ Tết, tôi nhận được một tin không biết nên vui hay nên buồn. Cái ngôi trường mới trên ngọn đồi bị một trận vòi rồng quét qua đánh sập. Mái nhà bị gió cuốn bay xa, có người nói người ta tìm thấy cách đó mấy chục cây số. Mọi người trong làng họp bàn và quyết định xây lại ngôi trường do cả ngôi làng nằm trong vùng quy hoạch thuỷ điện. Bọn hỏ chả muốn tốn công xây dựng lại chỉ để sử dụng trong vài năm tới.

Qua Tết mấy đứa trẻ trong làng khăn gói chuyển đến học ở trường tiểu học ở thị trấn. Bố tôi thuê một căn nhà ngay phía sau trường để tôi khỏi phải đi học xa nữa.

Tôi gặp Khoai Lang vài lần trong hè và Tết cho đến khi dự án thuỷ điện hoàn thành. Lúc đó tôi đã lên cấp hai, ba người chúng tôi quyết định chuyển đến một nơi khác sống. Bố quyết định trả lại Khoai Lang cho ông chủ trang trại nuôi ngựa vì không thể mang theo nó được. Ông bảo thích bán hay làm thịt gì đó thì tuỳ nhưng bố nhất quyết không chịu. Rốt cục thì ông vẫn nhận lại con lừa xưa.

Và một tin vui là Khoai Lang vẫn còn sống, cu cậu cũng có vài đứa nhóc trông y như đúc.

Bình luận (3)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

3 Bình luận

Khen: - T khá thích ý tưởng này, nó gần gũi đơn giản
- Lựa chọn từ vựng có vài đoạn hay hơn rồi
Góp ý: - Còn sai chính tả khá nhiều, nên check lại mỗi khi viết xong một đoạn
- Nếu ông không giải thích thì không hiểu nội dung chính lắm. Vậy nên có thể thử mở đầu cho các yếu tố sự kiện để nvat có thể kết nối với việc nhìn lại quá khứ ( exp: tìm thấy một vật hồi nhỏ=> nhớ lại cảnh nghèo thuở bé)
Xem thêm
Cố đọc thêm vài lần để hiểu ý nghĩa câu truyện :)))))???
Xem thêm
Nói về sự nghèo khó của Việt Nam thời xưa. Sự hy sinh của người bố, sự ngây thơ của người con. Chi tiết quên tên người chủ trang trại là ẩn dụ cho việc mọi chuyện không hề đơn giản như thế. Có lẽ người bố đã phải trả giá gì đó để có được con lừa. Tiếp đến là hành động từ chối ngồi lên lưng con lừa. Đây cũng là một chi tiết rất hay nói về tương lai của mọi đứa trẻ. Khi lớn lên, phụ huynh phải để con cái tự lập. Nếu vẫn đồng hành cùng nó (ngồi trên lưng lừa) thì lưng sẽ gãy, hai bố con lại cùng đi bộ như khi xưa và người con lại phải phụ thuộc vào người bố còn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên dù không ngồi nhưng người bố vẫn đi cùng dắt nên có lẽ chi tiết này đang đề cập đến độ tuổi vị thành niên.

Đây là một số ý nghĩa thôi. Bao giờ học xong lớp 5 thì tôi viết tiếp.
Xem thêm