Youkoso Jitsuryoku Shijou...
Kinugasa Shougo Tomose Shunsaku
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Năm 2 Tập 01

Chương 02 (2) Một Sân Khấu Mới

56 Bình luận - Độ dài: 4,406 từ - Cập nhật:

Sức nóng từ những cuộc trò chuyện về OAA không hề nguội đi, rồi tiết 2 cứ thế bắt đầu.

Thế nhưng e rằng bắt đầu từ bây giờ, [Chuyện đó] sẽ chính thức được đề cập đến.

Không có gì khó để đọc được suy nghĩ của những học sinh xung quanh.

“Từ giờ, tôi sẽ phổ biến và giải thích những điểm quan trọng trong kì thi đặc biệt.”

Chabashira nói để bắt đầu tiết học như bình thường.

“Về Bài thi đặc biệt đầu tiên được tổ chức cho mấy đứa với tư cách là học sinh năm 2: Đây là một bài thi có nội dung và phương pháp tổ chức hoàn toàn mới, khác biệt hơn hẳn từ trước đến nay, đi đôi với việc áp dụng chương trình OAA.”

Có thể nói rằng do chịu ảnh hưởng bởi Tsukishiro, mà nói đúng hơn là Nagumo, nên hệ thống tổ chức của nhà trường đang dần thay đổi một cách rõ rệt.

“Nói cho ngắn gọn thì với dưới cách học sinh năm hai, mấy đứa sẽ hợp tác thực hiện bài thi viết với học sinh năm nhất.”

“Hợp tác... Với năm nhất...?”

Trước đây, hiếm có sự kiện nào lại được tổ chức chung cho các niên khóa khác nhau như thế này.

Tuy rằng vẫn có ngoại lệ như hồi trại huấn luyện, nhưng việc các lớp tranh đua đối đầu nhau là điều hiển nhiên.

Theo sau OAA được áp dụng vào chương trình học, giờ đến cả bức tường ngăn cách giữa các khối với nhau cũng bị xóa bỏ.

“Bài thi đặc biệt lần này sẽ đánh giá chặt chẽ cả bài thi viết lẫn khả năng giao tiếp.”

Tức là đánh giá cả về học lực lẫn năng lực giao tiếp.

Nhìn qua thì không thấy hai tiêu chí này có điểm chung gì cả.

“Đến giờ này chắc tôi không cần phải nhắc nhở những điểm đáng lưu ý trong bài thi viết nữa. Tuy nhiên, từ trước tới giờ, trong những sự kiện như hội thao hay trại huấn luyện, mối quan hệ giao lưu giữa các khối với nhau không được như mong đợi. Thế nên nhà trường mới đánh giá rằng năng lực giao tiếp của các học sinh vẫn đang dậm chân tại chỗ.”

“N-nhưng mà đáng ra tụi em phải nên cạnh tranh với những lớp cùng khối thôi mà nhỉ? Tự dưng em thấy có gì đó không đúng.”

Ike tỏ ra bất mãn vì tự dưng bị liên đới tới năm nhất.

“Không phải là tôi không biết, nhưng cứ thử nghĩ thoáng ra đi. Năm đầu tiên mấy đứa trở thành người của xã hội, những người làm cùng chưa chắc gì đã toàn là người mới như mấy đứa. Dù có sang năm thứ hai, hay trở thành một nhân viên kì cựu với 20, 30 năm kinh nghiệm đi chăng nữa thì tất cả mọi người đều phải đấu tranh trên cùng một chiến trường. Không lạ gì nếu một ngày nào đó mấy đứa phải đối đầu trực tiếp với một đối thủ lớn hơn hoặc nhỏ tuổi hơn mình, đúng không?”

“Cái đó... Mà, đúng là cũng phần nào tưởng tượng ra được.”

“Trong cái thế giới được vận hành theo chủ nghĩa thực lực này, vậy mà các công ty Nhật Bản lại cứ quan trọng hóa và trói buộc với thứ tự thâm niên và công việc trọn đời. Cảm thấy ngại khi phải làm việc chung với Senpai hay Kouhai? Sau khi nghe nội dung của bài thi đặc biệt lần này, những người từng có cảm giác như thế nên tự chấn chỉnh lại cách suy nghĩ của bản thân từ giờ đi. Nói cho đơn giản thì việc học nhảy lớp là một ví dụ điển hình. Ở Anh, Mĩ và Đức thì dĩ nhiên đã áp dụng hình thức này từ trước. Một đứa trẻ học cùng với học sinh cấp 3 hoặc thậm chí là đại học cũng không có gì là lạ cả. Thử tưởng tượng đi, liệu mấy đứa có thể chấp nhận một học sinh cấp một học chung lớp với mình không?”

Chabashira đang thúc ép cả lớp tưởng tượng ra viễn cảnh đó. Nhưng rõ ràng không ai có thể hình dung ra được. Chắc chắc họ đang cảm thấy lạ lẫm hoặc thậm chí có người dường như còn không muốn chấp nhận.

Quả thực rất hiếm gặp những trường hợp cho phép nhảy vượt cấp ở Nhật Bản. Dù nói rằng không đủ điều kiện thực hiện, thế nhưng lại không nhiều người biết cách để áp dụng hệ thống này vào thực tiễn. Không hẳn là Nhật Bản không thể áp dụng hệ thống này vào nền giáo dục, mà đúng hơn là không nhiều người chấp nhận phải làm việc chung với những người được đặc cách nhảy cấp.

Thậm chí ở White Room cũng không có trường hợp được đặc cách nhảy cấp nào như thế nên cũng dễ hiểu.

Thế nhưng những gì Chabashira nói cũng không hoàn toàn chính xác.

Không phải bất cứ chuyện gì cũng nên bắt chước lại y chang cách làm của những nước khác. Nhật Bản chỉ nên áp dụng những phương sách giáo dục phù hợp với Nhật Bản. Có thể Chabashira cũng chỉ đang giải thích theo yêu cầu của cấp trên trong khi chính bản thân mình lại không hiểu.  

“Từ nay về sau, chắc chắn sẽ có những lúc mấy đứa bắt buộc phải đối đầu với năm hai hay năm nhất. Thế nhưng bài thi lần này chỉ tập trung vào phần thắt chặt quan hệ hợp tác thôi, hãy nhớ kĩ điểm này.”

Đây là lí do vì sao Bài Thi Đặc Biệt lần này tập trung chú trọng về cả phần thi viết lẫn năng lực giao tiếp à? Không biết cơ chế bài thi đặc biệt lần này là như thế nào nhỉ? - Những học sinh trong lớp nghiêng đầu thắc mắc.

“Để hiểu rõ thì cách nhanh nhất là hãy nhớ lại bài thi đặc biệt của mấy đứa năm ngoái. Giống như bài thi Paper Shuffle - tìm và hợp tác với những thành viên khác trong lớp, nhưng xáo trộn lại hình thức một chút.”

Paper Shuffle.

Một bài thi thử thách với cơ chế 2 người cùng lớp lập thành 1 nhóm.

Cũng giống như thế nhưng lần này không phải hai người cùng lớp, học sinh năm nhất sẽ lập nhóm với năm hai để tham gia bài thi.

Chỉ có phần đó là thay đổi, thế nhưng chắc chắn sẽ có sự khác biệt lớn so với lần trước.

“Mấy đứa có quyền tự quyết định mình sẽ bắt cặp cùng ai, ở lớp nào. Thời hạn của bài thi đặc biệt lần này là 2 tuần kể từ hôm nay cho đến cuối tháng này. Bao gồm cả thời gian tìm cộng sự và thời gian để mấy đứa ôn tập.”

Hóa ra việc bắt học sinh cài đặt OAA là để phục vụ cho kì thi lần này.

Dĩ nhiên học sinh năm nhất không hề biết mặt biết tên của những đàn anh đàn chị năm hai.

Và học sinh năm hai cũng không hề biết mặt biết tên của những đàn em năm nhất.

Trong bài kiểm tra Paper Shuffle lần trước, do được phép bắt cặp với những thành viên trong lớp đã quen biết từ trước nên học sinh có quyền tự do lựa chọn cộng sự phù hợp với mình.

Tức là những học sinh kém khoản học tập chỉ cần bắt cặp với những ai hỗ trợ được mình là có thể dễ dàng vượt qua bài thi. Thế nhưng phần thi lần này thì khác. Giả sử như cả hai bên đều đang tìm kiếm những cộng sự ưu tú, nhưng do sự khác biệt về niên khóa dẫn đến mối quan hệ giữa hai bên rất mong manh.

Năm nhất là năm nhất, năm hai là năm hai. Ranh giới rõ ràng.

Đó là còn chưa kể, cần phải có thời gian nhất định để hai bên phát triển được mối quan hệ đến mức có thể tin tưởng lẫn nhau.

Nếu bắt buộc phải làm việc này mà không có sự hỗ trợ từ OAA thì thời gian 2 tuần chẳng thể nào đủ được.

Nhưng nhờ có OAA mà ta có thể xác định được mặt và tên đối tượng muốn hợp tác, đây có thể nói là một loại đường tắt.

Trên hết, thông qua điểm học lực đã được công khai, việc tham khảo và lựa chọn cũng trở nên dễ dàng hơn.

“Mấy đứa sẽ làm bài kiểm tra tổ hợp 5 môn vào ngày thi, mỗi môn 100 điểm nên điểm tối đa là 500. Còn một điều luật khác... Trong bài kiểm tra lần này, hình thức cạnh tranh giữa các lớp và các cá nhân được tính riêng.”

Chabashira chạm tay lên bảng đen, thông tin về kết quả bài thi đặc biệt cũng theo đó mà hiện ra.

.

.

.

.

Cạnh tranh lớp theo niên khóa:

=Các lớp sẽ thi đua bằng cách lấy điểm trung bình của toàn bộ học sinh trong lớp và cộng sự.

=Từ điểm trung bình đó, điểm lớp có thể nhận thêm theo thứ tự sẽ là 50, 30, 10 và 0 điểm.

.

.

Cạnh tranh theo thành tích cá nhân:

=Được tính bằng cách lấy tổng điểm của cá nhân và cộng sự.

=5 nhóm có thành tích cao nhất, phần thưởng mỗi người sẽ nhận được là 100,000 điểm Private Point.

=30% trong tổng số học sinh xếp ở vị trí cao nhất, phần thưởng mỗi người sẽ nhận được là 10,000 điểm Private Point.

=Nếu tổng điểm của nhóm thấp hơn 500, học sinh năm hai sẽ bị buộc thôi học. Học sinh năm nhất tuy vẫn được giữ lại, nhưng sẽ không được nhận Private Point trong 3 tháng, bất luận điểm Class Point có là bao nhiêu. 

=Thêm vào đó, nếu một trong hai học sinh cố ý khiến cho tổng điểm của nhóm bị giảm, học sinh bị xác nhận là thủ phạm sẽ buộc phải thôi học bất luận niên khóa. Ngoài ra, bên thứ ba xúi giục thực hiện hành vi trên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm và bị buộc thôi học.

.

.

.

.

.

.

“Mấy đứa cũng hiểu sơ rồi đúng không? Bài kiểm tra lần này, những học sinh được đánh giá học lực càng cao sẽ càng có lợi thế.”

Nếu không có OAA thì không thể tham khảo một cách chi tiết được, nhưng nhờ có chương trình này xuất hiện mà thực lực của tất cả học sinh đều lộ rõ. Học lực cá nhân càng thấp thì càng khó tìm được đối tác.

Có thể nhận thấy rõ ràng, những ai bị ám ảnh bởi học lực của mình đang phải hứng chịu áp lực sẽ không tìm được người hợp tác.

Những học sinh thông minh sẽ lập nhóm chung với một cộng sự thông minh khác để nhắm đến điểm thưởng ở tốp trên. Những học sinh bất an về học lực của mình cũng sẽ tìm đến những người có học lực cao để có thể tồn tại qua kì thi. Kết cục sẽ chẳng có ai dám bắt cặp chung với những người ở tốp dưới vì họ sợ rằng chỉ tiêu điểm tổng sẽ không đủ 500. Nếu chuyện đó xảy ra thật thì năm hai sẽ phải hứng chịu hiện thực tàn nhẫn nhất, ấy là bị đuổi học.

Những học sinh năm hai, những người đã quen với cách hoạt động của trường, không ít thì nhiều cũng đã thắt chặt quan hệ hữu nghị với các thành viên khác trong lớp.

Dù có bỏ lỡ điểm thưởng nếu đứng top trên đi nữa nhưng bù lại họ có thể chọn cách giúp đỡ bạn mình.

Nhân đây, học sinh mới vào học như năm nhất dĩ nhiên vẫn chưa thể thân nhau ngay được. Đối với họ, một người bạn cùng lớp như thế có không được trả Private Point trong ba tháng đi chăng nữa cũng chẳng phải vấn đề gì đáng để quan ngại. Không ít người sẽ chẳng thèm bận tâm đến chuyện đó. 

“Bằng cách hoàn thành việc đăng kí trên OAA, cả hai bên sẽ được công nhận là cộng sự. Bắt đầu kể từ bây giờ đã có thể đăng kí được rồi. Nhưng nếu có gặp trở ngại gì với cộng sự của mình trong tương lai, thì bất kể là lí do gì đi chăng nữa mấy đứa cũng không thể đổi cặp được.” 

Nói như thế cũng tức là ngoại trừ những người có học lực cao ra thì việc lựa chọn ngay lập tức sẽ rất khó. Nếu như lựa chọn bất cẩn thì có khả năng sau này sẽ phải hối hận.

 Màn hình trên bảng thay đổi, sau đó những qui chế về cộng sự hiện lên.

.

.

.

.

Phương pháp và qui định khi lựa chọn cộng sự.

-Mỗi ngày chỉ có thể sử dụng OAA một lần để gửi yêu cầu. (Trong trường hợp yêu cầu không được chấp nhận, chương trình sẽ bị đóng băng trong 24h).

-Trường hợp đồng ý yêu cầu cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đối phương làm cộng sự, không thể thay đổi thiết lập một khi đã đồng ý.

*Lưu ý: Qui định trên không áp dụng trong trường hợp một thành viên bị đuổi học hoặc bị bệnh không thể tham gia kì thi.

.

.

.

-Một khi hai bên đã xác nhận xong với nhau, thông tin trên OAA sẽ thay đổi vào 8h sáng hôm sau, từ đây không nhận hay gửi thêm bất kì yêu cầu nào nữa.

*Lưu ý: Tên của cộng sự sẽ được giấu kín.

.

.

.

.

.

Theo những qui định trên thì ta không thể tùy tiện gửi yêu cầu với số lượng lớn. Giả sử như ta gửi yêu cầu đến một ai đó, nhưng người đó đã chấp nhận yêu cầu khác vào cùng ngày thì đến 8 giờ sáng hôm sau mới được thông báo. Vì thế khả năng yêu cầu trở nên vô nghĩa cũng không phải không có.

Mà, không biết liệu có học sinh nào dám chấp nhận một yêu cầu từ người mà mình không quen chẳng biết gì không.

Chắc hẳn những điều luật này đã được tính toán từ trước để ta không biết được ai đã cặp nhóm với ai. Nếu như thông tin này lộ ra thì rất dễ để phân tích và đánh giá thực lực của các lớp khác.

“Sensei! Tuyệt đối không có chuyện một kouhai nào đó sẽ bắt cặp với em đâu! Không lẽ những học sinh bị kém về học lực như em bắt buộc phải dùng khả năng giao tiếp để làm gì đó sao!?”

Lời than vãn của Ike vừa hay lại trúng ngay vấn đề.

Cho đến khi ta tìm ra người mà mình muốn lập nhóm, xác suất những học sinh có học lực kém được chọn là không cao.

Tức là chỉ có duy nhất một cách để giải quyết vấn đề này.

“Yên tâm đi. Để tránh xảy ra trường hợp một học sinh nào đó không thể bắt cặp được với ai, vào 8 giờ sáng ngày cuối cùng trước bài thi đặc biệt, những học sinh vẫn chưa có cộng sự sẽ được chia cặp bằng hình thức lựa chọn ngẫu nhiên.”

Cứ như vừa nhận được cứu trợ, Ike thở phào nhẹ nhõm.

“Thế nhưng những học sinh không tìm được cộng sự của mình sẽ không được đối đãi như những người khác. Những cặp được xác nhận sau thời hạn qui định sẽ chịu hình phạt bị trừ mất 5% điểm tổng.”

Mặc dù không phải lo đến trường hợp không có người bắt cặp, nhưng 5% điểm tổng cũng là một con số đáng báo động.

Vì bắt buộc phải tham gia kì thi đặc biệt bằng bất cứ giá nào nên đây có thể xem như một khiếm khuyết không hề nhẹ.

“Sensei, học sinh năm 2 có ba người bị đuổi học, chẳng phải năm nhất sẽ bị dư ra ba người sao ạ?”

Chabashira hờ hững trả lời câu hỏi không đáng có của Yousuke.

“Ba học sinh bị thừa ra đó sẽ được bù đắp bằng cách nhân đôi số điểm đạt được. Nhưng đồng thời cũng phải chịu mất 5% số điểm, nên chắc chẳng có ai vui vẻ làm bài thi một mình đâu nhỉ?”

Cơ bản thì là một người nhưng phải gánh vác vai trò của hai người. Nếu cả ba người của năm nhất bị thừa ra đều có học lực cao thì chẳng vấn đề gì. Nhưng trong kì thi lần này, Ike và Sudou không phải những người duy nhất mà tôi nên lo. 

Bởi đối với riêng tôi mà nói, chắc chắn bài thi đặc biệt này sẽ có độ khó cực kì cao.

Nguyên nhân khiến độ khó cao lên chính là phần [Nếu điểm tổng kết từ 500 điểm trở xuống thì sẽ bị buộc thôi học]. Bởi điều đó đồng nghĩa rằng cộng sự bắt buộc phải lấy được từ 1 điểm trở lên. Dù tôi có lấy được điểm tối đa của cả 5 môn đi nữa mà cộng sự của mình lại bị 0 điểm thì vẫn không thể thoát khỏi cái viễn cảnh bị đuổi học.

Xét về thực tế thì qui định này rất nguy hiểm. Bởi lẽ năm nhất không phải chịu rủi ro bị đuổi học nên chỉ cần ai đó cố tình để điểm thấp thôi thì người còn lại của năm hai sẽ bị buộc thôi học vô điều kiện... Thế nhưng nhà trường đã ban hành một qui định khác để tránh trường hợp trên xảy ra.

[Nếu một trong hai học sinh cố ý khiến cho tổng điểm của nhóm bị giảm, học sinh bị xác nhận là thủ phạm sẽ bị buộc thôi học bất luận niên khóa. Ngoài ra, bên thứ ba xúi giục thực hiện hành vi trên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm và bị buộc thôi học]

Điều luật này được ban hành là để Bài thi đặc biệt lần này diễn ra một cách hợp pháp. Một điều luật tối quan trọng và không thể thiếu được.  

Đây là một điều luật được thiết lập nhằm mục đích hăm dọa bất kì kẻ nào muốn phá hoại những học sinh đang nỗ lực kiếm Private Point. Nhiêu đây là đủ để chặn đầu kẻ có âm mưu bất chính đối với bài thi lần này. Cũng chính nhờ có điều luật này mà quyền lợi chung của tất cả học sinh được đảm bảo.

Theo lí thuyết mà nói, đây là một bộ qui định được đảm bảo chặt chẽ, nhưng trên thực tế khách quan tính xác thực của chúng lại không được như vậy.

Bởi vì... Chỉ riêng học sinh đến từ White Room là ngoại lệ.

Vì bên kia đã rắp tâm khiến tôi bị đuổi học rồi nên bộ luật chỉ có nhiêu đây chẳng đủ để gây trở ngại.

Chỉ cần một ai đó trong số chúng trở thành cộng sự của tôi, chắc chắn tên đó sẽ không ngần ngại nhận điểm 0.

Cũng có nghĩa rằng, nếu tôi không may chọn nhầm một kẻ đến từ White Room làm cộng sự, chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ khiến tôi bị đuổi.

Giây phút bài thi đặc biệt bắt đầu, xác suất bị đuổi học xấp xỉ 1 trên 160 đang chờ đợi tôi.

Đáng lẽ phải có điều luật kiểu như [Nếu có mưu cầu bất chính khiến cho cộng sự của mình bị đuổi học, học sinh bị hại sẽ được miễn án phạt và được tính là đậu vô điều kiện] là ổn. Thế nhưng theo những gì được nghe nãy giờ thì không có gì đảm bảo giống như trên cả.

Nếu không có ai cố tình nhắm đến tôi thì chẳng có học sinh nào tự nhiên lại muốn đàn anh của mình bị đuổi học cả, đây chỉ là suy nghĩ nhất thời... Không, không chỉ có thế.

Trong trường hợp có học sinh nào như thế xuất hiện, có lẽ phía nhà trường sẽ có biện pháp xử lí nhanh.

Bị buộc thôi học vì vướng phải một học sinh có ý đồ bất chính là quá khắt khe. Nhưng nếu chỉ có một mình tôi phải chịu hình phạt như thế, chắc rằng hắn ta sẽ nhúng tay vào cưỡng ép bãi bỏ.

Có thể nói nếu không chọn đúng cộng sự tham gia bài thi với thái độ nghiêm túc thì đó là lỗi do tôi.

Phải biết tùy cơ ứng biến để phản ứng trước những lỗ hổng nhỏ xuất hiện trong các điều luật đã được thiết đặt từ trước

Trong thâm tâm tôi thoáng hiện ra cái bóng của Tsukishiro. Không nghi ngờ gì nữa, những điều luật và qui định này là do hắn dựng nên.

Hắn sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội trong Kì Thi Đặc Biệt này.

Nếu tôi trở tay không kịp, những người không thuộc White Room sẽ dần dần lần lượt tìm ra cộng sự của mình. Nếu thế thì khả năng tôi bị học sinh từ White Room nắm thóp sẽ tăng lên.

Có lẽ sẽ tốt hơn nếu tôi nhanh chóng hành động, bắt cặp với ai đó không có vẻ gì là người của White Room. Thế nhưng đánh giá học lực của tôi trên OAA là C, không phải một thành tích hoàn hảo để có thể chọn ai mình muốn.

Giả sử tôi có chọn ai đó có học lực thấp một cách cực đoan đi chăng nữa, năm nhất như đối phương chắc sẽ không khỏi lo ngại vì học lực C của tôi nên cũng khó mà nhận lời.

Có lẽ không khó để tìm ra một người có học lực hạng C để dễ dàng bắt cặp, nhưng cũng có xác xuất đối phương đã nhìn thấu suy nghĩ này và nằm chờ sẵn ở trong nhóm những người có điểm học lực được đánh giá như trên.

Sau khi nghe hết cả buổi giải thích, mức độ trở ngại trong kì thi lần này được xác định là cao hơn nhiều so với những lần trước.

“Sensei. Độ khó của kì thi nằm ở mức nào ạ?”

Horikita đưa tay lên hỏi điều mà tất cả mọi người đều quan tâm.

“Nếu phải nói thẳng thì số lượng câu hỏi khó trong kì thi lần này rất nhiều. Trong số những bài thi viết mà mấy đứa đã từng tham gia, đây chắc chắn là kì thi có độ khó cao nhất. Thế nhưng... Đó chỉ là nếu mấy đứa đang nhắm đến số điểm cao mà thôi. Bài thi lần này được soạn ra để một học sinh có học lực E dù không ôn tập đi nữa thì vẫn dễ dàng lấy được 150 điểm. Nếu bỏ ra vài ngày ôn tập thì 200 điểm cũng không có gì khó. Đây là bảng thống kê tham khảo...”

Nói rồi Chabashira trình chiếu một bảng số liệu đi kèm với học lực.

.

.

.

.

.

- Học lực E: 150 điểm ~ 200 điểm.

- Học lực D: 200 điểm ~ 250 điểm.

- Học lực C: 250 điểm ~ 300 điểm.

- Học lực B: 300 điểm ~ Khoảng 350 điểm.

- Học lực A: 350 điểm ~ Khoảng 400 điểm.

.

.

.

.

.

“Nếu như chuẩn bị kĩ lưỡng thì những điểm số trên hoàn toàn có thể đạt được. Thế nhưng nếu tự mãn mà lơ là, dĩ nhiên điểm số sẽ bị kém đi. Đừng quên điều đó.”

 Chabashira thêm lời nhắc nhở rằng đừng quá cả tin vào những nội dung đang hiện trên bảng.

“Bên cạnh đó, nếu nhìn vào phần học lực A sẽ lấy được cao nhất khoảng 400 điểm chắc mấy đứa cũng hiểu. Trong bài thi lần này chưa nói gì đến điểm tối đa, có lẽ sẽ không có học sinh nào vượt được mốc 90 điểm mỗi môn đâu.”

Câu nhận xét trên phần nào miêu tả được phần độ khó của kì thi lần này.

Trước mắt thì nếu hai người cùng hạng E bắt cặp với nhau, dù có cố cách nào đi nữa thì nguy cơ một người sẽ bị đuổi học là rất cao.

“Trên đây là những điểm đáng lưu ý trong Bài Thi Đặc Biệt được tổ chức trong tháng 4 này. Hãy quyết tâm mà thử thách bản thân đi.”

Sau đó là phần giải thích bằng miệng giới hạn chương trình của bài thi.

Nếu chuẩn bị những kiến thức đã học ở năm nhất đúng như những gì Chabashira nói, có lẽ sẽ không có vấn đề gì.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Tự dưng tối qua list nhạc trên youtube nhảy qua mấy bài mà Bray và Torai9 DISS sml con linh trưởng đầu trắng mấy ông ạ, nghe cuốn vl.

.

.

.

.

.

.

.

.

Kou khiêm tốn hiền lành nên chỉ nói bóng gió, nhưng ta thì không được như Kou nên ta nói thế này: "10k từ đã đủ để xem xét chưa?! Xem xong xét xong thì gáy lên cái!?" (by langtudien13)

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Chắc có nhiều ông muốn chê mà lại sợ tôi giận tôi delay đúng không, mấy ông khỏi lo. Cứ bung hết đi, tôi nhạy cảm dễ tổn thương lắm, tôi nhận hết.

Bình luận (56)
Báo cáo bình luận không phù hợp ở đây

56 Bình luận

TRANS
Trước giờ toàn chơi chế độ Eazy rồi thì giờ chơi Normal tí nhờ:))
Xem thêm
muốn cmt nhưng lại ko biết cmt j............
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
t fan Nah
Xem thêm
Thanks nhóm dịch <3
Xem thêm
Hay ❤️ Main mà đc điểm tối đa chắc gây cú sốc lắm :))
Xem thêm
chấm nhiều khó canh đọc quá =))
Xem thêm
Cám ơn ạ :v
Xem thêm
Tks trans nhe
Mà chấm vừa thoi mấy ô
Xem thêm
Tks ad nhìu
Xem thêm
muốn cmt nhưng lại ko biết cmt j............
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
dịch hay lắm, tks ad<3
Xem thêm
Đừng bắt chước ad, đó là độc quyền
Xem thêm
cáu ông này ghê toàn cách khoảng rộng v
Xem thêm